Bệnh mù màu

Bệnh mù màu ảnh hưởng đến đời sống, công việc của nhiều người. Theo thống kê, tỷ lệ nam giới mắc bệnh mù màu cao hơn nữ giới.  Mặc dù đây không phải là bệnh lý nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên bệnh gây ra không ít trở ngại cho bệnh nhân, làm suy giảm chất lượng đời sống, công việc của người bệnh.

Tổng quan

Bệnh mù màu (Color Blindness) hay còn gọi là rối loạn sắc giác là tình trạng khó khăn phân biệt, nhận diện màu sắc, hoặc thậm chí là không có khả năng nhìn một số màu sắc nhất định. Người mắc bệnh mù màu gần như vẫn có thể nhìn rõ mọi vật, duy chỉ có các màu sắc nhất định không thể nhìn rõ.

Bệnh mù màu
Tình trạng mù màu khiến người bệnh không phân biệt được một số màu sắc nhất định

Một số trường hợp rối loạn sắc giác nặng người bệnh còn không thể nhìn được bất kỳ màu sắc nào, tuy nhiên tình trạng này rất hiếm khi xảy ra. Bệnh không gây hại tính mạng, các trường hợp mù màu vẫn tham gia các hoạt động đời sống bình thường. Tuy nhiên, bệnh sẽ gây ra không ít trở ngại cho đời sống, công việc. Bệnh mù màu cũng có tỷ lệ di truyền cao, bệnh nhân thường là nam giới.

Phân loại

Bệnh mù màu có nhiều loại, trong đó 3 dạng thường gặp bao gồm mù màu đỏ và xanh lá cây, mù màu xanh và vàng, mù màu đơn sắc. Cụ thể:

Mù màu đỏ và xanh lá cây:

Tế bào hình nón màu đỏ, xanh lá cây hoạt động không ổn định, rối loạn hoặc ngưng hoạt động hoàn toàn làm ảnh hưởng đến khả năng nhận biết màu đỏ và xanh lá cây. Chi tiết hơn:

  • Màu xanh lá nhẹ: Có khoảng 5% nam giới bị ảnh hưởng bởi tình trạng mù màu màu xanh lá nhẹ. Trường hợp này hiếm xảy ra ở nữ giới. Các màu như vàng và xanh lá sẽ thiên về đỏ hơn, người bệnh khó có thể phân biệt màu xanh bởi tế bào hình nón màu xanh không hoạt động như bình thường.
  • Màu đỏ nhẹ: Tương tự như trên, ở trường hợp này tế bào hình nón màu đỏ không hoạt động bình thường. Các màu bao gồm màu đỏ, màu cam, màu vàng khi nhìn sẽ có hướng xanh hơn trạng thái ban đầu của chúng, đồng thời nhìn cũng sẽ kém sắc hơn thông qua mắt của người mù màu. Người bị mù màu đỏ nhẹ thường không gặp quá nhiều vấn đề trong cuộc sống.
  • Mù màu đỏ: Không có tế bào hình nón màu đỏ hoạt động khiến bạn gặp khó khăn khi nhận diện màu đỏ. Lúc này người bệnh thường nhìn màu đỏ thành màu đen. Bên cạnh đó, các màu sắc khác như vàng, cam và màu xanh sẽ nhìn trông giống màu vàng. Có khoảng 1% nam giới bị ảnh hưởng, trong khi ở nữ giới gần như rất hiếm gặp.
  • Mù màu xanh lá: Đây là trường hợp nhiều người đang gặp phải, người bệnh không có tế bào hình nón màu xanh lá. Điều này khiến người bệnh nhìn màu đỏ, xanh lá sang màu xám ánh vàng nhạt.

Mù màu xanh và vàng:

Ngoài tình trạng mù màu đỏ và xanh lá cây, nhiều bệnh nhân còn gặp phải hiện tượng mù màu xanh và vàng. Tỷ lệ bệnh nhân là nam giới, nữ giới ngang nhau. Khi đó, tế bào hình nón màu xanh lam bị thiếu hoặc hoạt động bất thường dẫn đến việc quan sát và nhận diện màu sắc kém.

Phân loại
Bệnh nhân không nhìn thấy được màu sắc bị mù màu mà chuyển thành các sắc thái khác

Người bệnh lúc này có thể nhìn thầy màu xanh lam gần giống với xanh lá, khó nhìn thấy được màu hồng, màu đỏ. Trường hợp này là hiện tượng mù màu xanh lam, vàng nhạt. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể mù màu lam và vàng, khi đó quan sát các màu này bệnh nhân sẽ nhìn thấy màu xám nhạt, màu tím. Các tình trạng mù màu không phổ biến, rất hiếm khi xảy ra.

Mù màu đơn sắc:

Đây là một dạng mù màu nặng, bạn không thể nhìn thấy bất kỳ màu sắc nào. Không có nhiều trường hợp gặp phải vấn đề này. Theo đó, hai nhóm mù màu đơn sắc chính bao gồm:

  • Mù màu hoàn toàn: Tế bào hình nón không hoạt động 2/3 loại gồm tế bào hình nón màu đỏ, xanh lá, xanh lam khiến bệnh nhân bị mù màu hoàn toàn. Việc chỉ có 1 loại tế bào hình nón màu sắc hoạt động khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn khi phân định màu sắc. Ngoài không phân biệt được màu sắc, tầm nhìn của người bệnh cũng không rõ nét, chuyên gia còn gọi tình trạng này là chứng giật nhãn cầu. Khi đó, mắt của bệnh nhân mờ hơn dẫn đến cận thị, khó kiểm soát cử động của mắt.
  • Mù màu hình quê: Có thể nói đây là trường hợp mù màu nghiêm trọng nhất hiện nay. Các sắc tố nhạy cảm ánh sáng nằm trên tế bào hình nón khiến đôi mắt của người bệnh chỉ toàn màu trắng, đen hoặc xám. Khi nhìn vào các vùng có ánh sáng quá rực rõ có thể khiến mắt bệnh nhân bị tổn thương, cử động mắt không kiểm soát.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh mù màu từ nhẹ đến nặng nề, người bệnh có thể quan sát thấy màu sắc nhợt, chuyển màu tương đối hoặc mất màu hoàn toàn. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến các yếu tố kể đến như:

Nguyên nhân
Bệnh xảy ra có liên quan đến yếu tố di truyền, tuổi tác, tính chất công việc,...

  • Sự rối loạn di truyền: Bệnh mù màu có thể liên quan đến rối loạn di truyền. Ngoài ra cũng có một số trường hợp xuất hiện bệnh do gen đột biến. Tình trạng này khiến tế bào thụ cảm ánh sáng hoạt động kém, rối loạn chức năng dẫn đến việc phân biệt màu sắc bị thay đổi. Đây cũng là lý do vì sao tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Tình trạng mù màu xảy ra ở những bệnh nhân gặp vấn đề về mắt, bị bệnh tiểu đường, thoái hóa điểm vàng, các bệnh về hệ thần kinh như Alzheimer, Parkinson,... Chỉ khi bệnh nhân tích cực điều trị, tình trạng mắt mới có các chuyển biến tích cực.
  • Do lão hóa: Hiện tượng mù màu có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi đó khả năng nhìn màu sắc của mắt sẽ dần thay đổi.
  • Ảnh hưởng bởi công việc: Một số người bị mù màu do công việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, người làm việc trong môi trường ô nhiễm, không đảm bảo. Sau một thời gian dài thị lực cũng chịu ảnh hưởng và dần xuống cấp, ngoài cận thị, loại thị, người bệnh có thể mắc phải chứng mù màu.

Ngoài ra mù màu có thể xuất hiện do các yếu tố khác từ trong và ngoài cơ thể. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nghiêm trọng, tuy nhiên bệnh mù màu lại gây ra nhiều trở ngại cho người bệnh trong sinh hoạt đời sống. Người bệnh cần kiểm tra y tế, với trường hợp mù màu ảnh hưởng từ nhiều bệnh lý khác cần được khám và điều trị bệnh phòng tránh biến chứng.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Người bị mù màu nhìn màu sắc khác lạ, đôi khi không nhận thấy màu sắc tươi sáng mà chỉ toàn nhìn thấy màu đen và trắng. Mỗi loại mù màu sẽ khiến người bệnh bị khiếm khuyến một số màu nhất định hoặc khiếm khuyết hoàn toàn. Triệu chứng của bệnh xảy ra từ nhẹ đến nặng nề tùy vào nguyên nhân gây mù màu.

Triệu chứng
Người bệnh mù màu không nhìn thấy được một số màu sắc như đỏ, xanh,... thậm chí là mất màu hoàn toàn

Bạn có thể nhận biết các triệu chứng thông qua một số vấn đề như sau:

  • Một số màu sắc nhất định không được hiển thị, mắt nhìn không rõ hoặc màu chuyển thành màu khác khiến người bệnh bị nhầm lẫn trong đời sống, công việc.
  • Người bệnh mù màu mức độ nhẹ vẫn có thể nhìn thấy các màu sắc khác bình thường, chỉ thay đổi màu những nhóm màu sắc rối loạn tế bào hình nón hoặc không hoạt động tế bào hình nón.
  • Khó phân biệt màu xanh lá và màu đỏ, màu xanh dương và màu vàng, trường hợp nặng người bệnh không thể phân biệt được các máu sắc với nhau.

Sự rối loạn này làm cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân không thực hiện được một số công việc như vẽ, thi công công trình, thiết kế,... Ngoài các biểu hiện kể trên, bệnh mù màu còn khiến người bênh bị đau đầu, mắt nhức mỏi khi cố nhìn vào màu sắc.

Chẩn đoán

Hiện nay để chẩn đoán bệnh mù màu, các bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện các phương pháp gồm kiểm tra mù màu định tính, định lượng mù màu. Cụ thể:

  • Kiểm tra mù màu định tính: Áp dụng phương pháp Ishihara được thực hiện, người bệnh được yêu cầu kiểm tra thị lực của bệnh nhân. Sau đó kết hợp phương pháp Enchroma để xác định người bệnh đang bị mù những màu sắc nào.
  • Kiểm tra định lượng mù màu: Phương pháp Farnsworth-Munsell 100, bài kiểm tra sắp xếp màu sắc theo hướng dẫn. Kết quả cho thấy mức độ mù màu và tình trạng mù màu của người bệnh.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh mù màu không gây nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên các bất thường ở mắt lại gây ra không ít vấn đề đối với đời sống, công việc của người bệnh. Một số trường hợp mù màu ngày càng trở nên nặng nề hơn thậm chí có thể khiến người bệnh không nhận thấy được màu sắc.

Ngoài ra nếu bệnh mù màu hình thành do ảnh hưởng bởi các yếu tố bệnh lý, nhiễm hóa chất độc hại khi không kiểm soát và điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu đột nhiên nhận thấy thị giác gặp vấn đề, khai báo các thông tin liên quan hỗ trợ chẩn đoán bệnh, nguyên nhân chính xác để có cách khắc phục sớm.

Điều trị

Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh mù màu. Các phương pháp được chỉ định nhằm giúp người bệnh khắc phục triệu chứng và ngăn ngừa rủi ro gây ảnh hưởng sức khỏe. Dưới đây là cách khắc phục bệnh mù màu thường được áp dụng:

Điều trị
Hỗ trợ khắc phục mù màu bằng các biện pháp như dùng kính lọc màu

  • Sử dụng kính lọc màu: Kính có tác dụng hỗ trợ người bệnh trong việc phân biệt màu, đặc biệt là những màu nằm trong danh sách mù màu trước đó. Kính chỉ có tác dụng hỗ trợ, không phải là giải pháp điều trị bệnh, do đó bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào kính. Đến bệnh viện uy tín để kiểm tra mắt và nhận tư vấn kính lọc màu phù hợp với tình trạng mù màu của bạn.
  • Ghi nhớ màu sắc đồ vật: Tình trạng mù màu chưa có biện pháp điều trị dứt điểm, do đó người bệnh cần học cách chấp nhận và sống chung với bệnh lý này. Hãy tập ghi nhớ màu sắc của các đồ vật cần thiết trong cuộc sống, công việc, học tập để thuận lợi hơn trong sinh hoạt. Ngoài ra, khi tham gia giao thông bạn nên nhớ thứ tự màu của đèn để biết cách dừng đỗ đúng luật.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Người bị mù màu gặp khó khăn khi sử dụng điện thoại, thiết bị thông minh. Tuy nhiên hiện nay đã có các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ người bệnh mù màu khắc phục các nhược điểm khi dùng các thiết bị thông minh. Bệnh nhân có thể sử dụng máy tính, điện thoại di động dành cho người mù màu để thuận lợi hơn trong công việc, sinh hoạt đời sống.
  • Đối với trẻ em: Trường hợp trẻ em bị mù màu bẩm sinh có nhiều thiệt thòi hơn những đứa bé bình thường. Khi đi học, bạn nên thông báo bệnh lý của bé cho thầy cô để nhận được sự hỗ trợ phù hợp dành cho bé trong quá trình học tập cùng các bạn đồng trang lứa.
  • Đối với bệnh nhân mắc bệnh lý khác: Bệnh mù màu hình thành là do sự ảnh hưởng của các bệnh lý khác cần được hỗ trợ khắc phục bằng giải pháp phù hợp. Điều trị bệnh dựa trên tình hình sức khỏe, khi bệnh cải thiện triệu chứng mù màu cũng được hỗ trợ khắc phục tương đối. Bệnh nhân cần theo dõi và tái khám để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Phòng ngừa

Bệnh mù màu có thể xuất hiện do tuổi tác cao, lão hóa, do bệnh lý hoặc bẩm sinh liên quan đến di truyền. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác gây bệnh. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên bệnh nhân mù màu có thể gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống.

Phòng bệnh
Chủ động bảo vệ đôi mắt tránh các vấn đề thị lực trong đó có tình trạng mù màu

Chính vì thế, bạn nên chủ động trong việc phòng ngừa bệnh lý về mắt này. Các lưu ý như sau:

  • Đối với người có dự định sinh con nên kiểm tra, xét nghiệm di truyền nhằm xác định các bệnh lý di truyền trước khi sinh con, trong đó có bệnh mù màu. Việc này giúp bạn phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh cho thế hệ con cháu.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ để tránh các biến chứng hại sức khỏe.
  • Trong công việc nên sử dụng đồ bảo hộ, dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với thiết bị điện tử, hóa chất độc hại. Bảo hộ mắt tránh trường hợp ảnh hưởng thị lực dẫn đến bệnh mù màu.
  • Đặc biệt không tùy tiện sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Việc lạm dụng thuốc, dùng thuốc sai cách có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe, trong đó có khả năng gây ảnh hưởng đến thị lực.
  • Điều trị bệnh theo hướng dẫn, tuân thủ phác đồ điều trị bệnh nội khoa để tránh gây hại cho nhãn áp, thị lực,... phòng bệnh mù màu.
  • Kiểm tra thị lực nếu nhận thấy các bất thường để được hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân vì sao tôi mắc bệnh mù màu?

2. Tình trạng bệnh mù màu của tôi có nguy hiểm không?

3. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm gì?

4. Bệnh mù màu có chữa dứt điểm được không?

5. Tôi cần làm gì để cải thiện tình trạng mù màu?

6. Tôi có cần dùng thuốc trị mù màu không?

7. Tôi cần tránh làm gì để bệnh mù màu không trở nên nặng hơn?

Bệnh mù màu là bệnh lý thị lực do nhiều yếu tố gây ra. Hiện nay chưa có giải pháp điều trị triệt để. Người bệnh cần chủ động chăm sóc đôi mắt, bảo vệ thị lực theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị các bệnh lý liên quan đển phòng ngừa rủi ro không mong muốn.