Các cấp độ của bệnh đau dạ dày và hướng khắc phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Hiện nay, đau dạ dày là căn bệnh khá phổ biến và đang có chiều hướng gia tăng ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có cả trẻ em. Bài viết này giúp nhận biết rõ hơn các cấp độ đau dạ dày và hướng khắc phục phù hợp nhất với từng cấp độ.

Các cấp độ của bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày thường chia thành 2 cấp độ cơ bản và rất khó để nhận biết

Tìm hiểu cụ thể về các cấp độ của bệnh đau dạ dày

Dạ dày làm việc theo các chức năng chính đó là: Vận động tạo lực, nghiền nhỏ thức ăn, bài tiết và tiêu hóa thức ăn. Tính theo trung bình, mỗi ngày dạ dày bài tiết 1-1,5 lít dịch vị, protein của huyết tương (đặc biệt là globulin miễn dịch, albumin,…) hay glycoprotein, pepsin, axit và các enzym pepsinogen. Bên cạnh đó, các chất nhầy bên trong dạ dày làm nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của dịch vị. Sự có mặt của Pepsinogen, HCl làm nhiệm vụ phân chia protein thành các polypeptid làm đông sữa. Nhờ vậy, dạ dày có thể sản xuất được nhân tố secretin – một nội tiết tố kích thích bài tiết dịch tụy và rất cần thiết cho việc bảo vệ dạ dày.

Khi dạ dày bị viêm, đau có nghĩa là một trong số 4 hoạt động của dạ dày đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Cũng theo một số tài liệu y khoa, đau dạ dày được chia thành 2 cấp độ cụ thể như sau:

Giai đoạn viêm dạ dày: Dạ dày luôn được bao bọc bởi một lớp màng nhầy và không cho dịch vị tiêu hóa tiếp xúc với niêm mạc. Lớp màng nhầy được duy trì bởi một chất trung hòa và có thể tự phục hồi sau khi bị tổn thương. Khi chịu sự tác động quá lớn từ các tác nhân, lớp màng nhầy này có thể bị mất đi, lúc này niêm mạc dạ dày tiếp xúc trực tiếp với dịch vị sẽ bị viêm do bị bào mòn. Thời điểm này, cơn đau dạ dày thường bùng phát ngắn hạn và có thể tự khỏi.

Giai đoạn loét dạ dày: Ở giai đoạn viêm dạ dày, chúng ta cần phát hiện và điều trị sớm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm dạ dày sẽ chuyển sang mãn tính và có thể dẫn đến viêm loét. Người bị viêm loét dạ dày thường có những triệu chứng đau đớn kéo dài hoặc bỏng rát dạ dày thường xuyên hơn, kể cả khi no hoặc đói. Tình trạng loét dạ dày kéo dài và không được điều trị đúng cách, lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn, tiếp tục xuất huyết, thậm chí có thể dẫn đến thủng dạ dày, ung thư dạ dày rất nguy hiểm đến tính mạng.

Hướng khắc phục đau dạ dày

Để làm giảm cơn đau dạ dày cấp tính bùng phát, các bạn có thể tham khảo một số mẹo khắc phục nhanh tại nhà đơn giản. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khuyến khích bệnh nhân nên thăm khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

1. Giải pháp khắc phục đau dạ dày đơn giản tại nhà

Cải thiện cơn đau dạ dày bằng tỏi tươi

Phương pháp này giúp bạn làm dịu cơn khó chịu ở dạ dày. Các nghiên cứu y khoa cho thấy, tỏi tươi có chứa lượng lớn Allicin, selen, canxi, kẽm, salicylate và lưu huỳnh,… Đây đều là những thành phần có lợi cho việc tuần hoàn máu và tạo điều kiện tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Uống nước ấm

Khắc phục đau dạ dày bằng nước ấm
Sử dụng 1 cốc nước ấm để cải thiện nhanh cơn đau khó chịu

Việc sử dụng khoảng 250ml nước ấm khi dạ dày khó chịu cũng là một giải pháp tuyệt vời. Nước ấm làm cho các mạch máu ở đường tiêu hóa giãn ra, làm dịu cơn đau đồng thời giữ và tiêu thụ lượng nước một cách tốt nhất.

Dùng bánh mì nước

Các thành phần trong bánh mì có khả năng thẩm thấu tốt lượng axit dịch vị tiết ra và cân bằng lại axit trong dạ dày. Nhờ vậy mà cũng làm chậm quá trình tiếp xúc của dịch vị đối với niêm mạc dạ dày.

2. Cải thiện đau dạ dày bằng tân dược

– Thông thường, các cơn đau dạ dày thường bắt nguồn bởi sự tăng tiết quá mức của axit bên trong. Chính vì vậy, để thúc đẩy chữa lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương, chúng ta cần biết cách làm giảm axit. Dưới đây là một số nhóm thuốc có khả năng làm giảm axit dạ dày mà bạn đọc có thể tham khảo.

  • Alka-Seltzer
  • Maalox
  • Mylanta
  • Rolaids
  • Riopan.

Có một số trường hợp, bệnh nhân được chỉ định kết hợp khác nhau của các loại muối cơ bản như magiê, nhôm, canxi cùng các ion hydroxit hoặc bicarbonate để trung hòa dịch vị dạ dày nhưng vẫn có nguy cơ để lại tác dụng phụ.

– Thuốc chẹn H2 cũng có khả năng làm giảm lượng axit tăng tiết một cách đáng kể. Các loại thuốc chẹn H2 được biết nhiều nhất như là nizatidine (Axid AR), famotidine (Pepcid AC), cimetidine (Tagamet HB) hay ranitidine (Zantac 75).

– Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng làm giảm lượng axit được sản sinh tốt hơn so với thuốc chẹn H2. Nhưng hầu như các loại thuốc này đều được kê theo đơn, người bệnh không được tự ý sử dụng. Thuốc PPI bao gồm lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec, Zegerid), pantoprazole (Protonix), rabeprazole (AcipHex),…

Điều trị đau dạ dày bằng thuốc
Việc sử dụng thuốc ngăn ngừa sản sinh axit dạ dày cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Bên cạnh những lưu ý trên, người bị đau dạ dày cũng cần phải thận trọng từ chế độ ăn uống sao cho phù hợp với dạ dày đến chế độ làm việc nghỉ ngơi. Hy vọng những thông tin về các cấp độ của bệnh đau dạ dày và hướng khắc phục phù hợp trên đây có thể cung cấp thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được giải đáp khách quan hơn. Thuocdantoc.vn không đưa ra bất cứ lời khuyên, chỉ định nào cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

Đau dạ dày có nên uống nhiều nước không? Nhiêu lít/ngày?

Rất nhiều người đang tự đặt ra câu hỏi bị đau dạ dày (đau bao tử) có nên uống nhiều...

viêm dạ dày hp có chữa được không

Bị vi khuẩn Hp có chữa được không?

Hỏi: "Thưa bác sĩ, xin cho hỏi "Hp dạ dày có chữa khỏi được không?". Tôi năm nay 33 tuổi,...

Đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc

TOP 5 Bác Sĩ Chữa Dạ Dày Giỏi Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc

Trung tâm Thuốc dân tộc thành lập và gây dựng từ năm 2010, từ lâu đã được biết đến là...

kế hoạch chăm sóc bệnh loét dạ dày tá tràng

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh loét dạ dày tá tràng

Chăm sóc người bệnh loét dạ dày tá tràng đúng cách có thể là một bước quan trọng trong việc...

Đau dạ dày lan ra sau lưng là dấu hiệu bệnh gì?

Người bệnh không nên xem nhẹ chứng đau dạ dày đặc biệt là trường hợp cơn đau lan tỏa ra...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *