Cách phòng bệnh ung thư buồng trứng tốt nhất hiện nay
Các chuyên gia khuyến cáo, nữ giới cần nghiêm túc thực hiện tốt việc phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng. Bởi bệnh lý này gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản. Ngoài kiểm soát căng thẳng, ăn uống và sinh hoạt điều độ, thăm khám sức khỏe định kỳ thì còn rất nhiều các phòng bệnh khác cần lưu ý.
Ung thư buồng trứng là bệnh gì?
Ung thư buồng trứng là thuật ngữ đề cập đến sự xuất hiện của các khối u ác tính ở một hay cả hai bên buồng trứng. Khối u ác tính này hình thành từ các tế bào bất thường phát triển không theo nhu cầu hay sự kiểm soát của cơ thể.
Các tế bào ung thư có thể xâm lấn và khiến các mô cơ xung quanh bị phá hủy. Trường hợp không kiểm soát tốt thì chúng còn di căn đến các cơ quan xa khác. Từ đó gây ra tình trạng ung thư thứ phát tại các cơ quan này. Các thể ung thư buồng trứng có thể bao gồm:
- Ung thư biểu mô buồng trứng: Đặc trưng bởi tình trạng các tế bào ung thư phát triển từ một số tế bào trên bề mặt buồng trứng:
- Ung thư tế bào mầm: Là thể bệnh ung thư buồng trứng xuất phát từ các tế bào sản xuất ra trứng.
- Ngoài ra còn có thể ung thư buồng trứng có xuất phát từ các tế bào mô nâng đỡ buồng trứng.
Triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm thường không biểu hiện rõ ràng và điển hình. Điều này rất dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh phụ khoa khác. Cũng vì điều này mà việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là rất khó khăn. Tuy nhiên nếu có thể nhận biết sớm thì vẫn có khả năng chữa khỏi hoàn toàn hoặc nếu không tiên lượng sống cũng sẽ cao hơn.
Bệnh ung thư buồng trứng nếu để đến giai đoạn muộn mới phát hiện sẽ rất nguy hiểm. Lúc này các tế bào ung thư thường đã có xu hướng di căn tới nhiều cơ quan khác. Tiên lượng sống của người bệnh sẽ giảm xuống. Đồng thời cũng không còn khả năng trị khỏi bệnh hoàn toàn.
Tham khảo thêm: Ung thư buồng trứng tái phát là gì? Cách điều trị
10 Cách phòng bệnh ung thư buồng trứng tốt nhất hiện nay
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng. Chính vì vậy, vẫn chưa có các giải pháp giúp phòng ngừa bệnh lý này hoàn toàn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, nữ giới nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, thăm khám định kỳ…
Dưới đây là một số cách giúp phòng bệnh ung thư buồng trứng nên nghiêm túc thực hiện:
1. Tránh xa căng thẳng và stress
Căng thẳng, stress kéo dài ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe tổng thể. Đối với nữ giới, tình trạng này rất dễ gây rối loạn nội tiết tố. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động của các cơ quan bên trong hệ thống sinh sản.
Việc kiểm soát tốt căng thẳng, stress được cho là một cách giúp phòng bệnh ung thư buồng trứng hữu hiệu. Ngoài ra, điều này còn góp phần giúp thoải mái tinh thần, duy trì sức khỏe ổn định. Để kiểm soát tốt căng thẳng, nữ giới cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:
- Nên đi ngủ đúng giờ, đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng đồng hồ
- Tránh thức khuya sau 23 giờ, không làm việc nhiều, nhất là vào ban đêm. Bởi điều này có thể gây ảnh hưởng hoạt động hệ thần kinh, làm giảm chất lượng giấc ngủ.
- Mỗi khi bị căng thẳng đầu óc, nên áp dụng các giải pháp nghe nhạc, xem phim, ngồi thiền, đọc sách, tắm nước ấm… để giải tỏa.
- Giữ cho tinh thần luôn được vui vẻ và thoải mái, tránh suy nghĩ tiêu cực.
- Trường hợp bị căng thẳng kéo dài thì nên tìm gặp bác sĩ tâm lý để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
2. Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao
Để duy trì một sức khỏe tốt thì việc dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày là rất cần thiết. Đây còn là vấn đề đặc biệt rất quan trọng với việc phòng bệnh ung thư buồng trứng. Các chuyên gia cho biết, mỗi ngày dành ra khoảng 20 – 30 phút rèn luyện thể dục thể thao sẽ giúp ích rất nhiều.
Hoạt động thể chất đều đặn sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nâng cao sức đề kháng và điều hòa hormone. Đặc biệt nó còn giúp chị em phụ nữ duy trì một vóc dáng cân đối.
Tuy nhiên, phái nữ chỉ nên lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng. Tập yoga, chạy bộ, đi bộ, đạp xe là những gợi ý rất tốt. Tập luyện thể thao hằng ngày còn giúp cho nữ giới có tinh thần thoải mái hơn. Đồng thời mang đến cơ thể dẻo dai, săn chắc và một sức khỏe tốt.
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn uống lành mạnh chính là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp duy trì sức khỏe tốt. Và đây cũng là một cách nên thực hiện để giúp phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng ở nữ giới.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng với các thực phẩm hữu ích sẽ đảm bảo được hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện thể trạng, nâng cao khả năng miễn dịch.
Dưới đây là một số nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng chế độ ăn uống:
- Bổ sung đầy đủ thành phần dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Bao gồm cả vitamin, chất đạm, khoáng chất, bột đường và chất béo.
- Uống đủ nước mỗi ngày, tốt nhất là khoảng từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Ngoài nước lọc thì người bệnh còn có thể bổ sung thêm các loại nước ép từ rau củ quả tươi.
- Cần đảm bảo việc duy trì chế độ cân bằng. Tăng cường ăn cá, rau xanh cùng với các loại hoa quả tươi. Nên hạn chế tiêu thụ nhiều thịt, nhất là thịt đỏ.
- Nên dùng các loại dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật thay thế cho việc sử dụng mỡ động vật.
- Tránh ăn các loại thực phẩm muối chua, đồ ăn chế biến sẵn hay các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa. Các loại đồ ăn cay nóng, chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, muối đường cũng không nên tiêu thụ.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia, tiêu thụ các thức uống có gas, có cồn và chất kích thích.
- Để cơ thể có khả năng hấp thụ dưỡng chất tốt hơn thì người bệnh nên chú ý chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
Các chuyên gia đánh giá, ăn uống lành mạnh chính là cách tự nhiên tốt nhất có khả năng hỗ trợ phòng bệnh ung thư buồng trứng. Ngoài ra còn giúp nữ giới duy trì sức khỏe tốt, tăng cường đề kháng và chức năng miễn dịch.
Tham khảo thêm: Bị ung thư buồng trứng có nên mang thai và sinh con?
4. Kiểm soát tốt cân nặng
Số liệu từ các khảo sát cho thấy rằng, nữ giới bị thừa cân – béo phì sẽ có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao hơn những nữ giới khác. Vì vậy muốn phòng ngừa bệnh lý này thì kiểm soát tốt cân nặng là vấn đề nên thực hiện.
Nếu đang gặp phải tình trạng bị thừa cân – béo phì thì nữ giới hãy sớm xây dựng kế hoạch giảm cân. Việc ăn uống và tập luyện khoa học nhất định sẽ giúp ích. Ngoài ra, nếu bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch giảm cân thì có thể tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ dinh dưỡng.
Tuyệt đối không giảm cân bằng cách sử dụng thuốc hay trà giảm cân có bày bán trên thị trường hiện nay. Các sản phẩm này rất dễ gây ra tác dụng ngoại ý, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt là khi bạn không may mua phải hàng kém chất lượng.
5. Kéo dài thời gian cho con bú
Các chuyên gia cho biết, việc nuôi con bằng sữa mẹ ngoài tốt cho sức khỏe thai nhi mà còn đặc biệt hữu ích với sức khỏe sản phụ. Nhiều nghiên cứu đã tìm được mối liên quan giữa việc kéo dài thời gian cho con bú với hiệu quả phòng bệnh ung thư buồng trứng.
Duy trì việc cho con bú kéo dài trên 6 tháng sẽ giúp cho tuyến vú tiết nhiều oxytocin hơn. Từ đó có khả năng thúc đẩy quá trình sản xuất các hormone sinh dục. Điều này được cho là có thể ngăn ngừa sự hình thành của những tế bào bất thường bên trong cơ thể.
6. Dùng thuốc tránh thai sau tuổi sinh nở
Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo, phụ nữ sau khi kết thúc việc sinh nở nên áp dụng giải pháp tránh thai bằng cách uống thuốc tránh thai. Loại thuốc này có thể ức chế sự rụng trứng của buồng trứng. Đồng thời hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng hiệu quả hơn.
Số liệu của một vài khảo sát ghi nhận, phụ nữ uống thuốc tránh thai hằng ngày trong 5 – 10 năm sẽ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng thấp hơn khoảng 50% so với những phụ nữ không áp dụng giải pháp tránh thai này.
7. Thận trọng khi dùng thuốc chứa hormone
Các loại thuốc an thần, thuốc chữa vô sinh – hiếm muộn hay thuốc điều hòa kinh nguyệt thường sẽ chứa hormone. Uống các thuốc này thường xuyên sẽ làm mấy cân bằng hoạt động điều hòa các loại hormone tự nhiên bên trong cơ thể.
Trong khi đó, rối loạn hormone được xác định là một trong những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng hoặc các bệnh lý có liên quan đến cơ quan sinh sản của phụ nữ. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc có chứa hormone thì chị em cần cẩn trọng và tuân thủ chỉ định từ bác sĩ.
8. Điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa
Để có thể phòng bệnh ung thư buồng trứng hiệu quả thì các cơ quan sinh sản nữ phải được bảo vệ và luôn ở trong trạng thái khỏe mạnh. Nếu mắc các bệnh ý phụ khoa thì nữ giới cần nghiêm túc điều trị triệt để. Đặc biệt là các bệnh viêm nhiễm ở buồng trứng, cổ tử cung hay tử cung nếu kéo dài dai dẳng đều có nguy cơ dẫn tới ung thư.
Trường hợp phát hiện các dấu hiệu bất thường tại vùng kín như ngứa ngáy, xuất huyết, ra khí hư bất thường, đau khi giao hợp thì chị em nên thăm khám ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó đưa ra giải pháp can thiệp điều trị đúng đắn và kịp thời.
9. Phẫu thuật dự phòng ung thư buồng trứng
Số liệu thống kê ghi nhận rằng, có khoảng 10% số ca bệnh ung thư buồng trứng hiện nay là có liên quan tới đột biến di truyền. Nếu nữ giới có tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng hoặc các đột biến gen thì bác sĩ có thể cho lời khuyên phẫu thuật để dự phòng nguy cơ mắc bệnh. Việc cân nhắc cắt buồng trứng hay cắt cả ống dẫn trứng còn tùy thuộc vào mức độ của nguy cơ.
Tham khảo thêm: Ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không?
10. Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ
Đa phần chị em phụ nữ đều có tâm lý rất chủ quan khi cơ thể không nhận thấy các biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm thường không gây ra triệu chứng. Hoặc có thể gây ra các triệu chứng nhưng không rõ ràng và điển hình.
Chính vì vậy, nữ giới nên chủ động trong việc thăm khám sức khỏe định. Điều này đặc biệt quan trọng với quá trình phòng bệnh ung thư buồng trứng. Theo khuyến cáo, nữ giới nên thăm khám phụ khoa đều đặn 6 tháng/ lần. Ngoài phát hiện các bất thường nếu có từ bên trong thì đây là một cách giúp phòng bệnh ung thư buồng trứng hiệu quả.
Bài viết đã chia sẻ các cách phòng bệnh ung thư buồng trứng hiệu quả. Chị em nên nghiêm túc thực hiện tốt để ngăn ngừa ảnh hưởng của bệnh lý này đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản. Tuyệt đối không được chủ quan, trường hợp có triệu chứng của bệnh thì cần thăm khám càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm
- Tầm soát ung thư buồng trứng là gì? Điều cần biết
- Ung thư buồng trứng nên ăn gì, kiêng gì giảm bệnh?