7 Loại Thuốc Chống Đột Quỵ Được Khuyên Dùng Từ Bác Sĩ

Sử dụng thuốc chống đột quỵ đúng cách giúp bạn phòng tránh được các rủi biến chứng, kéo dài tiên lượng sống cho bệnh nhân. Tác dụng của thuốc giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng, các vấn đề liên quan có nguy cơ dẫn đến tắc nghẽn mạch máu gây đột quỵ não. Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các loại thuốc chống đột quỵ được sử dụng

Đột quỵ có khả năng gây tử vong cao, đây là dạng bệnh lý nguy hiểm có diễn biến nhanh chóng. Máu huyết lưu thông kém khiến tim mạch, não bộ gặp nhiều vấn đề. Trường hợp dòng chảy của máu lên não bị tắc nghẽn, vỡ mạch hay hẹp động mạch khiến cho não không được nạp đủ oxy và dưỡng chất.

Các loại thuốc chống đột quỵ được sử dụng
Đột quỵ chiếm tỷ lệ tử vong cao, cần chủ động phòng tránh

Khi đó, cơ thể đột ngột xuất hiện các triệu chứng bất thường. Nhiều người gặp phải cơn đột quỵ thoáng qua, triệu chứng chỉ kéo dài 60 phút rồi biến mất. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp nặng, triệu chứng xuất hiện, sau đó người bệnh nhanh chóng rơi vào trường hợp nguy kịch nếu không được sơ cứu kịp thời.

Thận trọng với các triệu chứng như thở khó, rối loạn nhịp tim, đau đầu dữ dội, rối loạn giấc ngủ, tay chân tê bì, yếu, não bộ kém hoạt động, lú lẫn, ngất xĩu,… Việc sử dụng thuốc chống đột quỵ là một trong những phương án được bác sĩ chuyên khoa chỉ định giúp phòng ngừa rủi ro, kéo dài tiên lượng sống cho bệnh nhân.

Thuốc hoạt động giúp ngăn tình trạng tích tụ xơ vữa trên thành động mạch, đồng thời hỗ trợ ổn định cholesterol trong máu. Ngoài ra, thuốc còn giúp ngăn ngứa nguy cơ co mạch bất thường, mất đàn hồi làm máu huyết bị tắt nghẽn.

Bên cạnh đó, sử dụng thuốc chống đột quỵ còn ngăn nguy cơ cục máu đông hình thành, tránh tai biến mạch máu não, giảm huyết áp, giảm áp lực lên thành động mạch, loại bỏ các tác nhân gây hại. Dưới đây là một số loại được bác sĩ chỉ định:

Thuốc chống kết tập tiểu cầu

Một trong những loại thuốc sử dụng trong việc ngăn ngừa tình trạng hình thành cục máu đông gây tắc mạch là thuốc chống kết tập tiểu cầu. Tác dụng chính là làm tan máu, giảm độ kết dinh của máu ngăn nguy cơ hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ não,…

Đối tượng sử dụng thuốc bao gồm người mắc bệnh tim mạch, thường xuyên bị đau thắt ngực, người gặp phải cơn thiếu mãu não thoáng qua, hoặc sau phẫu thuật mạch máu,… Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu ở dạng thuốc uống hoặc đường tiêm. Bao gồm:

Các loại thuốc chống đột quỵ được sử dụng
Bác sĩ chỉ định thuốc chống kết tập tiểu cầu
  • Thuốc dùng đường uống: Có nhiều loại, trong đó những thuốc được dùng phổ biến gồm thuốc aspitrin, clopidogrel, ticagrelor,…
  • Thuốc dùng tiêm tĩnh mạch: Dành cho người có triệu chứng nặng, các loại như tirofiban, eptifibatide,…

Thận trọng với các phản ứng phụ khi sử dụng thuốc. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như cơ thể dễ bầm tím, hay chảy máu cam, bị đau đầu, mệt mỏi, các vấn đề tiêu hóa, hay nôn, buồn nôn. Trường hợp tác dụng phụ nghiêm trọng hơn hãy nhanh chóng thông báo để được bác sĩ xử lý.

Tham khảo thêm: Chi Phí Điều Trị Đột Quỵ Bao Nhiêu? Bảng Giá Từ Bộ Y Tế

Thuốc chống đông máu Heparin – Phòng đột quỵ

Heparin là loại thuốc chống đông máu được dùng trong dự phòng đột quỵ và nhiều vấn đề khác. Tác dụng chính của thuốc là ngăn tình trạng huyết khối làm tắc nghẽn mạch máu, tránh biến chứng tim mạch và não bộ đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Trường hợp chỉ định sử dụng thuốc gồm điều trị và ngăn chặn cục máu đông, dùng trước phẫu thuật, dùng như thuốc chống đột quỵ, hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được chỉ định sử dụng thuốc Heparin.

Chống chỉ định cho người quá mẫn với thành phần có trong thuốc. Không dùng thuốc cho đối tượng nữ giới đang mang thai, bị dọa sảy thai, người có vết loét chảy máu, rối loạn đông máu, tổn thương, chấn thương thần kinh trung ương,…

Tùy tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tương ứng. Sử dụng thuốc đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, liều lượng được hướng dẫn cụ thể khi khám chữa tại bệnh viện. Thận trọng đối với tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.

Một số phản ứng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như đau ngực, ho, thở khò khè, đau nhức, sưng đỏ 1 bên chân hoặc cả hai bên chân,… cùng nhiều biểu hiện bất thường khác. Thông báo với bác sĩ khi nhận thấy các biểu hiện nghiêm trọng.

Enoxaparin – Thuốc chống đột quỵ

Enoxaparin cũng là thuốc thuộc nhóm chống đông máu được dùng trong phòng chống đột quỵ. Thuốc bào chế dưới dạng tiêm, sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tác dụng chính là giúp ngăn tình trạng đông máu, giảm nguy cơ đột quỵ đe dọa tính mạng người bệnh.

Các loại thuốc chống đột quỵ được sử dụng
Thuốc chống đông máu sử dụng đường uống hoặc dạng tiêm

Các đối tượng sử dụng thuốc chống đông máu Enoxaparin bao gồm người đang gặp vấn đề về huyết khối tĩnh mạch sâu, có những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc ở dạng tiêm cần tiến hành dựa trên sự đánh giá, thực hiện và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Chống chỉ định dùng thuốc cho đối tượng gặp các vấn đề tại thận, đặc biệt là suy thận nặng, người có chứng rối loạn máu đông, bị dị ứng với thành phần có trong thuốc,… Tương tự như các nhóm thuốc khác, sử dụng thuốc chống đột quỵ loại Enoxaparin giúp cải thiện nhiều triệu chứng.

Mặc dù vậy, bệnh nhân có thể đối mặt với các tác dụng phụ như chảy máu ở mũi, âm đạo, miệng, vết thương, da dẻ nhợt nhạt, xanh xao, tê ngứa hai bàn chân, khó cử động, yếu mệt đột ngột,… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải các biểu hiện nghiêm trọng hơn, hãy thông báo ngay để được bác sĩ hỗ trợ xử lý.

Thuốc hạ Cholesterol phòng chống đột quỵ

Ngoài các thuốc chống đột quỵ kể trên, người bệnh cũng có thể được chỉ định sử dụng các nhóm thuốc chống tăng cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ đột quỵ. Theo đó, nồng độ cholesterol xấu trong máu tăng là nguyên nhân dẫn đến tích tụ mảng xơ vữa, làm hẹp thành động mạch dẫn đến tắc nghẽn.

Người mắc bệnh về tim mạch, chỉ số mỡ máu cao, thừa cân, béo phì, gặp vấn đề về tim,… có thể được chỉ định nhóm thuốc này nhằm ngăn chặn rủi ro tắc mạch gây đột quỵ, tử vong. Thuốc được dùng phổ biến là Statin.

Công dụng chính của thuốc là ức chế sự tích tụ cholesterol xấu, giảm nguy cơ đột quỵ cho bệnh nhân. Thuốc có hiệu quả nhanh, tuy nhiên song song với đó là tác dụng phụ khiến chỉ số men gan tăng, ảnh hưởng đến huyết áp. Do đó, bệnh nhân chỉ dùng khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Tham khảo thêm: Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Tốt Đúng Như Lời Đồn Hay Không?

Thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp

Người mắc bệnh tim mạch, thường xuyên bị huyết áp cao có tỷ lệ đột quỵ cao. Do đó, để phòng ngừa nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, bác sĩ có thể sử dụng thuốc vừa chống đột quỵ vừa hỗ trợ điều trị triệu chứng cho bệnh nhân.

Trong đó, thuốc lợi tiểu, hạ áp là thuốc được sử dụng nhiều nhất. Tác dụng thuốc lợi tiểu giúp người bệnh đi tiểu thường xuyên, uống nhiều nước giúp đào thải bớt muối ra khỏi cơ thể. Từ đó, huyết áp cũng được kiểm soát, tránh sự tăng huyết áp đột ngột gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các loại thuốc chống đột quỵ được sử dụng
Sử dụng thuốc lợi tiểu, chống tích nước gây tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng, dùng quá liều có thể phát sinh tác dụng phụ nguy hiểm. Hiện nay có nhiều thuốc lợi tiểu được dùng trong điều trị bệnh tim mạch, phòng chống đột quỵ, chẳng hạn chlorthalidone, axit athacrynic,…

Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Nếu trường hợp thấy các biểu hiện bất thường diễn ra nặng nề, tốt hơn hết bạn nên ngưng dùng thuốc và điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc chẹn kênh Canxi chống tăng huyết áp

Thuốc chẹn kênh Canixi cũng là thuốc được sử dụng trong phòng ngừa biến chứng xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, huyết áp cao. Đặc biệt, đây là một trong số thuốc chống đột quỵ được chỉ định trong phác đồ điều trị của nhiều đối tượng bệnh nhân.

Các nhóm thuốc chẹn kênh Canxi được sử dụng như Amlodipine, felodipine, verapamil,… Sử dụng thuốc theo phác đồ, mỗi đối tượng, tình trạng bệnh lý khác nhau sẽ được chỉ định dùng thuốc khác nhau. Bạn đọc không tự ý sử dụng để phòng nguy cơ gây hại sức khỏe.

Tuy nhiên, thận trọng với tác dụng phụ của thuốc chẹn kênh Canxi. Tương tự như các nhóm thuốc tân dược khác, loại thuốc này cũng gây ra không ít triệu chứng bất thường cho người bệnh. Chẳng hạn như gây mệt mỏi cơ thể, choáng váng, ợ nóng,… Hãy thông báo ngay với bác sĩ nếu triệu chứng xảy ra ngày càng nặng nề hơn.

Tham khảo thêm: Dấu Hiệu Đột Quỵ Khi Ngủ: Nhận Biết Sớm Để Phòng Tránh

Thuốc ức chế thụ thể ARB chống đột quỵ

Thuốc ức chế thụ thể ARB (Angiotensin II) là một loại thuốc có tác dụng làm giãn mạch máu, kích thích điều hòa lưu thông máu, phòng chống đột quỵ được sử dụng. Đối tượng bệnh nhân gồm người đang gặp vấn đề tim mạch, bị huyết áp cao thường xuyên, bệnh nhân mắc chứng tiểu đường.

Thực tế, Angiotensin II là chất có khả năng làm co mạch. Trường hợp huyết áp cao, dòng chảy của máu bị cản trở khiến cho mạch co lại, dễ gây tắc nghẽn, giữ nước ở thận và nhiều vấn đề khác. Vì thế cần ức chế hoạt động của chất này bằng cách sử dụng thuốc tân dược.

Các loại thuốc chống đột quỵ được sử dụng
Người bệnh được chỉ định thuốc ức chế thụ thể ARB phòng biến chứng

Thuốc thích hợp dùng trong điều trị và kiểm soát bệnh huyết áp, phòng bệnh đái tháo đường, đột quỵ, phì đại cơ tim, ngăn ngừa bệnh tim tái phát, trong đó nguy hiểm nhất là tình trạng rung nhĩ. Một số loại thuốc nhóm thuốc ức chế thụ thể ARB bao gồm azilsartan, candesartan, irbesartan, losartan,…

Thận trọng khi dùng, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện bất thường như chóng mặt, tăng kali trong máu, uể oải, tiêu chảy, phát ban, nôn ói,…

Trên đây là một vài loại thuốc chống đột quỵ dựa trên cơ chế chống cục máu đông, làm giãn mạch ngăn nguy cơ tắc nghẽn mạch máu gây biến chứng. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. Hãy chủ động khám chữa sớm để ngăn ngừa các biến chứng hại sức khỏe, tính mạng.

Lưu ý khi dùng thuốc chống đột quỵ

Sử dụng thuôc chống đột quỵ theo hướng dẫn. Người bệnh không nên tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định để phòng ngừa tác dụng phụ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Dưới đây là một vài lưu ý:

  • Thuốc tân dược có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên cũng có khả năng phát sinh các tác dụng phụ đi kèm. Trường hợp bạn nhận thấy tác dụng phụ kéo dài, nghiêm trọng, bạn nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ, xử lý sớm.
  • Không lạm dụng thuốc tân dược, chỉ dùng theo phác đồ, không kết hợp thuốc bừa bãi có thể làm phát sinh nhiều phản ứng phụ. Đặc biệt nhiều rủi ro gây tương tác thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí khiến biến chứng diễn nhanh hơn, đe dọa an toàn tính mạng.
  • Dùng thuốc đúng giờ, chọn thời gian dùng thuốc nhất định trong ngày. Trường hợp quên liều, bạn có thể sử dụng vào liều tiếp theo, không uống cùng lúc 2 liều thuốc để tránh gây quá liều.
  • Ngoài dùng thuốc, bạn nên kết hợp chăm sóc cơ thể đúng cách, ăn uống và sinh hoạt hợp lý hơn. Bên cạnh đó, theo dõi các chỉ số trong cơ thể thường xuyên, nếu huyết áp cao, đường huyết tăng hoặc các vấn đề khác bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.
  • Tái khám theo lịch hẹn, kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bất thường, chủ động kiểm soát bảo vệ an toàn sức khỏe.

Trên đây là các thuốc chống đột quỵ được chỉ định trong điều trị các bệnh lý liên quan. Bạn đọc nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng để gặp phải các phản ứng không mong muốn. Trường hợp trong thời gian sử dụng gặp phải các biểu hiện bất thường nên theo dõi và thông báo với bác sĩ để khắc phục nếu chúng kéo dài không thuyên giảm.

Có thể bạn quan tâm

Có thể bạn quan tâm:

  •  
Phòng tránh đột quỵ tái phát đe dọa tính mạng

Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Đột Quỵ Tại Nhà Theo Bộ Y Tế

Đột quỵ không chỉ để lại di chứng nặng nề mà còn nhiều khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh. Đây là bệnh lý cấp tính, xảy ra...
Đột quỵ là gì?

Đột Quỵ: Nguyên nhân, Biểu hiện, Chẩn đoán và Phòng ngừa

Đột quỵ là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Chỉ trong khoảng thời gian...

Thời gian vàng cứu chữa bệnh nhân đột quỵ

Top 9 Bệnh Viện Chữa Đột Quỵ Có Uy Tín Nhất Tại TP.HCM

Bệnh viện chữa đột quỵ tại TPHCM hiện tại gồm có 26 đơn vị chính gồm bệnh viện công lập...

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Đột Quỵ Ở Người Trẻ Do Đâu? Dấu hiệu và Cách phòng ngừa

Đột quỵ ở người trẻ hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây là tình trạng nguy hiểm,...

Thực hư lời đồn lá ớt chữa đột quỵ?

Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Tốt Đúng Như Lời Đồn Hay Không?

Lá ớt chữa đột quỵ là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Thực...

Những yếu tố quyết định chi phí điều trị đột quỵ

Chi Phí Điều Trị Đột Quỵ Bao Nhiêu? Bảng Giá Từ Bộ Y Tế

Chi phí điều trị đột quỵ bao nhiêu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây chứng bệnh cực...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *