Chưa quan hệ có bị ung thư buồng trứng không?
Chưa quan hệ có bị ung thư buồng trứng không là vấn đề chung được nhiều nữ giới quan tâm. Nguyên nhân là do ung thư buồng trứng là căn bệnh có mức độ nguy hiểm cao, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản và có khả năng gây tử vong. Mặt khác, bệnh khá phổ biến, chiếm khoảng 3% trường hợp nữ giới bị ung thư. Trong đó chủ yếu là những người phụ nữ ở tuổi trung niên và nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản.
Những đối tượng nguy cơ của bệnh ung thư buồng trứng
Theo kết quả thống kê, bệnh ung thư buồng trứng ít phổ biến hơn so với bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư vú. Tuy nhiên khi xét về đối tượng nguy cơ, bệnh ung thư buồng trứng có khả năng xuất hiện ở nhiều đối tượng thuộc nhiều nhóm tuổi khác nhau.
Cụ thể:
- Phụ nữ trung niên: Phụ nữ trung niên thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh ung thư buồng trứng nhất, đặc biệt là những người phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Trong khi đó số lượng nữ giới mắc bệnh ung thư buồng trứng trước 30 tuổi tương đối thấp. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể xảy ra ở những bé gái đang trong độ tuổi dậy thì và trẻ em.
- Tiền sử bản thân: Bệnh ung thư buồng trứng thường xảy ra ở những người phụ nữ có tiền sử viêm nhiễm đại tràng hoặc mắc bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Kết quả nghiên cứu cho thấy khối u ác tính có thể hình thành ở buồng trứng khi những cơ quan bị tổn thương, viêm nhiễm hay mắc bệnh ung thư không được điều trị sớm khiến các tế bào tự do xuất hiện.
- Tiền sử gia đình: Có khoảng 5 – 10% trường hợp nữ giới bị ung thư buồng trứng do xảy ra hiện tượng đột biến gen di truyền, đặc biệt là những cá thể có gen BRCA1 và BRCA2. Chính vì thế nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng ở nữ giới sẽ cao hơn khi trong gia đình có bà hoặc mẹ mắc bệnh.
- Cân nặng: Những người phụ nữ rơi vào tình trạng thừa cân béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh cao. Nguyên nhân là do lúc này chức năng của buồng trứng đã bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho những tế bào ác tính xuất hiện.
- Yếu tố đời sống: Những người có đời sống tình dục phóng thoáng, quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su, quan hệ tình dục với nhiều người…), thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn nhiều thực phẩm chứa chất bảo quản, thức ăn nhanh, rau củ muối chua… sẽ làm tăng nguy cơ phát triển mất kiểm soát của những tế bào, dẫn đến ung thư. Ngoài ra việc sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học còn làm ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản của nữ giới và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
- Không mang thai: Nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng sẽ cao hơn ở những người phụ nữ sinh con muộn hoặc không sinh con.
- Bệnh ở cổ tử cung: Những bệnh lý xảy ra ở cổ tử cung sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Cụ thể như lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang. Ngoài ra nguy cơ bị ung thư cũng tăng cao khi nữ giới lạm dụng thuốc ngừa thai hoặc những loại thuốc thay thế nội tiết khác khiến cổ tử cung và buồng trứng bị tổn thương.
Tham khảo thêm: Cách điều trị bệnh ung thư buồng trứng bằng đông y
Chưa quan hệ có bị ung thư buồng trứng không?
Chưa quan hệ có bị ung thư buồng trứng không là vấn đề chung được nhiều nữ giới quan tâm. Theo các chuyên gia, bệnh ung thư buồng trứng có thể xảy ra ở những người chưa từng quan hệ tình dục nhưng rất ít gặp.
Bệnh ung thư buồng trứng xảy ra khi nữ giới mắc phải những bệnh lý hoặc yếu tố có khả năng kích thích số lượng đột biến gen có sẵn trong cơ thể của người phụ nữ. Trong đó mang thai và quan hệ tình dục là một trong những điều kiện thuận lợi khiến tình trạng này xuất hiện. Nhất là khi nữ giới hoạt động tình dục sớm, quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc quan hệ với nhiều người sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục.
Cơ quan sinh dục mắc bệnh hoặc bị viêm nhiễm sẽ làm suy giảm chức năng của buồng trứng, kích thích và tạo điều kiện cho sự phát triển bất bình thường của những tế bào. Đồng thời khiến số lượng tế bào ác tính nhân lên và khối u phát triển mạnh.
Ở thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin cụ thể chứng minh về việc những người phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục (không có tiền sử bản thân bị viêm nhiễm và tiền sử gia đình bị ung thư) có mắc bệnh ung thư buồng trứng hay không (ung thư dạng tự phát).
Tuy nhiên thực tế, các báo cáo cho thấy rằng đã có một số trường hợp bị ung thư buồng trứng có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi, thậm chí từ 7 – 10 tuổi mặc dù những trường hợp này chiếm tỉ lệ không cao. Điều này liên quan đến nhiều yếu tố tác động. Vì thế có thể nói bệnh ung thư buồng trứng có khả năng xảy ra ở mọi đối tượng.
Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng ở nữ giới chưa quan hệ tình dục
Ở giai đoạn sớm, ung thư buồng trứng chủ yếu là ung thư tế bào mầm. Các tế bào ác tính hình thành và phát triển từ những tế bào mang nhiệm vụ sản sinh ra trứng. Khi chức năng và các hoạt động bình thường của trứng và những tế bào tạo ra trứng không được đảm bảo, các tế bào tự do sẽ được sản xuất và phát triển một cách bất bình thường vượt khỏi sự kiểm soát của cơ thể. Từ đó khiến bệnh ung thư xuất hiện.
Đa số những bệnh nhân bị ung thư tế bào mầm đều liên quan đến chức năng của các cơ quan sinh dục. Không chỉ phụ nữ, nam giới cũng có khả năng bị ung thư tế bào mầm. Đối với nam giới vị trí ảnh hưởng là tinh hoàn hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Thông thường ung thư tế bào mầm có thể xảy ra và làm ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em, những người chưa quan hệ tình dục hoặc đã quan hệ tình dục trước đó, phụ nữ sinh nở hoặc chưa mang thai.
Ngoài ra nguyên nhân gây ung thư buồng trứng ở nữ giới chưa quan hệ tình dục có thể liên quan đến yếu tố cơ địa và yếu tố di truyền. Cụ thể, nếu cơ thể chứa những gen đột biến di truyền từ mẹ bị ung thư hoặc những người khác trong gia đình mắc bệnh thì khả năng bị ung thư buồng trứng của người con sẽ tăng cao. Đối với trường hợp này, bệnh có thể tiến triển ở bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi chưa từng quan hệ tình dục.
Bên cạnh đó nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn khi nữ giới mắc các bệnh phụ khoa thường gặp ở tuổi dậy thì nhưng không được điều trị đúng cách hoặc không chữa trị. Cụ thể như viêm âm đạo hoặc viêm niệu đạo lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn cùng tình trạng viêm nhiễm lan rộng đến buồng trứng và nhiều cơ quan khác dẫn đến viêm nhiễm ở buồng trứng, viêm nhiễm cổ tử cung, u nang nhiễm khuẩn. Từ đó xuất hiện viêm loét khiến các tế bào tăng sinh bất thường và gây ung thư.
Mặt khác, những vấn đề và bệnh lý thường xảy ra ở nhóm phụ nữ trẻ tuổi như rối loạn kinh nguyệt, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, chức năng tuyến giáp suy giảm, lạm dụng thuốc điều hòa nội tiết tố… sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao.
Tham khảo thêm: Ung thư buồng trứng tái phát là gì? Cách điều trị
Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư buồng trứng ở nữ giới chưa quan hệ
Nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng có thể được chẩn đoán thông qua kết quả kiểm tra phụ khoa trong những đợt thăm khám thông thường. Ngoài ra kết quả chẩn đoán sẽ trở nên chính xác hơn khi nữ giới thực hiện các kỹ thuật tầm soát ung thư ở độ tuổi từ 18 đến 40, nên thực hiện ngay cả khi chưa từng quan hệ tình dục. Điều này sẽ giúp nữ giới sớm phát hiện bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Đối với những người phụ nữ thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh ung thư buồng trứng như đã quan hệ tình dục, có thai muộn, có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh ung thư, phụ nữ trung niên… bạn cần tiến hành tầm soát ung thư mỗi 6 tháng/ lần. Đối với nữ giới chưa quan hệ tình dục, bạn có thể tiến hành thăm khám và tầm soát ung thư khoảng 1 năm/ lần.
Cần thận trọng khi có dấu hiệu tăng cân bất thường, thường xuyên bị táo bón, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng… Nguyên nhân là do những biểu hiện này đều là những triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng nhưng dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với tình trạng rối loạn đường tiêu hóa.
Hiện nay để chẩn đoán u tế bào mầm cho những người phụ nữ trẻ, nữ giới đang trong độ tuổi dậy thì, chưa quan hệ tình dục, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm và thăm dò. Điển hình như xét nghiệm máu.
Kết quả xét nghiệm máu cho phép bác sĩ kiểm tra và đánh giá khả năng phát triển thành ung thư của các tế bào. Bởi việc thực hiện xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ định lượng nồng độ protein tồn tại trong máu (dấu hiệu khối u có mặt trong những tế bào mầm – AFP, HCG, LDH).
Ngoài ra xét nghiệm máu sẽ được chỉ định kết hợp với phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT và chụp X-quang để kiểm tra và tầm soát ung thư.
Biện pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng ở người trẻ
Không giống với ung thư cổ tử cung, bệnh ung thư buồng trứng không có vắc xin phòng bệnh. Bên cạnh đó bệnh có tiến triển âm thầm và dễ gây nhầm lẫn với tình trạng rối loạn đường tiêu hóa và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên nữ giới có thể tầm soát ung thư định kỳ để sớm phát hiện bệnh lý và có hướng điều trị thích hợp nhất.
Ngoài ra nữ giới có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở ung thư buồng trứng bằng giữ gìn vệ sinh vùng kín, áp dụng chế độ ăn uống khoa học và chế độ sinh hoạt hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục.
1 Giữ gìn vệ sinh vùng kín đúng cách
Vệ sinh vùng kín đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ viêm nhiễm bộ phận sinh dục, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập từ âm đạo vào sâu bên trong cổ tử cung và buồng trứng. Từ đó giúp bảo vệ các cơ quan sinh sản, giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư, trong đó có ung thư buồng trứng.
Chính vì thế nữ giới cần đảm bảo tắm rửa và vệ sinh vùng kín mỗi ngày, giữ vùng kín luôn khô thoáng và sạch sẽ bằng cách thường xuyên thay quần loét và dùng dung dịch vệ sinh vùng kín phù hợp. Bên cạnh đó nữ cần quan hệ tình dục an toàn, tránh sử dụng chung quần áo hay vật dụng cá nhân của người khác để phòng ngừa viêm nhiễm.
Tham khảo thêm: Phẫu thuật ung thư buồng trứng khi nào? Chi phí, phương pháp
2. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học chính là một trong những biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng hiệu quả. Cụ thể nữ giới cần thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất xơ, axit béo omega-3, vitamin (đặc biệt là vitamin C) để nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch, sức đề kháng, bảo vệ cơ thể và sức khỏe. Đồng thời giúp phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập và hạn chế sự phát triển quá mức của những tế bào ung thư.
Ngoài ra bạn cần thường xuyên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng những loại rau củ quả, rau xanh, trái cây có màu sắc đa dạng, cá, thịt trắng, các loại hạt, các loại đậu, dầu thực vật, trứng… Bên cạnh đó bạn cần hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, chất béo động vật có trong nội tạng, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn… Vì đây đều là những loại thực phẩm có khả năng kích thích sự hình thành của khối u.
3. Chế độ sinh hoạt phù hợp, thường xuyên luyện tập thể dục
Chế độ sinh hoạt phù hợp, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao có thể giúp nữ giới nâng cao sức đề kháng, sức khỏe tổng thể và tăng khả năng phòng chống bệnh tật. Ngoài ra đối với nữ giới việc thường xuyên vận động và luyện tập thể dục còn giúp duy trì sức khỏe và chức năng của buồng trứng. Đồng thời giúp các cơ quan sinh sản hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Vì thế nữ giới nên chăm chỉ luyện tập từ 30 – 60 phút mỗi ngày, ưu tiên đi bộ, luyện tập yoga, chạy bộ, bơi lội để làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh ung thư buồng trứng và những vấn đề liên quan.
Tham khảo thêm: Ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không?
4. Thận trọng khi sử dụng thuốc điều chỉnh nội tiết
Nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng sẽ tăng cao từ việc sử dụng một số loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có chứa chất tẩy rửa mạnh, thuốc đặt âm đạo, chất khử mùi âm đạo hay vùng kín. Bên cạnh đó việc lạm dụng thuốc tránh thai, thuốc điều chỉnh nội tiết, thuốc điều hòa kinh nguyệt có thể tác động xấu đến buồng trứng và gây ra những tổn thương.
Ngoài ra nếu có tiền sử bản thân hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung hoặc ung thư bàng quang, nữ giới cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn tầm soát ung thư, loại trừ nguy cơ đột biến gen. Đồng thời áp dụng đúng các hướng xử lý của bác sĩ nếu có vấn đề xảy ra.
Bài viết là thông tin giải đáp vấn đề “Chưa quan hệ có bị ung thư buồng trứng không?”. Nhìn chung thời điểm xảy ra bệnh ung thư buồng trứng ở nữ giới không phụ thuộc hoàn toàn vào độ tuổi, đã quan hệ tình dục hay chưa. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào nếu nữ giới không biết cách chăm sóc và bảo vệ cơ quan sinh sản cũng như cơ thể.
Do đó nữ giới cần chú ý đến sức khỏe ngay cả khi chưa từng quan hệ tình dục. Đặc biệt bạn nên thường xuyên thăm khám định kỳ nếu có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị ung thư, thuộc độ tuổi trung niên, đã quan hệ tình dục, mang thai muộn hoặc chưa từng mang thai.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!