Các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ bạn cần cảnh giác
Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, các biến chứng này có khả năng di chứng thành ung thư ở đại trực tràng, đe dọa đến tính mạng.
Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý về hậu môn trực tràng xảy ra phổ biến hiện nay. Theo một số báo cáo ước tính có khoảng 50% dân số trên 50 tuổi mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do rối loạn nhu động ruột, lối sống và làm việc không khoa học hoặc cũng có thể do một số bệnh lý mãn tính gây ra.
Các triệu chứng của bệnh trĩ có thể bao gồm đau rát, đi cầu chảy máu, khó chịu ở vùng hậu môn. Trong giai đoạn đầu mới phát, những triệu chứng này thường xuất hiện và biến mất sau đó mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh lơ là, không quan tâm và không tiến hành điều trị sớm, các triệu chứng này có thể chuyển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí trong trường hợp nặng bệnh nhân có thể bị mất mạng.
Biến chứng của bệnh trĩ không nên xem thường
Chữa bệnh trị không đúng phương pháp hoặc tự ý điều trị theo các biện pháp dân gian truyền miệng không những không giúp bệnh mau khỏi mà ngày càng nặng thêm. Bên cạnh đó, trĩ còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
1. Mất máu, thiếu máu
Theo bác sĩ Mark Wong (bác sĩ phẫu thuật ngoại tổng quát tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, Singapore) cho biết, chảy máu là một trong những triệu chứng nhận biết bệnh trĩ đầu tiên. Trong giai đoạn đầu, biểu hiện này thường không gây ảnh hưởng nhiều nhưng càng về sau chảy máu nhiều có thể gây mất máu dẫn đến thiếu máu. Chính vì vậy, cơ thể người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược và có thể bị ngất xỉu bất cứ lúc nào.
2. Sa búi trĩ gây nhiễm trùng, hoại tử
Theo các chuyên gia y tế, sa búi trĩ thường xảy ra trễ hơn, hiện tượng này xuất hiện sau một khoảng thời gian đi cầu có kèm lẫn máu. Ban đầu búi trĩ chỉ là một khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn và có thể tự tụt vào được. Tuy nhiên, về sau khối lồi này dần to lên và không thể tự tụt vào sau mỗi lần đi vệ sinh. Ở giai đoạn này, mới đầu người bệnh có thể dùng tay nhét vào được nhưng về sau khối lồi này có thể thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Thông thường, sa búi trĩ nếu không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách có thể là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm gây bệnh xâm nhập gây viêm nhiễm hậu môn. Chưa dừng lại ở đó, chúng có thể phát triển lan rộng sang các bộ phận xung quanh dẫn đến viêm nhiễm nặng.
Trong trường hợp búi trĩ bị sa nghẹt hoặc tắc mạch có thể dẫn đến tình trạng sưng tấy, phù nề, viêm vùng hậu môn gây đau nhức dữ dội. Nếu không được chữa trị sớm, búi trĩ có thể bị lở loét, bội nhiễm và hoại tử, rất nguy hiểm.
3. Tắc mạch
Trong búi trĩ có xuất hiện cục máu đông dẫn đến hiện tượng búi trĩ cương to gây đau nhức dữ dội. Đặc biệt, đau xảy ra khi bệnh nhân ngồi hoặc khi nhu động ruột hoạt động.
4. Di chứng thành ung thư ở đại trực tràng
Một trong những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh là bệnh có khả năng di chứng thành ung thư đại trực tràng.
Ngoài các biến chứng nêu trên, bệnh trĩ có thể gây ra các tai biến như:
- Rối loạn chức năng cơ thắt, có nghĩa là cơ thắt yếu không giữ được hơi và phân, co cơ thắt.
- Vỡ búi trĩ ngoại
- Gây ra các bệnh thứ phát kèm theo như viêm hốc, nứt kẽ hậu môn, rò quanh hậu môn – trực tràng, viêm ngứa hậu môn – trực tràng,…
- Một số biến chứng nặng nề khác như bệnh trĩ có thể gây huyết khối di chuyển lên mạc treo gây tắc nghẽn mạch hoặc nhiễm khuẩn máu,…
Bệnh trĩ khi mới xuất hiện thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh xuất hiện thường xuyên không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, người bệnh cần tiến hành điều trị sớm, tránh biến chứng xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
- 7 cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật hiệu quả
- Bệnh trĩ nên và kiêng ăn rau gì hỗ trợ điều trị?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!