Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không? Bác sĩ giải đáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh trĩ gây đau đớn, khiến sinh hoạt thường ngày đảo lộn. Nếu để lâu không chữa, bệnh sẽ gây ra những biến chứng. Từ đó, bệnh nhân có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu để lâu không chữa, bệnh nhân có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu để lâu không chữa, bệnh nhân có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ không ngừng tăng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như: béo phì, ngồi quá lâu, táo bón, ho kéo dài, phụ nữ có thai,… Hiện nay, nhiều người quan tâm đến việc phòng tránh và điều trị. Tuy nhiên, vấn đề được nhiều người quan tâm nhất đó là: bệnh trĩ nguy hiểm đến mức nào, có nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không?

1. Những nguy hại của bệnh trĩ

Bệnh trĩ gây khó khăn trong đại tiện

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ là đau rát, rất khó chịu ở hậu môn. Do đó, khi đi đại tiện, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đến mức khổ sở, mang tâm lý sợ nhà vệ sinh. Thậm chí, hoạt động bài tiết còn làm cho vùng da thịt hậu môn chảy máu.

Bệnh trĩ gây khó khăn trong sinh hoạt thường ngày

Cơn đau cản trở nhiều hoạt động trong sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Những cử động, di chuyển, đứng lên và ngồi xuống đều đi kèm với cơn đau buốt. Người bệnh sẽ khó có thể tham gia các hoạt động vui chơi, lao động. Sinh hoạt vợ chồng bị ảnh hưởng.

Hậu môn dễ bị nhiễm trùng

Khi bị trĩ, bệnh nhân còn có nguy cơ mắc thêm những bệnh lý khác như nứt, rách hậu môn, viêm loét hậu môn, nhiễm trùng máu,… Đặc biệt ở phụ nữ, bệnh trĩ còn có thể dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.

Lúc này vi khuẩn và độc tố sẽ tấn công vào cơ thể qua những vết thương hở do bệnh trĩ gây ra.

Ảnh hưởng đến thần hệ kinh

Bệnh trĩ còn gây ra một số tác hại cho hệ thần kinh như: Đau đầu, ảnh hưởng đến dây thần kinh, suy giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh, đầu óc căng thẳng, tâm lý không ổn định, dễ ngất xỉu, đau nhức vùng lưng dưới,…

Bác sĩ giải đáp: Bị bệnh trĩ lâu năm có chữa được không?

2. Có thể nguy hiểm tính mạng khi nào?

Hiếm khi bệnh trĩ đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên nếu không được y học can thiệp, bệnh nhân dễ bị nguy hiểm đến tính mạng ở một số trường hợp như:

  • Tình trạng mất máu nghiêm trọng: Bệnh nhân bị thiếu máu, không đủ hồng cầu để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
  • Búi trĩ làm tắc nghẽn lưu thông máu: Các búi trĩ do trĩ nội gây ra có thể làm tắc một số mạch máu ở hậu môn. Từ đó, sự liên lạc của các cơ ở hậu môn bị cắt đứt.
  • Nếu không điều trị từ sớm, bệnh trĩ còn gây ra biến chứng ung thư trực tràng.
Bệnh trĩ còn gây ra một số tác hại như: Đau đầu, suy giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh, đầu óc căng thẳng, tâm lý không ổn định, dễ ngất xỉu, đau nhức vùng lưng dưới,...
Bệnh trĩ còn gây ra một số tác hại như: Đau đầu, suy giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh, đầu óc căng thẳng, tâm lý không ổn định, dễ ngất xỉu, đau nhức vùng lưng dưới,…

Điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Có 3 loại bệnh trĩ:

  • Trĩ nội;
  • Trĩ ngoại;
  • Trĩ hỗn hợp: bao gồm cả trĩ nội lẫn trị ngoại.

Trong đó, trĩ ngoại là trường hợp bệnh dễ điều trị nhất. Hai trường hợp còn lại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp là hai trường hợp bệnh nặng. Do đó, bệnh nhân cần được theo dõi, có phương pháp điều trị khoa học và can thiệp của ngoại khoa.

Sau đây là một số cách điều trị bệnh trĩ:

1. Trường hợp bệnh nhẹ

Đối với trĩ ngoại, việc điều trị không quá phức tạp. Tuy nhiên nếu bệnh nhân chủ quan, không điều trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ trở nên phức tạp.

Sau 48 tiếng đồng hồ, búi trĩ sẽ hình thành rõ rệt. Tuy nhiên, chúng sẽ tự hết trong vòng 4 đến 5 ngày. Người bệnh có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà bằng một số cách sau:

  • Ngâm nước ấm, nước sạch;
  • Sử dụng dụng bồn tắm sitz để ngâm nước ấm, cải thiện tình trạng đau;
  • Thoa thuốc hoặc đưa thuốc vào trong hậu môn theo chỉ định của bác sĩ: một số loại thuốc sẽ giúp bệnh nhân giảm đau, giảm sưng tấy, chống viêm, kháng vi khuẩn,… khi bị trĩ.
  • Dùng thuốc giảm đau, thuốc chống sưng viêm, thuốc uống điều trị trĩ,…
  • Thay đổi nếp sinh hoạt: ăn nhiều rau, chất xơ, uống nhiều nước,… tránh chất béo, tránh thực phẩm chiên xào, không nên ngồi quá lâu,…

Lưu ý: Nếu tình trạng trĩ ngoại diễn ra trầm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tiểu phẫu cắt bỏ búi trĩ.

2. Trường hợp bệnh nặng

Đối với trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nặng, bệnh nhân sẽ được chữa trị bằng những cách sau:

  • Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ bằng các phương pháp như: Dùng dao siêu âm, dao điện, cắt trĩ theo Longo, khâu trĩ theo Longo cải biên,…
  • Đốt bỏ trĩ.
  • Thắt dây cao su: Dùng sợi cao su thắt gốc búi trĩ, để ngắt sự lưu thông. Búi trĩ sẽ co lại và được bác sĩ cắt bỏ.
  • Tiêm chất hóa học để làm khô và thu nhỏ các búi trĩ.
  • Cố định búi trĩ bằng ghim: Cách này giúp cho búi trĩ không bị sa xuống, ra bên ngoài hậu môn.

Bạn nên biết: Tại Sao Cắt Trĩ Xong Vẫn Lòi Búi Trĩ? Có Cần Mổ Tiếp?

Nếu tình trạng trĩ ngoại diễn ra trầm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tiểu phẫu, cắt bỏ búi trĩ.
Nếu tình trạng trĩ ngoại diễn ra trầm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tiểu phẫu, cắt bỏ búi trĩ.

Bệnh trĩ gây rối loạn đời sống của bệnh nhân, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần. Thậm chí, căn bệnh này còn gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do đó, bạn đọc cần xem trọng việc phòng bệnh hơn chữa bệnh, để không bị bệnh trĩ ám ảnh đời sống.

Có thể bạn quan tâm:

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không có chủ đích đưa ra chẩn đoán, chỉ định, hay lời khuyên thay cho bác sĩ chuyên môn, nhân viên y tế.

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh trĩ của vừng đen

Chữa bệnh trĩ bằng vừng đen là một trong những phương thuốc dân gian khá hiệu quả nhưng không phải...

Chữa bệnh trĩ bằng đá lạnh – Mẹo hay, giảm ngay đau rát

Có lẽ bạn sẽ khá bất ngờ khi nhắc đến việc chữa bệnh trĩ bằng đá lạnh. Tuy phương pháp...

Trĩ ngoại độ 2 có cần phẫu thuật không? Uống thuốc gì?

Trĩ ngoại độ 2 là giai đoạn tiến triển của bệnh trĩ ngoại độ 1 không được phát hiện và...

Phẫu thuật Longo – Phương pháp cắt trĩ phổ biến nhất

Phẫu thuật Longo là một trong những phương pháp cắt trĩ được sử dụng phổ biến nhất. Bởi phương pháp...

Một số bệnh viện uy tín khám và điều trị bệnh trĩ tại Nghệ An là Bệnh viện Quốc tế Vinh, Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An,...

Top 6 địa chỉ khám chữa bệnh trĩ ở Nghệ An uy tín và hiện đại

Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp, có thể xảy ra với bất kỳ ai nếu có chế độ dinh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *