Hội chứng truyền máu song thai
Hội chứng truyền máu song thai có nhiều biểu hiện bất thường, cần khám và điều trị để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và bé. Đây là một trong những vấn đề nguy hiểm xảy ra trong thai kỳ của các mẹ mang song thai. Trường hợp nặng bác sĩ sẽ cân nhắc việc đình chỉ thai kỳ để tránh rủi ro cho thai phụ.
Tổng quan
Hội chứng truyền máu song thai (Twin-twin Transfusion Syndrome - TTTS) xuất hiện ở những trường hợp mẹ bầu mang son thai cùng bánh nhau, cùng trứng khác túi ối. Máu dẫn truyền vào bánh nhau cho cả hai bào thai trở nên không đồng đều khiến một bên sẽ được nhiều dinh dưỡng hơn bên còn lại.
Hiện tượng truyền máu song thai diễn biến chậm, tuy nhiên lại đem đến nhiều hệ lụy cho thai nhi. Nhất là trường hợp phát hiện muộn, thai nhi trong buồng tử cung không phát triển toàn diện dẫn đến tình trạng tử vong, sinh non.
Nhiều thống kê cho thấy những trường hợp truyền máu song thai kéo dài thai nhi bị thiếu hụt dưỡng chất có thể lưu tại từ tuần thứ 20. Chính vì thế, bà bầu thường được khuyên nên khám thai định kỳ, khi phát hiện vấn đề bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục đảm bảo an toàn cho hai bé và người mẹ.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Thai nhi được nuôi dưỡng bằng các dưỡng chất từ người mẹ thông qua bánh nhau. Đây là con đường dẫn truyền chất dinh dưỡng, nguồn oxy cho thai nhi phát triển. Kích thước của thai nhi lớn dần đồng nghĩa với việc bánh nhau cũng phát triển theo.
Có nhiều yếu tố gây nên hiện tượng bất thường lưu lượng máu dẫn truyền đến thai nhi khiến bào thai phát triển không ổn định. Đặc biệt đối với trường hợp hai em bé dùng chung một bánh nhau khiến cho việc lưu thông máu ở cho hai bên không đồng đều.
Một em bé sẽ nhận được nhiều máu hơn trong khi đó một bên còn lại lại nhận được quá ít. Điều này khiến cho quá trình mang thai của thai phụ gặp một số vấn đề dễ gây biến chứng truyền máu song thai. Đã có nhiều trường hợp nhận biết hội chứng truyền máu song thai muộn khiến một thai nhi phải tử vong.
Không chỉ có thế, khi một trong hai bào thai gặp sự cố, ngưng phát triển thì bào thai còn lại có khả năng cao gặp phải di chứng thần kinh vô cùng nặng nề. Chính vì thế các bác sĩ sản khoa thường đặt lịch hẹn để thai phụ tiến hành thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết sớm phát hiện bất ổn khi mang nhiều hơn 1 thai nhi.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Hội chứng truyền máu song thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi và cả thai phụ. Tình trạng bất thường diễn ra bên trong một cách âm thầm không có triệu chứng rõ ràng. Điều này càng làm tăng rủi ro biến chứng thai kỳ nguy hiểm khi hiện tượng truyền máu diễn ra bất thường.
Bắt đầu từ khi bước qua tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi lớn dần các dấu hiệu bắt đầu rõ ràng hơn. Đặc biệt là kể từ tuần thứ 20, thai phụ có cảm giác khó thở, hay đau bụng, thai nhi to nhanh hơn bình thường,... Bà bầu khi nhận thấy những dấu hiệu lạ có thể liên hệ ngay với bác sĩ phụ sản đang theo thăm khám để được hỗ trợ, tư vấn khắc phục sớm.
Càng về cuối thai kỳ, các dấu hiệu hội chứng truyền máu song thai ngày càng rõ rệt, dễ nhận biết. Với các triệu chứng như bụng khó chịu thường xuyên, tức bụng. Đây là thời điểm nguy hiểm, thai nhi có thể đã tử vong trong tử cung khi tình trạng truyền máu không đồng đều diễn ra mà không được sự trợ giúp y tế.
Mạch máu lúc này không còn hiện rõ, túi ối sinh không trong suốt, bụng sản phụ phình to hơn so với bình thường. Bà bầu cần được cấp cứu để kịp thời xử lý phòng tránh những rủi ro khác ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi còn lại.
Chẩn đoán
Không quá khó để nhận biết tình trạng truyền máu song thai. Thông qua phương pháp siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện được các biểu hiện bất thường, kiểm tra nước ối xung quanh em bé để kịp thời khắc phục các vấn đề thai phụ đang gặp phải.
Thai nhi nhận được ít máu hơn có ít nước ối hơn thai nhi còn lại nhận nhiều máu, nhiều nước ối. Thông qua siêu âm bác sĩ cũng có thể phát hiện kích thước bất thường của hai thai nhi. Một em bé phát triển lớn hơn nhiều trong khi em bé còn lại khá nhỏ, gầy gò.
Mặc dù vậy, không thể dựa vào kích thước thai nhi để đánh giá thai phụ mắc hội chứng truyền máu song thai. Bác sĩ chỉ dựa vào kết quả siêu âm, kiểm tra nước ói và cộng với hiện tượng thai nhỏ, thai to để xác định thai phụ có hoặc không có mắc phải hội chứng này.
Biến chứng và tiên lượng
Hội chứng truyền máu song thai nếu không được phát hiện, điều trị có thể gây ra các di chứng nguy hiểm cho mẹ và bé. Trong đó, thai nhi có thể chết lưu trong bụng mẹ khi không nhận đủ lượng máu cần thiết hoặc nhận quá nhiều máu, dưỡng chất gây di chứng sau này.
Việc dùng chung bánh nhau cho cả hai thai nhi có khả năng gặp phải di chứng thai nhi tử vong sớm, nhất là khi không phát hiện xử lý kịp thời. Em bé còn lại nhận được nhiều dưỡng chất quá mức gặp phải rủi ro bị to bàng quang, đa niệu, suy yếu tim,...
Hai em bé vẫn có thể tiếp tục phát triển khi gặp phải tình trạng truyền máu song thai, có chung bánh nhau nhưng khác túi ối. Tuy nhiên sự phát triển đồng đều giữa hai trẻ sẽ gây ra nhiều vấn đề cho bà bầu. Em bé nhận được ít máu sẽ chậm tăng trưởng, thiếu nước ối, nhiều nguy cơ vào thai bị dính ở thành tử cung.
Những em bé may mắn sống sót vẫn có khả năng bị di chứng thần kinh nặng, đồng thời cũng có khả năng bị dị tật bẩm sinh cao. Do đó, bà bầu nên thăm khám theo lịch hẹn, kiểm tra khi cơ thể có biểu hiện bất thường để kịp thời xử lý khi cần thiết, phòng tránh rủi ro cho mẹ và con.
Xem thêm: Danh sách những điều cần biết khi mang thai lần đầu
Điều trị
Hội chứng truyền máu song sinh diễn biến âm thầm khiến bà bầu không nhận biết từ sớm. Nhưng bà bầu mang song thai cần thận trọng vấn đề này. Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu cần thường xuyên tái khám theo lịch hẹn, kiểm tra các chỉ số của thai nhi để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.
Những trường hợp mắc hội chứng truyền máu song thai, tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ hướng dẫn phương án can thiệp tốt nhất. Nhằm mục đích vẫn bảo vệ được thai nhi, giảm thiểu rủi ro và duy trì sức khỏe cho bà bầu.
Những giải pháp được dùng trong điều trị hôi chứng truyền máu song thai được chỉ định kể đến như:
- Sử dụng thuốc: Bà bầu được chỉ định dùng thuốc chống viêm khi được chẩn đoán mắc hội chứng truyền máu song thai. Phương pháp hỗ trợ ngăn chặn biến chứng do truyền máu song thai, giảm nguy cơ cho cả bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên thuốc có khả năng gây tác dụng phụ, chính vì thế bà bầu không nên sử dụng tùy tiện.
- Chọc ối: Trong trường hợp một thai nhi nhận được nhiều máu khiến mức độ nước ối bị dư thừa được chỉ định giải pháp chọc ói, dẫn lưu nước ối bị dư thừa để giảm tình trạng truyền máu song thai ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển thai nhi.
- Truyền máu thai nhi: Áp dụng cho một bên thai nhi không nhận đủ lượng máu cần thiết, phương pháp được chỉ định sau khi bác sĩ đã thăm khám, hội chẩn tìm ra phương án điều trị phù hợp cho người bệnh.
- Các phương án khác: Ngoài các biện pháp kể trên, thai phụ còn được chỉ định phẫu thuật hủy thai chọn lọc, loại bỏ 1 thai nhi đã có những di chứng nặng hoặc chết lưu không thể cứu chữa. Phương pháp đốt laser nhằm đốt mạch nối hai buồng ối, hoặc dùng laser hủy thai, cắt dây rốn.
Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng đối tượng bà bầu sau khi đã kiểm tra, thăm khám thận trọng. Để hỗ trợ bà bầu có điều kiện phục hồi tốt hơn, song song với áp dụng giải pháp y tế, người thân nên hỗ trợ động viên tinh thần, chăm sóc thể chất cho bà bầu.
Đối tượng trẻ sơ sinh mắc hội chứng song thai khi chào đời có khả năng bị tổn thương thần kinh. Do đó các em sẽ được theo dõi, kiểm tra não bộ trong 2 ngày sau sinh, giám sát chặt chẽ để kịp thời phát hiện bất thường. Có thể nói phát hiện càng sớm hội chứng này, can thiệp điều trị đúng cách là yếu tố then chốt giúp bà bầu, thai nhi được bảo vệ tốt nhất, giảm rủi ro biến chứng.
Phòng ngừa
Hội chứng truyền máu song thai là một hội chứng nguy hiểm. Thai phụ không phát hiện sau một thời gian, khi thai nhi phát triển dần, mất cân bằng có thể gây ra các di chứng ảnh hưởng hệ thần kinh, sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế, thai phụ mang song thai nên được khám chữa sớm, theo dõi tình hình sức khỏe để kịp thời phát hiện và điều trị.
Đối với việc phòng ngừa bệnh lý này cũng khá khó, bởi nguyên nhân gây truyền máu song thai hình thành tự nhiên, mang tính bẩm sinh. Khi hình thành bào thai, bánh nhau kết nối chung không chủ đích. Việc khám, siêu âm định kỳ là giải pháp giúp thai phụ sớm phát hiện bất thường, cho đến nay không có biện pháp phòng ngừa hội chứng này một cách tuyệt đối.
Do đó, bà bầu trong thời gian mang thai nên tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ, tiến hành kiểm tra, siêu âm theo lịch hẹn. Nếu phát hiện dấu hiệu truyền máu song thai không đồng đều, thai nhi phát triển không bình thường các bác sĩ sẽ kịp thời điều chỉnh, đảm bảo an toàn tốt nhất cho cả bà bầu và thai nhi.
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi mang thai trong 3 tháng đầu tiên
Những câu hỏi quan trọng khi đi khám
1. Hội chứng truyền máu song thai là gì?
2. Nguyên nhân nào gây ra hội chứng truyền máu song thai?
3. Triệu chứng truyền máu song thai là gì?
4. Mức độ nguy hiểm của hội chứng truyền máu song thai?
5. Có giải pháp nào điều trị hội chứng truyền máu song thai không?
6. Khi nào cần phẫu thuật chọn lọc thai nhi khi mắc hội chứng truyền máu song thai?
7. Có thể giữ cả hai thai nhi khi mắc hội chứng truyền máu song thai không?
8. Mức độ nào cần đình chỉ thai kỳ để bảo vệ an toàn cho thai phụ?
9. Tôi cần làm gì trong thời gian điều trị hội chứng truyền máu song thai?
10. Tôi cần chăm sóc trẻ sơ sinh chào đời như thế nào khi thai khi mắc phải hội chứng này.
Hội chứng truyền máu song thai có thể gây ra nhiều hệ lụy cho bà bầu và thai nhi. Chính vì thế, bà bầu cần khám thai định kỳ, sớm phát hiện dấu hiệu lạ để kịp thời xử lý. Bên cạnh điều trị theo hướng dẫn, bà bầu nên chăm sóc cơ thể từ chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để sớm cải thiện sức khỏe, giảm thiểu rủi ro cho thai kỳ khỏe mạnh.