Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng đông y cổ truyền
Chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước và viêm nhiễm. Để mang đến tác dụng tốt, bạn cũng cần kiên trì và áp dụng trong thời gian dài. Hiểu rõ về phương pháp chữa trị này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chữa trị cho bản thân.

Tổ đỉa là một trong những bệnh da liễu phổ biến, thường xảy ra ở lòng bàn tay và bàn chân. Đặc trưng của tình trạng này là xuất hiện các mụn nước trong, mọc thành từng cụm. Vùng da không bị nổi ban đỏ nhưng lại gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân. Nếu không được chữa trị sớm, các mụn nước này bị vỡ, cộng thêm việc gãi và chà xát nhiều sẽ làm sẽ khiến cho vi khuẩn lây lan mạnh và gây bệnh chàm hóa. Nếu bội nhiễm, vi khuẩn có thể gây ra các mụn mủ. Điều này sẽ là tăng nguy cơ bị viêm hạch bạch huyết, viêm mô tế bào…
Một điều không may là căn bệnh này thường tái phát nhiều lần. Mỗi lần bệnh được chữa lành là mỗi lần các mụn nước sẽ khô đi, làm bong tróc da. Nó sẽ làm cho da tay và bàn chân bị sần sùi. Đồng thời xuất hiện nhiều lỗ nông sâu trên da. Chính vì thế mà người ta đặt tên cho chứng bệnh này tổ đỉa.
Để khắc phục bệnh tổ đỉa có khá nhiều cách. Tuy nhiên, chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng. Bởi đây là phương pháp an toàn. Nếu sử dụng trong thời gian dài cũng sẽ không gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Thông tin thêm: Bệnh tổ đỉa có di truyền sang đời sau không?
Các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y
Theo Đông y, nếu bệnh tổ đỉa xảy ra ở bàn tay thì được gọi là trường phong, ở bàn chân thì gọi là thấp cước khí. Căn nguyên sâu xa gây nên tình trạng này chính là do phong, thấp, nhiệt tà hoặc độc tà. Chúng sẽ kết tụ lại ở bì phu bàn tay, bàn chân và làm ảnh hưởng đến sự vận hóa của khí huyết. Điều này dẫn đến tình trạng bì phu tấu lý. Lúc này da sẽ không được cấp ẩm và các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ. Vì thế nó sẽ gây khô da, bong tróc da.
Song song với đó, thấp nhiệt kết hợp với phong tích tụ sinh mụn nước. Lâu ngày sẽ khiến cho da bị hóa nùng và có mủ, sưng loét. Tình trạng độc tà hóa táo sẽ gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Muốn khắc phục các triệu chứng này, dựa vào vị trí mắc bệnh mà các thầy thuốc sẽ chỉ định cho bạn các cách chữa trị phù hợp. Dưới đây là những bài thuốc mà bạn có thể áp dụng:
1. Nga trường phong (vị trí mắc bệnh là lòng bàn tay)

+ Triệu chứng:
Nếu bị bệnh ở lòng bàn tay, người bệnh đang bị tổ đỉa ở thể phong thấp. Lúc này, lòng bàn tay sẽ có cảm giác ngứa ngáy như kim châm. Thêm vào đó, da tay xuất hiện thêm các mụn nước. Nếu gãi hoặc chà xát mạnh sẽ khiến các mụn nước này bị vỡ. Điều này sẽ khiến cho vùng da bị tổn thương có các lỗ lổm chổm. Da tay cũng sẽ bị khô, ngứa ngáy không thể chịu nổi. Chưa hết, lưỡi của bệnh nhân cũng sẽ bị đỏ, ít rêu lưỡi và mạch phù hoạt.
+ Phương pháp chữa trị: Thanh nhiệt, khu phong
+ Các bài thuốc:
Bạn có thể sử dụng những bài thuốc này theo những cách khác nhau như uống, thoa ngoài, bài thuốc ngâm rửa. Cụ thể như sau:
Bài thuốc uống:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 12g tỳ giải, 16g sinh địa, 16g ích mẫu, 12g hoàng bá, 16g ý dĩ, 16g kinh giới, 16g cỏ nhọ nồi, 16g ké đầu ngựa. Cho tất cả các vị thuốc vào ấm và sắc lên cùng với nước. Chia lượng thuốc thu được thành 3 lần dùng trong ngày. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng bệnh được giảm đi nhanh chóng.
- Bài thuốc 2: Lấy 12g đương quy, 12 thương truật, 12g hoàng bá, 12g liên kiều, 12g bạch thược, 12g xuyên khung, 16g ý dĩ, 16g sinh địa. Những vị thuốc này cũng cho vào ấm và sắc lên. Chia thuốc thành 3 lần, uống trong ngày. Cần phải kiên trì áp dụng để thuốc phát huy hết tác dụng của nó.
Bài thuốc dùng tại chỗ:
Bên cạnh các bài thuốc uống, bạn có thể kết hợp với các bài thuốc đắp ngoài để tăng thêm hiệu quả chữa trị. Những bài thuốc bạn có thể áp dụng bao gồm:
- Bài thuốc 1: Dùng cao chiết từ cây mỏ quạ để thoa lên vùng da bị tổn thương. Áp dụng 2 lần mỗi ngày, thực hiện thường xuyên sẽ giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, mọc mụn nước.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị ô tặc cốt thanh đại, phèn phi, bằng sa với lượng bằng nhau. Đem tất cả đi tán thành bột mịn rắc vào vùng da bị tổn thương. Lưu ý là trước khi rắc thuốc, bạn cần rửa sạch vết thương bằng nước tô mộc.
Bài thuốc ngâm rửa:

- Bài thuốc 1: Dùng 60g bán chi liên sắc lên cùng với nước. Sau khi nước sôi kỹ thì tắt bếp, chờ cho nước nguội bớt thì ngâm vùng da bị tổn thương vào. Lưu ý là bài thuốc này chỉ được áp dụng khi vết thương bị loét đỏ.
- Bài thuốc 2: 12g phù bình, 12g thương nhĩ, 12g khổ sâm, 12g thương trật, 10g hương phụ, 12g hoàng cầm. Sắc lên cùng với nước để ngâm rửa hàng ngày. Bài thuốc này được dùng khi có nhiều mụn nước, áp dụng thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng bệnh được giảm bớt.
2. Thấp cước khí (vị trí mắc bệnh là lòng bàn chân)
+ Triệu chứng:
Tương tự như nga trường phong, bệnh nhân mắc bệnh dạng thấp cước khí cũng có những biểu hiện tương tự. Vùng bàn chân sẽ xuất hiện nhiều mụn nước, gây ngứa, đau rát không chịu được. Những mụn nước này nếu vỡ sẽ tạo ra nhiều sẹo, có các lỗ trên da.
+ Phương pháp chữa trị: Thanh nhiệt trừ thấp, khu phong.
+ Các bài thuốc:
Để điều trị bệnh tổ đỉa dạng thấp cước khí, bạn có thể áp dụng các bài thuốc sau:
Bài thuốc uống trong:
- Bài thuốc 1: 16g ké đầu ngựa, 12g kim ngân, 20g thổ phục, 16g ý dĩ, 16g sinh địa, 12g tỳ giải, 16g hy thiêm, 12g kinh giới, 12g cam thảo đất, 12g cây cứt lợn. Dùng tất cả các vị thuốc trên để sắc lên, chia lượng thuốc thành 3 lần uống hết trong ngày.
- Bài thuốc 2: 16g ý dĩ, 16g tỳ giải, 16g ké đầu ngựa, 40g thổ phục linh. Các vị thuốc này đem sắc lên, chia làm 3 lần uống trong ngày. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy thuốc mang đến tác dụng tốt trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh.
Bên cạnh các bài thuốc uống trong, bạn có thể áp dụng các bài thuốc bôi ngoài và ngâm rửa như phần nga trường phong.
Ưu điểm và hạn chế khi điều trị bệnh tổ đỉa bằng Đông y

Tương tự như các phương pháp khác, chữa tổ đỉa bằng Đông y cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Một trong những mặt lợi dễ nhận thấy khi áp dụng cách chữa trị này là chúng thường an toàn. Vì các bài thuốc đều có nguồn gốc từ tự nhiên, do đó nó ít khi gây ra tác dụng phụ. Thêm vào đó, các bài thuốc từ Đông y đều dễ thực hiện, bất cứ ai cũng có thể áp dụng để điều trị bệnh cho bản thân.
Tuy nhiên, chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y cũng tồn tại một vài hạn chế. Vì những bài thuốc này không mang đến tác dụng nhanh chóng như các loại thuốc tây. Do đó, bạn cần phải sử dụng thường xuyên và trong thời gian dài thì mới mang đến kết quả tốt.
Thêm vào đó, những bài thuốc này phát huy tác dụng ở mức độ nào còn tùy vào cơ địa của từng người. Điều này có nghĩa không phải ai sử dụng thuốc cũng mang đến tác dụng tốt. Bởi nó còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và cơ địa của mỗi người. Do đó, nếu sử dụng một thời gian mà không thấy bệnh thuyên giảm, hãy đi khám để được tư vấn cách chữa trị hiệu quả hơn.
Trên đây là các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y mà chúng tôi tổng hợp được. Song song với việc áp dụng các phương pháp điều trị, bạn cũng cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cho hợp lý. Điều này không chỉ hỗ trợ cho việc điều trị mang đến hiệu quả mau chóng mà nó còn giúp hạn chế được nguy cơ mắc bệnh cho bạn.
Có thể bạn quan tâm
- Thực tế bệnh tổ đỉa có lây không?
- Bị Bệnh Tổ Đỉa Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Để Giảm Triệu Chứng?