Người bị thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Châm cứu là biện pháp giảm đau không dùng thuốc được nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm áp dụng. Phương pháp này ít gây tác hại lên gan, thận và các cơ quan bên trong cơ thể, đồng thời có khả năng kiểm soát cơn đau, kích thích tuần hoàn máu và tăng hoạt động của dây thần kinh.

thoát vị đĩa đệm chữa bằng châm cứu
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?

Châm cứu là gì?

Châm cứu là biện pháp điều trị không sử dụng thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phương pháp này sử dụng kim châm chuyên dụng để tác động đến các huyệt vị trong cơ thể nhằm giảm đau, kích thích tuần hoàn máu, tăng hoạt động của dây thần kinh và sức mạnh cơ bắp.

Y học hiện đại cũng xác định châm cứu thực sự có khả năng giảm đau. Tác động từ kim châm lên các huyệt vị có khả năng kích hoạt giải phóng endorphin vào dòng máu. Endorphin là một thành phần giảm đau tự nhiên được sản sinh bởi não bộ. Khi thành phần này được sản sinh, não bộ sẽ không nhận thức được cơn đau.

Châm cứu có cơ chế vận động tương tự như bấm huyệt. Tuy nhiên bấm huyệt sử dụng lực từ ngón tay nên lực có thể không tập trung và tác động sâu đến huyệt vị. Ngược lại, châm cứu sử dụng kim châm chuyên dụng với nhiều kích thước khác nhau. Điều này giúp tác động trực tiếp đến huyệt vị và làm giảm cơn đau nhanh chóng.

Châm cứu thường được áp dụng trong các trường hợp đau nhức xương khớp thông thường hoặc trong các cơn đau mãn tính.

Có nên thực hiện châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp mãn tính do đĩa đệm bị tổn thương khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài.

Bệnh lý này thường xuất hiện ở những người thường xuyên vận động nặng và người cao tuổi. Đến nay, y học vẫn chưa thể chữa trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm. Vì vậy mục đích của việc điều trị là cải thiện triệu chứng và kiểm soát tiến triển tiêu cực của bệnh.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường được kê toa thuốc giảm đau, chống viêm để làm giảm cơn đau và các triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây tổn thương gan, thận và gây viêm loét đường tiêu hóa. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân thực hiện các biện pháp thay thế như bấm huyệt, xoa bóp và châm cứu.

các huyệt châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Châm cứu có thể làm giảm cơn đau, triệu chứng tê bì và cứng cột sống,…

Châm cứu có thể làm giảm cơn đau, triệu chứng tê bì và cứng cột sống ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Hơn nữa phương pháp này còn tăng phạm vi chuyển động của cột sống và ít gây ra các tác dụng phụ.

Mặc dù châm cứu được đánh giá khá an toàn. Tuy nhiên một số trường hợp có thể gặp phải các rủi ro khi châm cứu ở các cơ sở y tế không đảm bảo. Nhiễm trùng là tác dụng phụ thường gặp nhất – tình trạng này thường do chuyên viên không vệ sinh kim châm đúng cách.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu có các ưu điểm, tuy nhiên phương pháp này cũng tồn tại những rủi ro đi kèm. Do đó bạn cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn trước khi áp dụng phương pháp này.

Các huyệt châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là một số huyệt thường được châm cứu để làm giảm cơn đau và các triệu chứng do thoái vị đĩa đệm gây ra:

  • Huyệt Can du: Nằm ở dưới đốt sống thứ 9, đo ngang khoảng 1.5 tấc (nằm ở hai bên xương sống).
  • Huyệt Thận du: Huyệt nằm ở gai đốt sống thắt lưng thứ 2 (tính từ dưới lên), đo ngang khoảng 1.5 tấc.
  • Huyệt Đại trường du: Huyệt nằm ở dưới gai đốt sống thứ 4, đo ngang khoảng 1.5 tấc
  • Huyệt Cách du: Nằm dưới gai đốt sống thứ 9, đo ngang 1.5 tấc ra phía ngoài.

Những lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu

Như đã đề cập, châm cứu có thể gây ra một số rủi ro khi sử dụng. Vì vậy bạn cần lưu ý một số vấn đề trước khi áp dụng phương pháp này.

điều trị thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu
Phụ nữ mang thai không nên thực hiện châm cứu khi chưa có sự cho phép của bác sĩ
  • Châm cứu không có khả năng điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm. Việc điều trị chỉ có khả năng kiểm soát triệu chứng và mức độ chuyển biến của đĩa đệm bị tổn thương.
  • Để dự phòng cơn đau và các triệu chứng đi kèm, bạn nên kết hợp với lối sống lành mạnh và chế độ luyện tập khoa học.
  • Phụ nữ đang có thai không nên thực hiện châm cứu. Tác động đến một số huyệt vị quan trọng có thể gây sảy thai.
  • Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu nên được thực hiện theo liệu trình. Châm cứu thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh và các huyệt vị được tác động.

Nhìn chung, châm cứu là giải pháp thay thế việc sử dụng thuốc được nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm lựa chọn. Tuy nhiên nếu cơn đau xuất hiện đột ngột, bạn vẫn có thể sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng này.

Tương tự như việc dùng thuốc, trước khi áp dụng phương pháp châm cứu bạn cần trao đổi với bác sĩ để dự phòng những rủi ro có thể xảy ra.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

5 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm theo phương pháp dân gian

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc đắp từ tự nhiên thường được nhiều bệnh nhân tin tưởng...

Hướng dẫn tự tập yoga chữa thoát vị cổ tại nhà

Thoát vị đĩa đệm ở cổ thường xảy ra ở người lớn tuổi, trung niên. Bệnh sẽ gây ra những...

Người bệnh thoát vị đau nặng, khó vận động sẽ được chỉ định phẫu thuật

Vì sao phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thất bại?

Nếu phương pháp điều trị bảo tồn tỏ ra không có hiệu quả, người bệnh vẫn tiếp tục bị làm...

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng hạt đười ươi có được không?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng hạt đười ươi là một trong những cách chữa bệnh dân gian được lưu...

Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 – Triệu chứng và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là dạng thoát vị thường gặp nhất. Trong giai đoạn đầu bệnh thường không...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *