Tìm hiểu chứng viêm khớp gối do rách dây chằng đầu gối

Đứt rách dây chằng là tình trạng chấn thương thường gặp ở những người lao động nặng nhọc, té ngã, tai nạn hoặc người chơi thể thao, vận động viên chuyên nghiệp…

Khi gặp tình trạng này, bạn cần phải có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi để sức khỏe khớp gối được bình phục. Nếu rách dây chằng nhưng vẫn hoạt động nhiều sẽ dễ gây nguy cơ viêm khớp gối sau này, khiến đời sống của bạn gặp nhiều bất tiện.

I. Mối liên hệ giữa rách dây chằng và viêm khớp

Tình trạng rách dây chằng thường gặp khi bạn thực hiện hoạt động rất mạnh, cường độ cao và tần suất liên tục. Đây là một trong những nguyên nhân gây chấn thương ở các vận động viên, nếu không được chăm sóc cẩn thận thì bạn có nguy cơ giải nghệ rất cao.

chấn thương dây chằng
Chấn thương dây chằng khi vận động mạnh có nguy cơ khiến bạn bị viêm khớp gối

1. Chấn thương dây chằng đầu gối

Có bốn dây chằng ở đầu gối: Hai dây chằng ở hai bên và hai dây chằng bắt chéo nhau ở giữa đầu gối. Tình trạng rách dây chằng là ở các vận động viên thường là hai dây chằng chéo trước của khớp gối. Đây là hai dây chằng có nhiệm vụ khá quan trọng, chúng giúp ngăn chặn khớp gối vận động lệch khỏi quỹ đạo của khớp và giúp đàn hồi khi bạn thực hiện các động tác xoay người hoặc chuyển hướng vận động.

Khi rách dây chằng chéo trước ở khớp gối, người bệnh cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa xương khớp và tiến hành điều trị bằng phẫu thuật. Việc tiến hành phẫu thuật rách dây chằng chéo trước ở khớp gối thường dùng biện pháp tái tạo dây chằng mới. Các bác sĩ sẽ tiến hành bằng cách lấy gân hoặc dây chằng từ một nơi khác trong cơ thể để ghép nối. Nhìn chung, các ca phẫu thuật tái tạo dây chằng thường khá thành công, mặc dù không hoàn hảo như trước khi bị chấn thương.

Hầu hết các vận động viên có thể trở lại các hoạt động thể thao sau khi phẫu thuật tái tạo dây chằng. Tuy nhiên, họ cần một khoảng thời gian khá dài, ít nhất là 6 tháng để phục hồi. Đây là quá trình lâu dài và khó khăn đối với các vận động viên nếu muốn được trở lại giải đấu chuyên nghiệp.

2. Chứng viêm khớp gối do đứt rách dây chằng

Viêm khớp gối là một vấn đề khá phổ biến, đây là tình trạng thường liên quan đến người cao tuổi. Khi viêm khớp gối, bề mặt đệm của khớp sẽ không còn được trơn tru, các lớp sụn có dấu hiệu bị mòn đi, để lại đầu xương thô lộ ra. Các khớp xương này ma sát với nhau gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng và biến dạng của khớp. Theo thời gian, tình trạng viêm khớp gối có thể trở nên tồi tệ đến mức bạn phải lựa chọn thay thế khớp gối nếu muốn di chuyển thuận lợi hơn.

Một trong những nguyên nhân gây tình trạng viêm khớp gối là chấn thương dây chằng đầu gối. Tình trạng chấn thương có thể làm hỏng sụn khớp vì lớp sụn bộ phận này không có khả năng tự phục hồi tổn thương khi không có dây chằng bảo vệ. Các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình từ lâu đã cho biết rằng, những người bị rách dây chằng đầu gối thường có nhiều khả năng bị viêm khớp gối, nếu tình trạng này càng để lâu dài thì nguy cơ thay khớp gối là rất cao.

Một nghiên cứu năm 2017 về tỷ lệ viêm xương khớp sau phẫu thuật dây chằng chéo trước cho thấy, có khoảng 75% những người đã từng trải qua phẫu thuật tái tạo dây chằng thường có kết quả viêm khớp gối trong vòng 10 – 15 năm kể từ sau khi phẫu thuật. Đây là một phát hiện rất đáng được lưu tâm và xem xét khi tiến hành điều trị ở những thanh thiếu niên và các vận động viên trẻ. Những người trẻ tuổi khi phải đối mặt với tình trạng chấn thương dây chằng nếu biết cách kiểm soát tốt tình trạng của mình sẽ giúp giảm được chứng viêm khớp gối sau 30 tuổi.

II. Những biện pháp ngăn ngừa và khắc phục viêm khớp gối do rách dây chằng

Có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên bạn hoàn toàn có thể hạn chế được chứng viêm khớp gối thông qua việc giảm chấn thương ở dây chằng.

1. Ngăn chặn chấn thương dây chằng

Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa viêm khớp gối là ngăn ngừa chấn thương dây chằng đầu gối. Có nhiều kết quả hứa hẹn khi bạn có kể hoạch phòng ngừa từ sớm, giảm đau nhức và hạn chế bệnh viêm khớp gối nếu bạn kiểm soát cường độ tập luyện của bản thân.

Dùng bao đầu gối
Dùng bao đầu gối để ngăn chặn tình trạng chấn thương dây chằng

Các bác sĩ phẫu thuật khuyên người chơi thể thao nên dùng thêm băng dán, bao đầu gối để ngăn ngừa tổn thương khi vận động mạnh và liên tục. Từ đó giảm thiểu được rách dây chằng và tránh gây viêm khớp gối về sau.

2. Những biện pháp điều trị hứa hẹn

Cùng với sự phát triển của khoa học, ngành y tế đang dần cải thiện  về cách khắc phục chấn thương, đứt rách dây chằng cho các vận động viên trẻ. Có nhiều biện pháp giúp người bệnh giảm khả năng phát triển chứng viêm khớp gối đang được hứa hẹn sẽ sớm đưa vào ứng dụng:

  • Cải thiện cơ học bằng phẫu thuật tái tạo dây chằng: Một số kỹ thuật phẫu thuật mới đã được phát triển để tái tạo tốt hơn khi tiến hành giải phẫu dây chằng. Thậm chí bạn có thể sửa chữa dây chằng bị hỏng mà không cần phải thay thế hoặc sử dụng dây chằng nhân tạo.
  • Thay đổi cấu trúc sinh học của khớp gối sau chấn thương: Sau khi bị chấn thương khớp gối, chẳng hạn như đứt rách dây chằng, cơ thể sẽ giải phóng một loạt các tín hiệu hóa học có bên trong khớp. Các bác sĩ sẽ tiến hành thay đổi phản ứng của cơ thể để đảm bảo giảm đi tổn thương và giúp chữa lành tối ưu chấn thương dây chằng.
  • Ngăn ngừa chấn thương dây chằng: Nhiều công trình nghiên cứu đã được tập trung vào việc tìm hiểu lý do tại sao một số người bị rách dây chằng đầu gối. Và có những phương pháp đề ra để giảm thiểu tình trạng chấn thường như tập trung vào đào tạo thần kinh cơ giúp kiểm soát khả năng vận động của chi dưới, điều này giúp ngăn ngừa chấn thương dây chằng đầu gối.

Chấn thương dây chằng đầu gối là chấn thương nghiêm trọng và gây khó chịu nhất mà người chơi thể thao thường gặp phải. Chấn thương này khiến bệnh nhân mất rất nhiều thời gian để phục hồi sau phẫu thuật và không thể tiên lượng trước điều gì xảy ra cho sức khỏe khớp gối. Do đó, bạn cần phải hết sức chú ý và cẩn thận khi hoạt động thể thao để tránh chấn thương dây chằng, gây biến chứng nguy hiểm cho khả năng vận động.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

Chữa đau khớp gối bằng các cây thuốc nam có sẵn trong vườn

Thay vì điều trị chứng đau khớp gối bằng các loại thuốc Tây y, người bệnh có thể sử dụng...

Đau đầu gối khi leo cầu thang: Bạn nên cẩn trọng với dấu hiệu này

Đau đầu gối khi leo cầu thang đang cảnh báo một số bệnh lý đang hiện diện tại tổ chức...

Bị đau khớp gối, viêm khớp gối uống thuốc gì mau khỏi?

Bị đau khớp đầu gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Paracetamol, Tylenol, Ibuprofen, Aleve, Glucosamin sulfat... là những giải đáp cho vấn đề đau khớp gối nên uống thuốc gì....

4 nguyên nhân gây đau khớp gối bạn nên đề phòng

Tình trạng đau khớp gối có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em và gây ra những...

Khi bị đau nhức khớp gối lâu ngày, người bệnh cần đến gặp bác sĩ khám và điều trị dứt điểm, chớ nên chủ quan.

Địa chỉ khám, chữa đau nhức khớp gối lâu ngày uy tín

Đau nhức khớp gối gây ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống và khiến cho chất lượng cuộc sống...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.