Viêm mũi dị ứng mùa lạnh: điều trị và cách phòng tránh

Viêm mũi dị ứng mùa lạnh (viêm mũi dị ứng theo mùa) xảy ra khi không khí và độ ẩm xuống thấp khiến niêm mạc mũi sưng viêm, gây chảy nước mũi và nghẹt mũi. Nếu không tiến hành điều trị, bệnh có thể tái phát nhiều lần và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp khác như viêm xoang, polyp mũi và hen phế quản.

trị viêm mũi dị ứng mùa lạnh
Viêm mũi dị ứng mùa lạnh xảy ra khi không khí và độ ẩm xuống thấp

Viêm mũi dị ứng mùa lạnh – Nguyên nhân và Triệu chứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh mãn tính liên quan đến phản ứng quá mẫn ở niêm mạc mũi. Khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên (chất gây dị ứng), hệ miễn dịch sẽ sản sinh và giải phóng các thành phần trung gian khiến niêm mạc mũi sưng viêm, gây hẹp đường thở và làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng.

Viêm mũi dị ứng mùa lạnh (viêm mũi dị ứng theo mùa) là một dạng của viêm mũi dị ứng. Dạng này chỉ xuất hiện vào mùa lạnh và hiếm khi phát sinh trong các điều kiện thời tiết khác.

1. Nguyên nhân khiến viêm mũi dị ứng xuất hiện vào mùa lạnh

Mùa lạnh là thời điểm nhiệt độ và độ ẩm trong không khí giảm đột ngột. Độ ẩm giảm khiến niêm mạc mũi bị kích thích, dẫn đến tình trạng sưng viêm và phát sinh các triệu chứng như ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng,…

Hơn nữa, vào mùa lạnh một số thực vật (phấn hoa, nấm mốc) có thể sản sinh nhanh chóng và gây dị ứng đối với người có cơ địa nhạy cảm. Yếu tố này cũng kích thích triệu chứng của viêm mũi dị ứng bùng phát.

2. Triệu chứng của viêm mũi dị ứng mùa lạnh

Các triệu chứng đặc trưng của viêm mũi dị ứng mùa lạnh:

viêm mũi dị ứng trời lạnh
Chảy nước mũi từng cơn là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh viêm mũi dị ứng mùa lạnh
  • Chảy nước mũi từng cơn (đây là triệu chứng phổ biến nhất)
  • Nghẹt mũi
  • Ngứa mũi
  • Chảy nước mắt
  • Ngứa mắt
  • Có thể kèm ngứa tai

3. Biến chứng

Viêm mũi dị ứng mùa lạnh có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính nếu không được điều trị từ sớm. Ngoài ra khi bệnh tái phát nhiều lần, nguy cơ mắc bệnh viêm xoang, polyp mũi và hen phế quản cũng tăng lên đáng kể.

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng còn khiến người bệnh mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống và gây rối loạn giấc ngủ.

Điều trị viêm bệnh viêm mũi dị ứng mùa lạnh

Sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị viêm mũi dị ứng mùa lạnh. Các loại thuốc thường được sử dụng, bao gồm:

chữa viêm mũi dị ứng mùa đông
Thuốc chống viêm corticosteroid dạng xịt, thuốc kháng histamine,… có tác dụng giảm ngứa, nghẹt mũi
  • Dung dịch rửa mũi: Sử dụng dung dịch rửa mũi (nước muối sinh lý) có tác dụng làm loãng màng nhầy, giúp loại bỏ dị nguyên, cung cấp ẩm, làm dịu niêm mạc mũi giúp giảm cảm giác khó chịu và các triệu chứng đi kèm.
  • Thuốc kháng histamine: Trong trường hợp viêm mũi dị ứng mùa lạnh có đi kèm với phản ứng dị ứng (do tiếp xúc với nấm mốc và phấn hoa), bạn sẽ được kê toa thuốc kháng histamine. Nhóm thuốc này ức chế chọn lọc thụ thể H1 nhằm ức chế phản ứng dị ứng của cơ thể, từ đó làm giảm các triệu chứng ở mũi. Các loại thuốc kháng histamine được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng gồm có Loratadine, Fexofenadine, Cetirizine,…
  • Thuốc chống viêm corticosteroid dạng xịt: Loại thuốc này được sử dụng khi niêm mạc mũi sưng viêm nặng, gây đau đớn và hẹp đường thở. Thuốc được dùng bằng cách xịt trực tiếp vào lỗ mũi nhằm giảm hiện tượng viêm. Tuy nhiên sử dụng thuốc corticosteroid có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô họng, chảy máu mũi, khô mũi,…
  • Thuốc thông mũi (Pseudoephedrine, Phenylephrine): Nhóm thuốc này có khả năng thu hẹp màng nhầy tại niêm mạc mũi bị sưng viêm, giúp làm giảm nghẹt mũi. Các tác dụng phụ có thể gặp phải: tăng huyết áp, bồn chồn,…

Trong trường hợp có nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh (Amoxicillin, Erythromycin,…).

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi dị ứng mùa lạnh

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng mùa lạnh.

viêm mũi dị ứng khi trời lạnh
Giữ ấm cho cơ thể là biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng mùa lạnh
  • Vệ sinh mũi bằng nước cất hoặc nước muối sinh lý.
  • Thường xuyên xì mũi để loại bỏ chất nhầy và dị nguyên bên trong. Không nên nuốt nước mũi vào trong, điều này sẽ khiến triệu chứng có xu hướng kéo dài.
  • Tăng độ ẩm trong không khí bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm.
  • Bổ sung nhiều nước để giữ ẩm niêm mạc mũi, tránh tình trạng khô mũi gây kích thích triệu chứng bùng phát.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng (bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo,…), đồng thời giữ không gian sống thông thoáng, vệ sinh mền gối thường xuyên,…
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, nên tắm bằng nước ấm và không nên ngâm mình trong nước quá lâu.
  • Sử dụng khẩu trang khi phải di chuyển ngoài trời.
  • Bổ sung thực phẩm nhằm tăng cường sức đề kháng, đồng thời cần hoạt động thể chất đều đặn để duy trì khả năng hô hấp và giúp cơ thể giảm kích ứng với các dị nguyên.

Tham khảo thêm: Những điều cần biết về bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết

Chữa viêm mũi dị ứng bằng giấm táo được nhiều người áp dụng có tốt không?

Ngoài việc dùng trong chế biến thức ăn, làm đẹp, người ta còn dùng giấm táo trong điều trị bệnh, trong đó có viêm mũi dị ứng. Cách chữa viêm...

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao (xương cá) có tốt như lời đồn?

Các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt... trong mỗi đợt viêm mũi dị ứng khiến...

Các biến chứng do viêm mũi dị ứng gồm polyp mũi, viêm xoang, nhiễm trùng tai

Biến chứng do viêm mũi dị ứng là cực kỳ nguy hiểm: Cần ngăn chặn ngay!

Thông thường những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng thường chủ quan về tình trạng bệnh của mình vì...

Viêm mũi do dị ứng phấn hoa phải làm sao để điều trị dứt điểm?

Viêm mũi do dị ứng phấn hoa là tình trạng khá phổ biến, xuất hiện chủ yếu vào những ngày...

Viêm mũi khi mang thai và những điều mẹ bầu nên biết

Theo thống kê, có khoảng 20- 30% phụ nữ gặp phải các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi...

Chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc có thật sự hiệu quả không?

Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Hạt Gấc Có Thật Sự Hiệu Quả Không?

Ngày nay, để chữa trị được bệnh viêm mũi dị ứng người bệnh có thể lựa chọn nhiều phương pháp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *