Viêm gân chóp xoay
Viêm gân chóp xoay là bệnh lý xương khớp gây đau nhức khó chịu. Bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm, điều trị phòng tránh tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Trường hợp viêm nhiễm kéo dài có thể gây suy giảm vận động, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống, tác động tiêu cực sức khỏe người bệnh.
Tổng quan
Viêm gân chóp xoay (Rotator Cuff Tendinitis) là bệnh lý xương khớp xảy ra phổ biến ở người trung niên. Bệnh ảnh hưởng đến gân cơ chóp xoay, phản ứng viêm hình thành khiến cơn đau xuất hiện bất thường. Kèm theo đó là hiện tượng lắng đọng canxi ở gân. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố con người, môi trường,...
Có rất nhiều chấn thương có thể xảy ra ở chóp xoay hay còn gọi là chóp quay. Ngoài hiện tượng viêm, bệnh nhân còn bị chèn ép dưới mỏm cùng vai, rách gân, chóp xoay,... Cụ thể như:
- Hiện tượng viêm túi hoạt dịch tại vùng chóp quay khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhức khó chịu.
- Hiện tượng chen ép mỏm cùng vai làm bệnh nhân gặp khó khăn khi đưa tay lên cao, chèn ép gân cơ chóp xoay, bao hoạt dịch làm cơn đau xuất hiện.
- Một số trường hợp người bệnh bị rách gân do tai nạn, té ngã,... ở người lớn tuổi ảnh hưởng đến chóp xoay.
Đa số các trường hợp gặp sự cố ở chóp xoay điều trị sớm sẽ chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Trường hợp viêm gân chóp xoay lan rộng, cơn đau nhức nặng nề ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống, tình trạng nặng gây nhiều tác động tiêu cực lên sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm gân chóp xoay nhiều người gặp phải. Trong đó, các yếu tố nguy cơ bao gồm tình trạng thoái hóa tự nhiên, hiện tượng thiếu máu nuôi gân, lạm dụng khớp vai,... ảnh hưởng đến chóp xoay. Dưới đây là các yếu tố chính:
- Những trường hợp viêm gân chóp xoay xảy ra ở vận động viên thể dục thể thao phải vận động cơ thể liên tục, tập luyện với cường độ cao. Một số môn thi đấu đòi hỏi chuyển động khớp vai liên tục như bơi lội, đánh bóng chuyền, tennis,...
- Tính chất công việc thường xuyên phải khiêng vác nặng, đưa tay cao xuyên đầu liên tục như thợ sơn, thợ mộc,... có nguy cơ mắc viêm gân chóp xoay cao.
- Ngoài các yếu tố đã nêu, bệnh lý còn có khả năng xuất hiện do chấn thương, tai nạn ảnh hưởng đến chóp xoay. Trong đó bao gồm tình trạng té, chóng đỡ bằng tay đột ngột, tổn thương viêm rách khớp,...
- Bệnh lý khác ảnh hưởng dẫn đến viêm gân chóp xoay cũng là nguyên nhân phổ biến. Trong đó hiện tượng thoái hóa gân có nguy cơ dẫn đến viêm gân chóp xoay cao. Hoạt động của chóp xoay bị ảnh hưởng, nhiều trường hợp bị lệch, hẹp khiến cơn đau trở nên nặng nề hơn.
- Ảnh hưởng bởi tình trạng thay đổi mạch máu là gân không được nuôi dưỡng, trở nên thoái hóa dẫn đến hội chứng chóp xoay. Các tổn thương xuất hiện khiến gân ngày càng yếu dần, không có khả năng phục hồi như khi dòng chảy máu ổn định.
Bên cạnh các yếu tố kể trên còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng viêm gân chóp xoay. Bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám sớm khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra giải pháp giúp người bệnh sớm phục hồi các tổn thương đang gặp phải.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Theo thống kê cho thấy các trường hợp bị viêm gân chóp xoay thường xuất hiện ở bệnh nhân trên 40 tuổi, tuy nhiên hiện nay xu hướng người bệnh cũng ngày càng trẻ hóa dần. Bệnh nhân bị viêm gân chóp xoay sẽ trải qua các cơn đau nhức, cứng khớp khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng như:
- Bên sâu trong vai xuất hiện cơn đau âm ỉ, cơn đau sau đó bắt đầu lan rộng lên cổ, xuống vùng cánh tay. Mặc dù cơn đau có khả năng lan rộng tuy nhiên sẽ không lan quá khu vực khuỷu tay của bệnh nhân.
- Mức độ đau ở giai đoạn đầu thường không quá nặng nề, bệnh nhân sau khi nghỉ ngơi có thể thấy cơn đau được xoa dịu đi nhiều. Mặc dù vậy, một số trường hợp cơn đau xuất hiện vào đêm khuya khiến bệnh nhân khó ngủ, cơ thể mệt mỏi vào sáng hôm sau.
- Khi nhấc cánh tay lên cao bị đau nhức, người bệnh sẽ thấy cơn đau nặng hơn khi viêm gân chóp xoay diễn tiến không được kiểm soát. Đau nhức làm cánh tay trở nên yếu hơn, người bệnh khó sinh hoạt, không cử động chóp xoay linh hoạt như bình thường.
- Cơn đau nặng hơn khi dùng tay đẩy đồ vật ra xa, nếu kéo dài chóp xoay xuất hiện vết rách càng làm cơn đau dữ dội hơn kèm theo nhiều nguy cơ khó lường khác cho người bệnh.
Bệnh nhân khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện kể trên nên chủ động đến gặp bác sĩ. Thăm khám, kiểm tra tình hình chóp xoay để kịp thời xử lý các tổn thương khi cần thiết. Việc điều trị sớm giúp người bệnh giảm thiểu rủi ro gặp biến chứng, bảo vệ an toàn sức khỏe.
Chẩn đoán
Người bệnh đến bệnh viện thăm khám được bác sĩ kiểm tra triệu chứng, thăm hỏi tiền sử bệnh lý, tình trạng chấn thương nếu có,... Một số xét nghiệm kiểm tra được tiến hành nhằm giúp bác sĩ xác định tổn thương, mức độ viêm bệnh nhân đang gặp phải. Dưới đây là một vài phương pháp được áp dụng:
- Chụp X quang: Kiểm tra phát hiện các bất thường bên trong, nhận diện cấu trúc xương, gân, chóp xoay có biểu hiện bất thường hay không. Thông qua biện pháp này cũng nhận diện được hiện tượng vôi hóa, xuất hiện gai xương trong gân.
- Siêu âm: Phương pháp siêu âm cũng được áp dụng cho đối tượng viêm gân chóp xoay, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm bằng máy móc chuyên dụng, kiểm tra phần gân, cơ ở khớp vai.
- Chụp MRI: Ngoài các biện pháp kể trên, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh phương pháp chụp MRI. Biện pháp giúp người bệnh phát hiện tình trạng viêm, hiện tượng tích tụ dịch, tổn thương bên trong nếu có.
Sau khi ghi nhận kết quả chẩn đoán, bác sĩ tiến hành phân tích, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ trao đổi với bác sĩ về các vấn đề liên quan. Khi cần thiết, bệnh nhân phải nhập viện làm phẫu thuật để kịp thời khắc phục viêm nhiễm hoặc các biến chứng nếu có.
Biến chứng và tiên lượng
Người mắc bệnh viêm gân chóp xoay gặp phải các triệu chứng đau nhức khó chịu, cơn đau có thể kéo dài âm ỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trường hợp viêm nhiễm nặng, triệu chứng kéo dài trở nên dữ dội hơn.
Tùy vào mức độ tổn thương chóp xoay, tính chất công việc của người bệnh mà nhiều rủi ro có thể xảy ra. Những trường hợp biến chứng viêm gân chóp xoay bạn có thể đối mặt nếu bệnh không được phát hiện và kiểm soát đúng cách:
- Tình trạng viêm kéo dài mãn tính khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong hoạt động hàng ngày, cơn đau có thể xuất hiện ảnh hưởng đến khả năng xoay chuyển khớp vai.
- Cứng khớp là một trong những hệ lụy mà viêm gân chóp xoay gây ra nếu bệnh nhân không phát hiện và điều trị sớm. Bệnh nhân bị hạn chế vận động, cử động khó khăn khi bị cứng khớp kéo dài.
- Người bệnh gặp phải các biểu hiện bất thường, ảnh hưởng đến độ linh hoạt khớp vai, ngực, lưng.
- Gây ra hiện tượng mất ngủ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Nhiều vấn đề khác xuất hiện khi hiện tượng viêm gân chóp xoay không được khắc phục. Chính vì thế, chuyên gia khuyên bệnh nhân nên chủ động đến gặp bác sĩ nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường. Khám và điều trị viêm gân chóp xoay theo hướng dẫn, khắc phục hiệu quả giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng đời sống, sức khỏe.
Xem thêm: Đau vai: Các nguyên nhân thường gặp, dấu hiệu, điều trị
Điều trị
Dựa trên phác đồ chẩn đoán viêm gân chóp xoay của bệnh nhân phác đồ điều trị sẽ được cân nhắc chỉ định tương ứng. Đa số các trường hợp viêm gân chóp xoay đều có thể khắc phục mà không để lại quá nhiều hậu quả tiêu cực cho người bệnh. Dưới đây là những phương án được áp dụng:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Mục đích xoa dịu cảm giác khó chịu cho người bệnh. Thuốc dược dùng dựa trên tình hình sức khỏe của người bệnh. Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định phác đồ tương ứng, bệnh nhân cần hạn chế lạm dụng thuốc giảm đau, không dùng quá liều để tránh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
- Tiêm corticoid: Ngoài dùng thuốc theo đường uống, người bệnh còn được chỉ định dùng thuốc đường tiêm. Thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm triệu chứng viêm gân chóp xoay, phòng biến chứng. Thuốc được tiêm vào trong cơ thể người bệnh, liều dùng đáp ứng nhu cầu cơ thể cần, giảm thiểu rủi ro biến chứng.
- Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu: Phương pháp được áp dụng rộng rãi. Người bệnh được truyền huyết tương được chiết xuất từ máu của bản thân, huyết tương chứa lượng tiểu cầu lớn nhằm kích thích tốc độ phục hồi của mô tế bào. Biện pháp can thiệp không xâm lấn, độ an toàn cao. Ngoài điều trị viêm gân chóp xoay, liệu pháp còn được ứng dụng trong nhiều bệnh lý khác nhằm mục đích tái tạo tế bào, phục hồi khả năng vận động cho các bộ phận cơ thể.
- Phương pháp phẫu thuật: Phương pháp được chỉ định cho đối tượng bị viêm nặng, có dấu hiệu biến chứng. Biện pháp can thiệp xâm lấn nhằm loại bỏ viêm nhiễm, tái tạo chóp xoay cho bệnh nhân. Hiện tại có các giải pháp bao gồm nội soi khớp vai, mổ mở khớp vai. Bác sĩ sẽ cân nhắc, dựa vào tình hình thực tế của bệnh nhân để đưa ra giải pháp điều trị tương ứng.
Thông thường, bệnh nhân cần khoảng 2 đến 4 tháng để phục hồi sau phẫu thuật. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng kèm thuốc sau phẫu thuật để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến bệnh viện lớn để thăm khám, đồng thời trao đổi với bác sĩ các vấn đề thắc mắc để được giải đáp tốt nhất.
Phòng ngừa
Viêm gân chóp xoay xuất hiện do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong, bên ngoài cơ thể. Người bệnh bị viêm gân chóp xoay gặp khó khăn khi sinh hoạt đời sống, cơn đau có thể kéo dài kéo theo nhiều biến chứng vô cùng nặng nề. Do đó, tốt hơn hết bạn nên chủ động khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Ngoài ra chuyên gia khuyến khích mỗi người nên chủ động phòng bệnh để ngăn chặn rủi ro không mong muốn. Một số lưu ý như sau:
- Duy trì thói quen sống lành mạnh, tập thể dục vừa sức, không nên cố tập, vận động khớp với cường độ liên tục có thể gây tổn thương khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, lao động khiêng nặng ảnh hưởng xương khớp, làm xương, gân, cơ yếu, dễ thoái hóa.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn uống đều độ giúp cơ thể được nạp đủ dưỡng chất. Hạn chế lạm dụng bia rượu, hạn chế đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Không tùy tiện sử dụng thuốc tân dược bừa bãi, điều trị bệnh theo hướng dẫn để bảo vệ sức khỏe, giảm rủi ro thoái hóa khớp hoặc các vấn đề liên quan khác.
- Duy trì cân nặng cân đối, đảm bảo chất lượng giấc ngủ cũng là cách giúp bạn phòng ngừa bệnh lý này.
- Khám sức khỏe định kỳ, thăm khám phát hiện sớm bất thường xương khớp để có hướng điều trị cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Viêm quanh khớp vai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Những câu hỏi quan trọng khi đi khám
1. Nguyên nhân gây viêm gân chóp xoay tôi gặp phải là gì?
2. Tôi có thể dựa vào triệu chứng nào để phát hiện viêm gân chóp xoay?
3. Tình trạng viêm gân chóp xoay của tôi có nghiêm trọng không?
4. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm viêm gân chóp xoay gì?
5. Dùng thuốc chữa viêm gân chóp xoay có được không?
6. Khi nào tôi cần phẫu thuật điều trị viêm gân chóp xoay?
7. Những rủi ro tôi có thể gặp phải nếu không điều trị viêm gân chóp xoay?
8. Thời gian đến tái khám như thế nào?
9. Tôi cần làm gì trong thời gian điều trị để bệnh nhanh khỏi?
Viêm gân chóp xoay khiến bệnh nhân bị đau nhức khó chịu. Trường hợp viêm nhiễm nặng, bệnh không được kiểm soát bằng giải pháp phù hợp có thể gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến không chỉ đời sống mà còn sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế, khi phát hiện cơ thể có các biểu hiện lạ, bệnh nhân cần khám sớm. Dựa trên chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị tương ứng giúp người bệnh tránh gặp phải rủi ro ảnh hưởng sức khỏe.