Phẫu thuật ung thư buồng trứng khi nào? Chi phí, phương pháp

Phẫu thuật ung thư buồng trứng có thể nói là phương pháp được ưu tiên thực hiện điều trị căn bệnh ác tính này. Người bệnh có thể bị cắt bỏ một hoặc cả hai buồng trứng để loại bỏ khối ung thư. Bên cạnh đó, nếu các bộ phận lân cận khác bị ảnh hưởng cũng sẽ được cắt bỏ nhằm kiểm soát sự lây lan của bệnh. Vậy, phương pháp phẫu thuật ung thư buồng trứng gồm những gì? Chi phí điều trị ra sao? Thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Khi nào cần thực hiện phẫu thuật ung thư buồng trứng?

Ung thư buồng trứng hình thành khi buồng trứng xuất hiện các tế bào ác tính, tạo nên khối u chèn ép lên các bộ phận, dây thần kinh. Khi phát triển lớn hơn, các khối u bắt đầu di căn gây hại cho cơ thể, đe dọa sức khỏe sinh sản cũng như tính mạng của phụ nữ.

Phẫu thuật ung thư buồng trứng khi nào? Chi phí, phương pháp
Phẫu thuật ung thư buồng trứng khi nào?

Bệnh có 4 giai đoạn tiến triển từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, các triệu chứng lại khá tương đồng với nhiều chứng bệnh khác. Do đó, người bệnh rất khó phát hiện ung thư ngay từ giai đoạn đầu. Trường hợp kịp thời điều trị sẽ có khả năng hồi phục cao và tránh được nhiều biến chứng.

Trong các biện pháp điều trị ung thư buồng trứng, phẫu thuật được cho là phương pháp được ưu tiên thực hiện, nhất là đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn 1 và 2. Phẫu thuật ung thư buồng trứng thực chất là phương pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định gần như cho mọi trường hợp buồng trứng xuất hiện tế bào ác tính.

Thông qua phẫu thuật, bác sĩ thực hiện sẽ giúp người bệnh loại bỏ các khối u, cùng với các mô xung quanh có bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư. Tùy từng tình trạng lây lan mà người bệnh có thể bị cắt bỏ 1 bên buồng trứng hoặc cả hai. Bên cạnh đó, nếu hạch bạch huyết, các cơ quan lân cận có hiện tượng di căn cũng sẽ được loại bỏ một phần hay toàn bộ.

Khi nào cần thực hiện phẫu thuật ung thư buồng trứng?
Thông thường phương pháp phẫu thuật ung thư buồng trứng được chỉ định điều trị cho người bệnh ở giai đoạn 1,2

Như đã đề cập, phương pháp này thường được ưu tiên thực hiện cho người bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn đầu và giai đoạn thứ 2. Trường hợp bệnh đã chuyển tiến sang giai đoạn muộn, người bệnh sẽ được truyền hóa chất hoặc phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót. Tuy nhiên, đối với trường hợp ung thư đã di căn đến các cơ quan xa, rộng khắp sẽ không thể thực hiện biện pháp phẫu thuật ung thư buồng trứng.

Tham khảo thêm: Bị ung thư buồng trứng có nên mang thai và sinh con?

Phương pháp phẫu thuật ung thư buồng trứng gồm những gì?

Phẫu thuật ung thư buồng trứng là biện pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng nhằm giúp bệnh nhân loại bỏ khối ung thư ra khỏi cơ thể. Hiện nay, có rất nhiều hướng phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng thực tế của từng người bệnh. 

Cụ thể, dựa vào vị trí khối u, giai đoạn ung thư, loại ung thư, mức độ lây lan của các tế bào ác tính và hiện trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chọn hướng phẫu thuật phù hợp nhất. Bác sĩ và bệnh nhân sẽ trao đổi cụ thể để hiểu rõ về lợi ích, rủi ro có thể xảy ra nếu tiến hành phẫu thuật, chuẩn bị tâm lý thật tốt để việc điều trị diễn ra suôn sẻ.

Nếu phụ nữ bị ung thư buồng trứng mong muốn sinh con, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này. Bởi, việc phẫu thuật loại bỏ ung thư có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, có thể gây vô sinh cho nữ giới do 1 bên hoặc toàn bộ buồng trứng bị cắt bỏ. Để hiểu hơn về phương pháp này, dưới đây là các hướng phẫu thuật điều trị cụ thể:

Phẫu thuật một bên buồng trứng 

Thông thường, phẫu thuật cắt bỏ một buồng trứng sẽ được tiến hành nếu người bệnh phát hiện ung thư ngay từ giai đoạn đầu. Lúc này, bác sĩ chỉ mới nhận diện được tế bào ung thư xuất hiện ở một bên buồng trứng.

Phẫu thuật tiến hành cắt bỏ buồng trứng ung thư, có thể cắt cả ống dẫn trứng nối liền để loại bỏ triệt để nguy cơ di căn. Buồng trứng khỏe mạnh còn lại vẫn được giữ. Người bệnh có thể vẫn tiếp tục thụ thai và sinh con trong trương lai.

Phương pháp phẫu thuật ung thư buồng trứng gồm những gì?
Giai đoạn chưa di căn, bệnh nhân ung thư buồng trứng có thể bị cắt bỏ một bên buồng trứng

Phẫu thuật hai bên buồng trứng

Trường hợp tế bào ung thư đã lây lan sang cả hai buồng trứng, lúc này bệnh nhân bắt buộc phải chấp nhận cắt bỏ cả hai buồng trứng. Nếu bệnh nhân còn trẻ, còn muốn sinh con, bác sĩ sẽ tư vấn để giữ lại phôi hoặc trứng bằng biện pháp đông lạnh để bảo quản.

Sau này, nếu mong muốn mang thai, biện pháp phẫu thuật cấy ghép phôi và trứng vào tử cung sẽ được tiến hành. Bên cạnh đó, người bệnh ung thư nếu muốn sinh con vẫn có thể sử dụng trứng được hiến tặng để thực hiện cấy ghép theo tư vấn của người có chuyên môn.

Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, hạch bạch huyết

Tế bào ung thư từ buồng trứng có thể di căn sang hạch bạch huyết trong khung chậu. Nếu người bệnh rơi vào trường hợp này, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện phương pháp phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. Song song đó, người thực hiện giải phẫu sẽ bóc tách, loại bỏ cả hạch bạch huyết đang bị ảnh hưởng bởi ung thư.

Tham khảo thêm: Ung thư buồng trứng tái phát là gì? Cách điều trị

Phẫu thuật buồng trứng và tử cung

Tình trạng di căn của bệnh ung thư vào giai đoạn muộn có thể gây hại cho tử cung phụ nữ. Lúc này, ngoài phẫu thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng, ống dẫn trứng, người bệnh còn cần loại bỏ cả phần tử cung bị ảnh hưởng. Đây là cách tốt nhất để ngăn chặn tế bào ung thư phát triển lan rộng. Tuy nhiên, việc cắt tử cung sẽ khiến phụ nữ mất hoàn toàn khả năng mang thai sau này.

Phẫu thuật cắt buồng trứng và các bộ phận khác

Trường hợp tế bào ung thư đã lan rộng đến ruột già, trực tràng hay đại tràng, các bộ phận này có thể bị cắt bỏ. Bên cạnh đó, những cơ quan khác như gan, bàng quang, lá lách nếu có hiện tượng di căn bởi ung thư buồng trứng cũng có khả năng bị loại bỏ.

Phương pháp phẫu thuật ung thư buồng trứng gồm những gì?
Các bộ phận bị ung thư buồng trứng lây lan ảnh hưởng sẽ bị cắt bỏ

Sau khi tiến hành phẫu thuật, thông thường các mô, chất lỏng bị bóc tách khỏi cơ thể sẽ được mang đi kiểm tra. Công đoạn này giúp bác sĩ nhận diện loại ung thư buồng trứng. Nếu cần thiết, người bệnh sẽ phải kèm theo hóa trị hậu phẫu để tiêu diệt hoàn toàn những tế bào ác tính còn sót lại.

Quy trình tiến hành phẫu thuật ung thư buồng trứng

Thông qua thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ung thư buồng trứng cho người bệnh theo quy trình sau:

Bước chuẩn bị tiền phẫu thuật:

  • Người bệnh được bác sĩ kiểm tra tình trạng toàn thân, thăm khám nhằm xác định mức độ của bệnh, kết hợp với các phương pháp kiểm tra thêm các bệnh lý khác. 
  • Sau đó, người bệnh sẽ được trao đổi những rủi ro cũng như biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật. Đây là bước giúp người thân và bệnh nhân hiểu rõ, chuẩn bị tinh thần trước khi tiến hành giải phẫu loại bỏ ung thư.
  • Bệnh nhân được nhân viên y tế hướng dẫn việc vệ sinh thân thể, tháo thụt phân, đồng thời sử dụng loại dung dịch sát khuẩn tắm nhằm loại bỏ dị nguyên trên da.
  • Thông thường, trước khi tiến hành phẫu thuật ung thư buồng trứng, bệnh nhân phải nhịn ăn liên tục trong suốt 8 giờ đồng hồ. 
  • Về phần nhân viên y tế, họ sẽ chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trước khi thực hiện phẫu thuật theo đúng quy định.
Quy trình tiến hành phẫu thuật ung thư buồng trứng
Quy trình tiến hành phẫu thuật ung thư buồng trứng

Bước thực hiện phẫu thuật: Người bệnh được tiêm thuốc gây mê trước khi điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tiếp theo đó là các bước thực hiện như sau:

  • Bác sĩ giải phẫu sử dụng dụng cụ y tế chuyên dụng để rạch mở một đường dọc theo đường trắng nằm bên trên hoặc dưới rốn bệnh nhân.
  • Tiến hành thăm dò ổ bụng, đồng thời lấy dịch bụng xét nghiệm, đánh giá khối u.
  • Loại bỏ một bên hoặc cả hai bên buồng trứng, cùng với ống dẫn trứng.
  • Tử cung, mạc nối lớn được cắt bỏ, hạch chậu được vét sạch nếu các cơ quan này có dấu hiệu bị ung thư xâm lấn.
  • Sau cùng người thực hiện sẽ khâu đóng ổ bụng của người bệnh.

Người bệnh sau khi trải qua phẫu thuật ung thư buồng trứng sẽ được chuyển đến phòng hồi sức. Tại đây, người bệnh sẽ được theo dõi thêm, chờ cho thuốc gây mê hoàn toàn hết tác dụng, người bệnh lấy lại sự tỉnh táo sẽ được đưa trở lại phòng nội trú để tiếp tục quan sát diễn tiến điều trị.

Tham khảo thêm: Chưa quan hệ có bị ung thư buồng trứng không?

Những biến chứng hậu phẫu ung thư buồng trứng

Phẫu thuật là phương pháp xâm lấn nên có thể gây ra một số biến chứng sau khi điều trị. Đối với mổ hở, bệnh nhân có thể bị mất nhiều máu hơn so với người thực hiện mổ nội soi ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, khi loại bỏ một bộ phận ra khỏi cơ thể, người bệnh hoàn toàn không thể tránh khỏi được cảm giác đau.

Thường từ một cho đến hai ngày đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc gây tê cục bộ tiêm vào bụng hoặc cột sống để giảm cảm giác đau. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau cũng được sử dụng thông qua truyền tĩnh mạch. Nếu các cơn đau được kiểm soát tốt, sức khỏe người bệnh sẽ có chiều hướng cải thiện nhanh chóng hơn, giúp chị em sớm trở lại sinh hoạt.

Những biến chứng hậu phẫu ung thư buồng trứng
Một vài biến chứng sau phẫu thuật ung thu buồng trứng có thể xảy ra

Ngoài ra, giai đoạn hậu phẫu, một số trường hợp sẽ bị táo bón. Người bệnh cần sử dụng thêm thuốc theo đơn của bác sĩ để giúp nhuận tràng. Không những thế, chị em nên uống nhiều nước để việc tống chất thải ra ngoài thuận lợi hơn. Để tránh bị nhiễm trùng vết mổ, người bệnh cần chăm sóc, vệ sinh đúng cách.

Phương pháp chăm sóc, theo dõi người bệnh sau phẫu thuật buồng trứng

Sau khi trải qua điều trị phẫu thuật ung thư buồng trứng, người bệnh cần ở lại bệnh viện thêm vài ngày. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ theo dõi huyết động, tình trạng vết mổ và sự hồi phục sức khỏe của bệnh nhân. Đây là việc cần làm nhằm đảm bảo chắc chắn người bệnh không gặp các biến chứng xấu.

Thông thường, bệnh nhân vẫn phải truyền thêm nước, giảm đau và các loại thuốc bổ trợ khác qua đường tĩnh mạch. Song song đó, bàng quang có ống thông dẫn nước tiểu ra ngoài một cái túi nhỏ theo bên người. Mỗi ngày, người bệnh sẽ được tiêm thuốc giúp máu loãng hơn, tránh nguy cơ đông máu. 

Bên cạnh đó, đối với vấn đề chăm sóc người bệnh cũng nên được tiến hành theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Một số vấn đề cả người bệnh và người thân cần lưu ý như:

  • Chăm sóc vết mổ: Sau phẫu thuật, một số người sẽ gặp tình trạng vết mổ vẫn bị chảy máu nhẹ. Tình trạng này sẽ dần hết trong khoảng 14 ngày. Người bệnh và người thân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách thức vệ sinh vết mổ, thay băng theo các bước bài bản trước khi xuất viện để tránh vết thương bị nhiễm trùng.
  • Nghỉ ngơi: Người bệnh cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh sau khi phẫu thuật, bảo vệ vết mổ giúp nó mau lành. Bên cạnh đó, để sức khỏe cải thiện tốt hơn, người bệnh có thể ngồi thiền, thực hiện thư giãn với các kỹ thuật phù hợp giúp tinh thần được thư thái hơn.
  • Tránh tự lái xe: Sau khi phẫu thuật, trong 1 tuần người bệnh không nên tự mình lái xe hoặc điều khiển bất kỳ phương tiện giao thông. Bởi, việc này có thể khiến cho quá trình phục hồi vết mổ bị cản trở. Bên cạnh đó, cơ thể người bệnh không thể đáp ứng được những chuyển động mạnh, không đảm bảo an toàn cho bản thân và những người cùng tham gia giao thông khác.
  • Sắp xếp công việc: Để cơ thể có thời gian phục hồi tốt nhất, người bệnh nên nghỉ phép trong khoảng 1 tháng hoặc lâu hơn tùy theo tính chất công việc.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp quá trình phục hồi vết thương sau phẫu thuật tốt hơn. Bên cạnh đó, nếu cơ thể nạp đủ dinh dưỡng, người bệnh sẽ phòng tránh được nguy cơ biến chứng hậu phẫu. Tập trung cân bằng thực phẩm tốt, uống đủ nước mỗi ngày để tế bào tái tạo thuận lợi hơn.
  • Tắm rửa đúng cách: Bệnh nhân không nên ngâm mình trong bồn tắm, thay vào đó nên tắm dưới vòi hoa sen. Trường hợp vết mổ chưa lành da non nên tránh dính nước trong khi tắm. Từ 4 – 6 tuần hậu phẫu tránh bơi lội ở các hồ bơi chung.
  • Quan hệ tình dục: Người trải qua phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng phải kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 6 tuần. Bởi những va chạm trong lúc giao hợp có thể làm cho vết mổ bị tổn thương, viêm nhiễm.
  • Luyện tập thể dục: Việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, nhất là tránh tình trạng dính ruột nguy hiểm. Do đó, sau khi đã bớt đau, người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng, khi sức khỏe khá hơn có thể tăng cường độ luyện tập. 

 

Phương pháp chăm sóc, theo dõi người bệnh sau phẫu thuật buồng trứng
Phương pháp chăm sóc, theo dõi người bệnh sau phẫu thuật buồng trứng

Chăm sóc tốt sẽ giúp người bệnh tránh được một vài biến chứng sau khi phẫu thuật cắt khối u buồng trứng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có cơ hội phục hồi nhanh chóng hơn, sớm sinh hoạt lại như bình thường.

Tham khảo thêm: Tầm soát ung thư buồng trứng là gì? Điều cần biết

Chi phí phẫu thuật ung thư buồng trứng là bao nhiêu?

Chi phí phẫu thuật ung thư buồng trứng bao nhiêu? Hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi bệnh ung thư là nhóm bệnh nguy hiểm, người bệnh phải tốn nhiều chi phí điều trị. Thậm chí quá trình điều trị có thể diễn ra trong thời gian dài, đến suốt đời. Tuy nhiên, không có con số chính xác để giải đáp vấn đề này.

Bởi, có rất nhiều yếu tố quyết định chi phí điều trị, từ dịch vụ, chất lượng cơ sở y tế, mức độ di căn,…Do đó, người bệnh nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe. Thông thường, chi phí phẫu thuật ung thư buồng trứng sẽ dao động từ 120.000.000 VNĐ cho đến 200.000.000 VNĐ. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị để được tư vấn chi tiết.

Phẫu thuật ung thư buồng trứng là biện pháp điều trị ngoại khoa thường được áp dụng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu. Để tránh những rủi ro không mong muốn, người bệnh và người chăm sóc nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

Có thể bạn quan tâm

Thế nào là ung thư buồng trứng di căn?

Ung thư buồng trứng di căn khi nào? Điều cần biết

Ung thư buồng trứng di căn xuất hiện ở giai đoạn cuối, tuy nhiên cũng có một số người bệnh...

Mức độ nguy hiểm của căn bệnh ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không?

Ung thư buồng trứng chữa khỏi được không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Có thể nói, căn bệnh...

Ung thư buồng trứng tái phát là gì? Cách điều trị

Ung thư buồng trứng tái phát dễ gặp ở những người có tiền sử mắc bệnh, đặc biệt là những...

Độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng cần cảnh giác!

Độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng nhất là độ tuổi sinh sản, phụ nữ mãn kinh và tiền...

Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?

Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?

Ung thư buồng trứng có lây không, có di truyền không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ....

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Lê thanh tùngLê thanh tùng says: Trả lời

    Dạ bác sĩ cho con hỏi mẹ con bị u buồng trứng mà đã di căn và đang đều trị ở bệnh viện Nguyễn đình chiểu giờ con muốn đưa mẹ lên BV ung bướu thành phố nhưng mà hoàn cảnh nhà con khó khăn ko biết là chi phí để đều trị là bao nhiêu mong bác sĩ tư vấn giúp con

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *