Mách bạn cách chữa viêm xoang bằng ngải cứu an toàn, lành tính
Các triệu chứng của bệnh viêm xoang như: đau nhức xoang, chảy dịch tiết, ngạt mũi, điếc mũi… có thể được kiểm soát nhờ vào mẹo dân gian chữa viêm xoang bằng ngải cứu. Theo nhiều nghiên cứu của y học truyền thống lẫn hiện đại, cây ngải cứu có chứa các thành phần có tính kháng khuẩn, kháng viêm nên có thể khắc phục biểu hiện bệnh lý trên.
I. Tại sao ngải cứu có thể chữa được bệnh viêm xoang?
Ngải cứu (tên khoa học là Artemisia vulgaris) hay còn có tên là ngải diệp, nhà ngải, thuốc cứu là cây thân thảo thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây cao từ 0.4 – 1m, nhành non có lông. Lá ngải cứu mọc so le nhau, chẻ thành hình lông chim, đầu lá nhọn, mặt trên có màu lục sậm, mặt dưới có màu nhung trắng, vò nát lá có mùi thơm hắc. Đây là loại thực vật ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cây con hay cành.
Ngải cứu có vị cay, tính ấm, mùi thơm, vị đắng. Cây có công dụng điều hòa khí huyết, tiêu viêm, giảm đau, giảm kích ứng, trừ thấp tương đối hiệu quả nên dân gian thường dùng vị thuốc trên để giảm đau bụng kinh, trị một số bệnh xương khớp, thần kinh và bệnh đường tai mũi họng – trong đó có viêm xoang.
Y học hiện đại cũng cho biết, trong thành phần của cây ngải cứu có chứa nhiều tinh dầu. Trong tinh dầu lại chứa các hoạt chất tự nhiên có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau như acid amin, flavonoid, cholin, adenin nên có thể điều trị được bệnh viêm xoang.
Xem thêm: 7 cách trị viêm xoang sàng tại nhà đơn giản, hiệu quả
II. Bài thuốc chữa viêm xoang bằng ngải cứu
Chữa viêm xoang bằng ngải cứu là cách trị bệnh được dân gian áp dụng hàng trăm năm nay. Bài thuốc được thực hiện như sau:
Cách 1:
Chuẩn bị: Chọn hái những cây ngải cứu có hoa, đem phơi trong bóng râm, nơi thông thoáng gió hoặc sử dụng mấy sấy sấy nhẹ cho khô (Lưu ý không phơi ngoài để tránh làm giảm dược tính của thảo dược).
Thực hiện: Tán nhỏ phần lá được phơi khô hoặc dùng tay vò cho đến khi ngải cứu khô, rút bỏ gân lá, nén vào trong tờ giấy rồi cuộn lại thành điếu như điếu thuốc lá, dùng hồ giấy dán chặt để điếu không bị bung.
Cách dùng:
- Đốt và hơ điếu ngải cứu cách da đầu khoảng 1.5 – 2 cm tại một số điểm huyệt trên đỉnh đầu.
- Khi hơ ngải cứu, người bệnh sẽ có cảm giác thư thái, thoải mái, dễ chịu, ấm đầu. Khi cảm nhận huyệt nóng lên nhiều thì bắt đầu chuyển sang hơ những huyệt khác, luân phiên hơ đều.
- Thời gian hơ huyệt đạo thường kéo dài 15 – 30 phút. Khi hơ, chú ý khoảng cách giữa điếu ngải và da đầu để tránh bị cháy tóc.
- Người bệnh viêm xoang nên áp dụng phương pháp trị viêm xoang bằng điếu ngải mỗi ngày một lần (hoặc vào sáng sớm hoặc chiều tối), thực hiện liên tục trong 10 – 15 ngày, sau đó nghỉ giữa liệu trình 5 – 7 ngày rồi tiếp tục đến khi khỏi bệnh.
Cách 2:
Chuẩn bị:
- 500 gam ngải cứu
- 5 gam muối.
Thực hiện:
- Ngải cứu sau khi mua hoặc hái về đem rửa sạch, để cho ráo. Cắt lá ngải cứu thành từng đoạn dài khoảng 3 cm.
- Cho muối và ngải cứu lên chảo rang, đảo đều cho đến khi nóng thì ngừng.
Cách dùng:
- Cho 1 phần ngải cứu và muối lên miếng vải nhỏ, cuộn trò rồi dùng tay rê đều lên trán. Lặp đi lặp lại thao tác trên từ 8 – 10 lần, hiện tượng ngạt mũi sẽ được cải thiện.
- Cho phần ngải cứu còn lại trên chảo vào một chiếc khăn nhỏ, đặt dưới gối, ngủ như bình thường.
- Cách trên phù hợp hơn với đối tượng trẻ em, trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm xoang.
III. Một số lưu ý khi dùng ngải cứu điều trị bệnh viêm xoang
Để dùng ngải cứu trị viêm xoang hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Không dùng ngải cứu quá nhiều. Các chuyên gia cho biết, dùng nhiều ngải cứu có thể khiến cơ thể mất năng lượng, ù tai, chóng mặt, thậm chí gây tổn thương thận.
- Dùng kiên trì, tránh ngắt quảng trong quá trình trị bệnh vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh viêm xoang.
Một số lưu ý khác:
Trong quá trình dùng ngải cứu trị bệnh viêm xoang, cần chú ý áp dụng các biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe để đẩy nhanh tiến độ khỏi bệnh. Cụ thể:
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, tiếp xúc với môi trường không khí ô nhiễm, độc hại.
- Giữ ấm cơ thể, nhất là vị trí mũi, họng. Không tắm vào nửa đêm hay sáng sớm, không nằm trực tiếp dưới quạt hay bật điều hòa, máy lạnh ở nhiệt độ thấp.
- Chú ý vệ sinh mũi họng hằng ngày. Có thể dùng thêm nước muối sinh lý để rửa mũi nhưng không được phép lạm dụng vì chúng có thể khiến cho niêm mạc mũi khô, dễ bị kích ứng hơn.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau củ, trái cây giàu vitamin C, uống nhiều nước, tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.
Cách chữa viêm xoang bằng cây ngải cứu được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, để bài thuốc phát huy tối đa tác dụng, cần thực hiện đúng cách, phối hợp châm ngải cứu với biện pháp chăm sóc sức khỏe để nhanh chóng khỏi bệnh. Ngoài mẹo trên, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp trị bệnh viêm xoang bằng cây giao, hoa xuyến chi… cũng được đánh giá cao.
Có thể bạn quan tâm
- 10 cách chữa viêm xoang bằng thuốc Nam, cây cỏ quanh nhà
- 11+ Thuốc Trị Viêm Xoang Tốt Nhất Thường Dùng Và Lưu Ý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!