Nhiễm nấm âm đạo

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nhiễm nấm âm đạo là bệnh chị em phụ nữ gặp phải ít nhất một lần trong đời, nhất là những chị em đã có chồng, đã từng quan hệ tình dục. Nấm ngứa gây khó chịu cho người bệnh, các biểu hiện điển hình có thể quan sát bằng mắt thường. Nhận biết sớm và điều trị giúp bệnh nhân ngăn chặn rủi ro viêm nhiễm phụ khoa nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng khả năng sinh sản sau này.

Tổng quan

Môi trường âm đạo luôn trong trạng thái ẩm ướt dễ bị vi khuẩn, nấm ngứa tấn công. Ở điều kiện bình thường, âm đạo khỏe mạnh, các lợi khuẩn và hại khuẩn ở trạng thái cân bằng, khi bị vi khuẩn xâm nhập lợi khuẩn có thể kiểm soát chúng và loại bỏ ra ngoài.

Nhiễm nấm âm đạo
Nhiễm nấm âm đạo là một dạng bệnh phụ khoa nhiều người gặp phải hiện nay

Tuy nhiên, ở người đang có vấn đề sức khỏe, bị stress, căng thẳng,... có khả năng bị nhiễm nấm âm đạo cao hơn. Bệnh nhiễm nấm âm đạo là tình trạng thay đổi pH âm đạo, nấm Candida có điều kiện tấn công, phát triển gây ra nhiều biểu hiện bất thường ở khu vực này.

Nấm âm đạo khiến vùng kín của phụ nữ bị sưng đỏ, ra dịch bất thường. Trường hợp nhiễm nấm kéo dài không kiểm soát, viêm nhiễm có khả năng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Mặc dù là bệnh phụ khoa phổ biến và có nhiều cách điều trị, tuy nhiên chị em phụ nữ nên chủ động phòng ngừa, kiểm tra và sớm có giải pháp kiểm soát phù hợp.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nhiễm nấm Candida âm đạo có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Đây có thể nói là tình trạng viêm nhiễm phụ khoa phổ biến nhất hiện nay. Bất kỳ chị em phụ nữ nào đều có khả năng mắc phải chứng bệnh này ít nhất 1 lần trong đời, đặc biệt là chị em đã từng quan hệ tình dục, có vợ chồng, đang mang thai,...

Nhiễm trùng nấm men, nhất là liên quan đến nấm Candida có tính chất dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần nếu người bệnh không biết cách kiểm soát hiệu quả. Việc sớm nhận biết, điều trị sẽ giúp bệnh nhân tránh khỏi các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Những yếu tố được xem là có liên quan mật thiết đến hiện tượng nhiễm nấm âm đạo kể đến như:

  • Vệ sinh âm đạo, âm hộ không đúng cách, thụt rửa sâu, không vệ sinh sạch sẽ, mặc quần lót bẩn,... là những yếu tố tăng khả năng nhiễm nấm, viêm nhiễm phụ khoa nhiều phụ nữ gặp phải.
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ mạnh bạo làm tổn thương niêm mạc âm đạo, quan hệ không có biện pháp phòng hộ tăng nguy cơ viêm nhiễm từ bạn tình, viêm nhiễm phụ khoa. Tổn thương niêm mạc là điều kiện cho các hại khuẩn tấn công sâu.
  • Hormone sinh dục thay đổi tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, trong đó có nhiễm nấm âm đạo. Đây là nguyên nhân gây bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai, người sắp bước vào giai đoạn mãn kinh, phụ nữ sau sinh đang cho con bú,... Những đối tượng có sự thay đổi về hormone sinh dục, cơ thể đang có nhiều bất ổn.
  • Một số trường hợp khác bị nhiễm nấm âm đạo do tác dụng phụ của thuốc làm mất cân bằng hệ sinh thái vùng kín, người mắc bệnh tiểu đường, bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch, mất cân bằng hormone trong cơ thể. Ngoài ra, bệnh còn xảy ra do cơ thể ăn uống thiếu chất, suy giảm hệ miễn dịch, thiếu ngủ, stress trong thời gian dài,...

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Nhiễm nấm âm đạo gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho chị em phụ nữ. Nhất là khi số lượng nấm men phát triển ồ ạt bên trong môi trường âm đạo. Chị em có thể cảm nhận rõ nét các triệu chứng tại vùng kín, bao gồm một số dấu hiệu thường gặp như:

Triệu chứng
Tình trạng nhiễm nấm âm đạo khiến chị em có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, tiết dịch âm đạo bất thường

  • Khu vực vùng kín, âm đạo, bên trong âm đạo có dấu hiệu ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Một số trường hợp xuất hiện cảm giác kích ứng, bỏng rát bên trong. Các triệu chứng ngày càng nặng hơn khi bệnh nhân vệ sinh bộ phận sinh dục sai cách, quan hệ tình dục không an toàn trong thời gian nhiễm nấm.
  • Cơn đau rát xảy ra dữ dội hơn khi quan hệ tình dục, niêm mạc bị cọ sát bởi dương vật dẫn đến hiện tượng đau rát, đôi khi có chảy máu nhẹ.
  • Khí hư ra nhiều, có biểu hiện bất thường về màu sắc, đôi khi đặt kẹo, kết lại giống như bã đậu. Quan sát thấy khí hư bám chặt trên thành âm đạo.
  • Da vùng kín có thể bị phù nề, ban đỏ, khi tình trạng viêm nặng hơn hiện tượng này có thể lan rộng sang bẹn, vùng đùi.
  • Những biểu hiện nhiễm nấm có thể tăng dần vào thời điểm trước hành kinh 1 tuần.

Nhiễm nấm âm đạo có biểu hiện tương tự với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Điều này khiến nhiều bệnh nhân nhầm lẫn, chủ quan. Tuy nhiên nấm âm đạo rất dễ tái phát, đặc biệt khi nặng hơn có thể gây ra nhiều vấn đề phụ khoa nặng nề, nhất là rủi ro ảnh hưởng khả năng sinh sản của phụ nữ.

Chính vì thế, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về khí hư, cảm giác nóng rát khó chịu, đau khi quan hệ,... chị em nên chủ động thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán

Khi đến khám, bác sĩ sẽ thăm hỏi triệu chứng người bệnh đang gặp phải, các vấn đề liên quan, sau đó chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Chẳng hạn như kiểm tra âm đạo bằng mỏ vịt, siêu âm đầu dò, xét nghiệm dịch âm đạo,...

Sau khi kết quả chẩn đoán có sự hiện diện của nấm trong âm đạo, bác sĩ tiếp tục đưa ra các hướng điều trị. Thông thường chị em phụ nữ sẽ được chỉ định đặt thuốc, dùng thuốc uống, thuốc bôi,... tùy thuộc đối tượng cụ thể. Khám và điều trị sớm, điều trị đúng cách giúp chữa bệnh hiệu quả, an toàn.

Biến chứng và tiên lượng

Nấm âm đạo là một trong những tình trạng phụ khoa nhiều chị em gặp phải. Bệnh lý dẫn đến viêm nhiễm, có khả năng lan rộng, kéo dài dai dẳng. Hiện nay có thuốc đặt, thuốc uống chữa nấm âm đạo, tuy nhiên chị em nên điều trị theo phác đồ, tránh việc tùy tiện sử dụng thuốc.

Một số trường hợp chủ quan, không sớm khám và điều trị, nhiễm nấm lan rộng có thể gây ra các hệ lụy nguy hại cho chức năng sinh sản của phụ nữ. Đây là một trong những trường hợp làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muốn, thai ngoài tử cung, sảy thai,...

Không những thế, phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo sinh hoạt tình dục không biện pháp phòng hộ có thể lây nhiễm sang bạn tình. Điều này khiến nguy cơ nấm tái phát cao, do nấm lưu trú ở dương vật tiếp tục tấn công âm đạo trong những lần giao hợp tiếp theo.

Chính vì thế, khi điều trị nấm âm đạo, tốt hơn hết bạn nên điều trị cùng với bạn tình. Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng tránh an toàn khi quan hệ để bảo vệ cho bản thân và người phối ngẫu. Mặc dù là bệnh thường gặp, dễ điều trị tuy nhiên chị em phụ nữ không nên chủ quan. Hãy chủ động thăm khám và chữa trị sớm để bảo vệ an toàn sức khỏe sinh sản.

Điều trị

Để điều trị nấm âm đạo, trước hết bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định mức độ viêm nhiễm của từng bệnh nhân. Sau đó chỉ định cách can thiệp phù hợp với từng trường hợp. Những đối tượng bị viêm nhiễm nhẹ thông thường sẽ được kê đơn dùng kem chống nấm bôi ngoài da, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn.

Chúng có tác dụng ức chế hoạt động của nấm, loại bỏ chúng ra ngoài. Dùng thuốc từ 1-7 ngày, không sử dụng quá lâu, không lạm dụng thuốc. Đối với bà bầu, phụ nữ sau sinh bị nhiễm nấm, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phương pháp điều trị đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và bé.

Đa số các trường hợp mang thai sẽ dùng thuốc trị nấm theo đường đặt âm đạo, bôi kem, không sử dụng thuốc kháng nấm đường uống. Sau một tuần nếu dấu hiệu của bệnh không thuyên giảm, bạn cần đến gặp bác sĩ để tiếp tục tái khám, thay đổi cách chữa trị để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Điều trị nhiễm nấm âm đạo
Sử dụng thuốc đặt phụ khoa theo hướng dẫn của bác sĩ, phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn

Bên cạnh đó, trường hợp trong thời gian dùng thuốc bạn phát hiện cơ thể có những dấu hiệu lạ, tác dụng phụ nặng, bạn cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ. Ngoài ra, hãy kiêng quan hệ trong thời gian này, đồng thời vệ sinh vùng kín đúng cách, bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng, xây dựng thói quen tốt hỗ trợ cải thiện bệnh và ngăn chặn biến chứng.

Phòng ngừa

Nhiễm nấm âm đạo có thể tái đi tái lại nhiều lần, nhất là khi chị em phụ nữ không biết cách bảo vệ "cô bé". Chính vì thế, nhiều trường hợp viêm nhiễm tái phát, biến chứng ảnh hưởng khả năng sinh sản. Nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và bạn đời, bạn nên chủ động phòng tránh nhiễm nấm âm đạo nói riêng và các bệnh phụ khoa khác.

Một số lưu ý như sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, không thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
  • Lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, không dùng những sản phẩm có chứa hóa chất độc hại, ưu tiên dùng sản phẩm lành tính, chiết xuất từ thành phần thiên nhiên.
  • Điều trị viêm nhiễm triệt để, không quan hệ tình dục trong thời gian đặt thuốc điều trị.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ vùng kín cả nam và nữ trước và sau khi quan hệ. Tránh quan hệ mạnh bạo, không sử dụng các vật lạ đưa vào âm đạo.
  • Lựa chọn quần lót, quần áo thoải mái, thường xuyên đổi quần lót mới để tránh vi khuẩn lưu trú gây tái phát viêm nhiễm.
  • Ăn uống, ngủ nghỉ đều độ, bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin, khoáng chất cơ thể cần. Hạn chế ăn những món nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, không nên sử dụng thuốc lá, chất kích thích, bia rượu,...
  • Xây dựng đời sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, hạn chế stress kéo dài, tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bất thường và điều trị.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo là gì?

2. Nhận biết nhiễm nấm âm đạo qua những biểu hiện nào?

3. Trường hợp không điều trị nấm âm đạo có sao không?

4. Dùng thuốc có trị được nhiễm nấm âm đạo không?

5. Đặt thuốc trị nấm âm đạo trong bao lâu là khỏi?

6. Nấm âm đạo có lây không? Có tái phát không?

7. Làm thế nào khi nấm âm đạo tái phát?

8. Trong thời gian trị nấm âm đạo có cần kiêng quan hệ không?

9. Bị nấm âm đạo nên ăn gì, uống gì để bệnh mau khỏi?

10. Khi nào cần quay lại bệnh viện tái khám?

Nhiễm nấm âm đạo là tình trạng mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Mặc dù bệnh có thể điều trị khỏi trong thời gian ngắn tuy nhiên nấm có thể tái phát khi chị em không chăm sóc vùng kín đúng cách. Chính vì thế, để phòng ngừa những rủi ro không mong muốn, tốt hơn hết bạn nên chủ động phòng bệnh, thăm khám định kỳ, điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.