Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? Hậu quả như thế nào?

Theo một số thống kê được công bố vào năm 2014 tại Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc chứng viêm tai giữa rất cao, chiếm khoảng 13% dân số. Ngoài ra, thống kê cũng cho biết việc điều nhiễm trùng tai cần khoản chi phí cao, 3 tỷ đô mỗi năm là con số phải trả cho hệ thống chăm sóc sức khỏe Tai mũi họng Hoa Kỳ. Vậy bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? Hậu quả như thế nào? 

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?
Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? Tìm hiểu những chia sẻ của chuyên gia

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa hay còn được gọi là nhiễm trùng tai giữa, một dạng tổn thương bên trong tai giữa do nhiều nguyên nhân. Các chuyên gia Tai mũi họng đầu ngành đã thống kê một số nguyên nhân cụ thể như là:

  • Dùng vật nhọn chọc ngoáy vào tai là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng nhiễm trùng tai giữa. Bởi vì, vật nhọn này rất dễ gây tổn thương cho tai, màng nhĩ và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Hơn nữa, vật này còn không đảm bảo vệ sinh nên rất có thể chúng mang vi khuẩn từ bên ngoài vào bên trong tai.
  • Vệ sinh tai không đúng cách hoặc không có thói quen vệ sinh tai thường xuyên.
  • Nước vào tai do tắm gội, bơi lội cũng có thể khiến cho tai bị viêm. Bởi nước đi vào tai khiến cho tai bị ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây triệu chứng viêm tai.
  • Người có tiền sử mắc bệnh viêm xoang, viêm họng không được điều trị đúng cách cũng có khả năng dẫn đến viêm tai giữa hoặc tắc vòi nhĩ do khoang tai mũi họng có vị trí giao nhau.
  • Do kết cấu tai và vòi nhĩ chưa hoàn thiện nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và khiến cho tai bị tổn thương. Tình trạng này thường gặp nhiều nhất ở trẻ em.
  • Ăn uống không đúng cách có thể khiến cho thức ăn tràn vào trong tai và dẫn đến triệu chứng viêm nhiễm.

Khi có dấu hiệu viêm tai giữa, bệnh nhân thường gặp phải một số biểu hiện cụ thể như là:

  • Tai có tiếng động, đau nhẹ hoặc ngứa ngáy, khó chịu trong tai.
  • Tai có biểu hiện lùng bùng, nghe không rõ.
  • Xuất hiện chất lỏng màu vàng hoặc trắng chảy ra ngoài.
  • Trẻ nhỏ thường cào, nắm tai và quấy khóc.
  • Các triệu chứng đau tai có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài và có thể gặp phải ở cả 2 tai.
  • Có biểu hiện sốt nhẹ.

Vậy bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? Hậu quả của bệnh viêm tai giữa có nghiêm trọng không?

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Để lý giải cho vấn đề này, tiến sĩ Joy Dalnap, bệnh viện Melbourne cho biết, nhiễm trùng tai giữa là bệnh lý nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà nó còn làm tăng nguy cơ đối với thính lực của bệnh nhân. Mặc dù không nguy hại đến tính mạng nhưng viêm tai giữa là tiền đề cho nhiều biến chứng có liên quan đến Tai mũi họng.

Hậu quả của bệnh viêm tai giữa là gì?

Hầu như các triệu chứng nhiễm trùng tai giữa thường không để lại biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, chúng có thể tái phát thường xuyên làm cho lượng dịch nhầy tích tụ lâu dài trong tai và gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như là:

  • Suy giảm thính lực: Sự tích tụ của các chất nhầy trong tai giữa khiến cho tai nhận biết âm thanh kém. Lúc này, chuỗi xương tai và màng nhĩ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhân có nguy cơ bị mất thính lực nhẹ hoặc nặng, tùy vào mức độ.
  • Gây thủng màng nhĩ: Viêm tai giữa giai đoạn có mủ tích tụ nhưng không tự thoát ra ngoài gây áp lực lên màng nhĩ. Mủ trong tai có thể bị chảy ra khi màng nhĩ tự thủng hoặc bị tác động trực tiếp. Khi mủ thoát ra ngoài, các triệu chứng của bệnh sẽ được giảm thiểu đáng kể, nhưng nguy cơ tái phát rất cao. Đa số, màng nhĩ có thể tự lành trong vòng 48-72 giờ, nhưng trong một số trường hợp cần phải phẫu thuật để khâu lại màng nhĩ.
  • Mất thính lực thể nhẹ: Là một biến chứng phổ biến của chứng viêm tai giữa, nhưng nó thường tự biến mất sau đó khoảng vài ngày. Joy cho rằng chứng nhiễm trùng tai dai dẳng kèm theo tình trạng tích tụ chất lỏng lâu ngày trong tai giữa khiến cho màng nhĩ bị tổn thương và dẫn đến tình trạng mất thính lực tạm thời. Có một số trường hợp viêm tai giữa gây tổn thương vĩnh viễn cho màng nhĩ hoặc cấu trúc tai giữa thì nguy cơ bị mất thính lực vĩnh viễn xảy ra rất cao.
  • Chậm phát triển ở trẻ: Trẻ em bị viêm tai giữa kéo dài có nguy cơ bị chậm phát triển nói và kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp bị giảm sút nghiêm trọng. Hãy đưa trẻ thăm khám sớm để ngăn chặn tình trạng suy giảm thính giác ở trẻ.
  • Viêm xương chẩm: Viêm tai giữa nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng viêm có thể gây ảnh hưởng đến phần xương sọ nằm phía sau tai. Nghiêm trọng hơn là làm tăng nguy cơ viêm màng não hay các phần khác của đầu. Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng các trường hợp này vẫn có khả năng xảy ra ở mức đáng báo động.
  • Lây nhiễm: Viêm tai giữa mãn tính có nguy hiểm không? Nhiễm trùng tai giữa không được điều trị hoặc nhiễm trùng không được đáp ứng đầy đủ có thể lan sang các cơ quan xung quanh như nhiễm trùng xương chũm. Dạng nhiễm trùng này tạo nên các nang chứa mủ và gây tổn thương xương.
Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?
Bệnh viêm tai giữa gây giảm thính lực ở một số đối tượng

Bài viết trên đây vừa giải đáp được thắc mắc “Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?”. Hy vọng qua những thông tin này có thể giúp ích cho việc tìm kiếm thông tin của bạn đọc. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay chỉ định của bác sĩ.

Tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm tai giữa có mủ

Chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa có mủ

Viêm tai giữa có mủ thường xảy ra khi bệnh nhân bị viêm tai giữa hoặc viêm mũi họng nhưng...

Viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp là gì?

Viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp là thuật ngữ đề cập đến giai đoạn đầu của bệnh....

Viêm tai giữa ở trẻ em: Thông tin, chẩn đoán và điều trị

Có khoảng 75% trẻ em sẽ bị viêm tai giữa ít nhất một lần từ khi chúng bắt đầu đi...

Người bị viêm tai giữa có nên đi bơi không?

Bơi lội là hoạt động thể thao được nhiều người lớn và trẻ em yêu thích, nhất là trong những...

7 loại thuốc nhỏ chữa viêm tai giữa phổ biến và lưu ý

Thông thường viêm tai giữa sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp, viêm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *