Hội chứng Asherman

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Hội chứng Asherman là tình trạng hiếm gặp xảy ra khi các mô sẹo dính được hình thành bên trong tử cung. Chị em phụ nữ mắc hội chứng Asherman thường bị vô kinh, vô sinh nhiều năm hoặc sảy thai tái phát liên tục, thai chết lưu... nguy hiểm. Các chọn lựa điều trị bao gồm phẫu thuật nội soi tử cung hoặc liệu pháp nội tiết tố.

Tổng quan

Hội chứng Asherman (Asherman's Syndrome) là tình trạng các mô sẹo được hình thành bên trong tử cung hoặc cổ tử cung. Còn được gọi là hiện tượng dính trong tử cung hoặc synechiae tử cung. Điều này làm thu hẹp không gian bên trong tử cung và cản trở chức năng của bộ phận này.

Hội chứng Asherman xảy ra khi các mô sẹo dính hình thành bên trong tử cung và cổ tử cung

Bệnh lý này khá hiếm gặp, đặc trưng với các triệu chứng như gây đau vùng chậu, chảy máu tử cung và kéo theo nhiều bất thường về sinh sản như vô sinh hoặc sảy thai liên tục.

Tỷ lệ mắc phải hội chứng Asherman không nhiều, thường phát triển do ảnh hưởng từ các yếu tố như chấn thương sau phẫu thuật, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết tố, điều trị ung thư...

Phân loại

Hội chứng Asherman được phân chia làm 2 dạng dựa vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Bao gồm dạng nhẹ và nặng:

  • Thể Asherman nhẹ: Đặc trưng với sự hình thành của các vết dính nhỏ hoặc mô sẹo trong tử cung. Nhưng chúng không phát triển mạnh và hiếm khi gây ra triệu chứng nào. Hầu hết các trường hợp mắc thể này sẽ không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
  • Thể Asherman nặng: Đặc trưng bởi các khối mô sẹo dính có kích thước lớn trong tử cung. Chúng còn tiết ra lượng lớn chất nhầy dính làm thu hẹp không gian bên trong tử cung. Hậu quả khiến tử cung bị cản trở, làm suy giảm chức năng dẫn đến vô sinh hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt và nhiều biến chứng khác.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân gây ra hội chứng Asherman vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia nghi ngờ rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra hội chứng này như:

Chấn thương và nhiễm trùng tử cung do có tiền sử phẫu thuật nội soi là yếu tố hàng đầu khởi phát hội chứng Asherman

  • Tiền sử phẫu thuật: Tổn thương có thể xảy ra đối với những chị em đã từng thực hiện phẫu thuật nong hoặc nạo phá thai, phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ tử cung... Những tổn thương này sau khi lành lại có thể dẫn đến hình thành mô sẹo gây dính tử cung hoặc cổ tử cung.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng tử cung thường xảy ra do ảnh hưởng từ nhiều bệnh lý viêm nhiễm khác như viêm nội mạc tự cung, viêm vùng chậu... Hậu quả của tình trạng này là gây viêm và hình thành sẹo niêm mạc trong tử cung, góp phần khởi phát hội chứng Asherman.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: Những chị em phụ nữ có nồng độ estrogen thấp cũng góp phần không nhỏ trong việc làm tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng dính tử cung.
  • Các yếu tố khác:
    • Tiền sử xạ trị ung thư hoặc thực hiện các dạng bức xạ khác ở vùng chậu;
    • Rối loạn tử miễn dịch khởi phát viêm nhiễm và sẹo niêm mạc tử cung;
    • Mổ lấy thai;
    • Lạc nội mạc tử cung;
    • Tiền sử cắt bỏ 1 hoặc cả 2 bên tử cung;

Các chuyên gia khẳng định, hội chứng Asherman là tình trạng bệnh lý mắc phải, không phải di truyền. Trên đây chỉ là những yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát hội chứng Asherman. Vì không phải chị em nào sau phẫu thuật nong, nạo tử cung, bị nhiễm trùng vùng chậu, điều trị ung thư bằng xạ trị... cũng đều khởi phát căn bệnh này.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Phụ nữ mắc hội chứng Asherman có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau, tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Có những người không gặp bất cứ triệu chứng nào, nhưng những người khác có thể gặp nhiều triệu chứng tại cùng một thời điểm.

Phụ nữ mắc hội chứng Asherman bị rối loạn kinh nguyệt, đau vùng chậu, sảy thai liên tục...

Có thể kể đến một số triệu chứng sau:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Đa số phụ nữ mắc hội chứng Asherman đều bị có chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Điển hình là hành kinh không đều, tháng có tháng không, số lượng lúc nhiều lúc ít... Nguyên nhân là do các mô sẹo trong tử cung gây cản trở quá trình làm bong niêm mạc tử cung khi đến chu kỳ.
  • Đau bụng dữ dội: Những chị em mắc hội chứng Asherman thường có cảm giác đau bụng kinh dữ dội và kéo dài hơn so với những người không mắc. Lý do là vì các mô sẹo làm kích thích sự co bóp của tử cung mạnh hơn mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Phát triển máu hoặc huyết khối trong tử cung: Là tình trạng máu kinh tích tụ trong các ống và khoang tử cung do kênh cổ tử cung bị chặn khiến máu không thể chảy ra ngoài.
  • Các triệu chứng khác:
    • Âm đạo khô hạn;
    • Quan hệ đau rát;
    • Chuột rút nghiêm trọng;
    • Gặp khó khăn khi mang thai, sảy thai tái phát nhiều lần;

Chẩn đoán

Hội chứng Asherman thường được chẩn đoán thông qua các triệu chứng do bệnh nhân cung cấp, sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá chúng. Chẳng hạn như đau vùng chậu, vô kinh, chảy máu tử cung bất thường, sảy thai liên tiếp hoặc vô sinh nhiều năm. Đồng thời, khai thác tiền sử các vấn đề sức khỏe và phẫu thuật trong quá khứ có thể gây ra hội chứng Asherman.

Chẩn đoán hội chứng Asherman thông qua thủ thuật nội soi tử cung và các phương pháp hình ảnh khác

Nếu nghi ngờ mắc hội chứng này, bệnh nhân cần phải thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán xác nhận hội chứng Asherman. Chủ yếu là các xét nghiệm thường quy và xét nghiệm hình ảnh, bao gồm:

  • Nội soi tử cung: Kỹ thuật này sử dụng dụng cụ nội soi gắn camera vào bên trong tử cung, cho phép quan sát hình ảnh tổn thương bên trong, xác định vị trí các mô sẹo dính.
  • Chụp Hysterosalpingogram (HSG): Đây là phương pháp chẩn đoán hội chứng Asherman khá hiệu quả. Được thực hiện bằng cách tiêm thuốc nhuộm vào tử cung, ống dẫn trứng và tiến hành chụp X quang. Nhờ đó giúp xác định chính xác các vấn đề bất thường đang xảy ra với khoang tử cung và tắc nghẽn ống dẫn trứng của.
  • Siêu âm: Sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan nội tạng trong cơ thể, cụ thể ở đây là tử cung. Chị em có thể được siêu âm ngoài bụng hoặc siêu âm qua ngả âm đạo. Hình ảnh siêu âm cho phép quan sát hình ảnh tử cung với tình trạng dính hoặc bất thường về niêm mạc tử cung.
  • Siêu âm truyền nước muối: Kỹ thuật chẩn đoán này kết hợp sử dụng hình ảnh siêu âm và dung dịch nước muối pha loãng nhằm tạo ra hình ảnh chi bên trong tiết tử cung. Nước muối sẽ giúp các mô tế bào tử cung giãn nở ra, giúp dễ dàng quan sát những thay đổi bất thường về hình dạng, khiếm khuyết của tử cung, cổ tử cung. Từ đó, đưa ra đánh giá tổn thương có liên quan đến hội chứng Asherman hay không.

Biến chứng và tiên lượng

Hội chứng Asherman gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sản phụ khoa của người phụ nữ. Trong đợt bùng phát bệnh, có thể dẫn đến mất thai, sảy thai liên tục nhiều lần. Nguyên nhân là do tình trạng dính tử cung tái phát rất thường xuyên, kể cả sau khi điều trị. Hậu quả dẫn đến vô sinh, hiếm muộn, khó có thể mang thai tự nhiên.

Phụ nữ mang thai mắc hội chứng Asherman có thể gặp phải một số biến chứng sản khoa nguy hiểm như sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, thấp còi, thai chết lưu và các biến chứng về nhau thai như nhau cài răng lược, nhau tiền đạo... Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người mẹ và cả tính mạng, sự phát triển của thai nhi hoặc của trẻ sau khi chào đời.

Hội chứng Asherman nếu không điều trị có thể gây vô sinh, các vấn đề bất thường về nhau thai hoặc thai chết lưu

Ngoài ra, một số ít trường hợp phụ nữ mắc hội chứng Asherman cũng có thể phát triển ung thư nội mạc tử cung, nhất là vào thời điểm trước và sau khi mãn kinh. Do đó, khuyến cáo chị em phụ nữ đang mắc phải hội chứng này nên siêu âm định kỳ thường xuyên để theo dõi các thay đổi bất thường, sớm phát hiện biến chứng và điều trị kịp thời (nếu có).

Các chuyên gia cho rằng, những phụ nữ mắc hội chứng Asherman vẫn có khả năng mang thai tự nhiên sau khi điều trị. Nhưng tốt hơn hết, chị em nên chủ động thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn điều trị bằng phương pháp tốt nhất, cải thiện cơ hội mang thai và khả năng giữ cho thai phát triển an toàn cho đến ngày sinh.

Điều trị

Những trường hợp mắc hội chứng Asherman nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ khoa, không nhất thiết phải điều trị. Còn trường hợp mắc hội chứng Asherman nặng, ảnh hưởng đến gần như toàn bộ cuộc sống, cả sức khỏe thể chất, tinh thần và khả năng sinh sản trong tương lai.

Không có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với hội chứng Asherman. Tuy nhiên, các triệu chứng của hội chứng này vẫn có thể được kiểm soát một cách tích cực bằng các biện pháp phù hợp, kiểm soát triệu chứng và loại bỏ vĩnh viễn các mô sẹo dính tử cung, phục hồi hình dạng, kích thước tử cung trở về ban đầu.

Các biện pháp y tế điều trị hội chứng Asherman được áp dụng phổ biến gồm:

Phẫu thuật

Phẫu thuật nội soi tử cung là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với những bệnh nhân mắc hội chứng Asherman. Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, sử dụng bộ dụng cụ gồm ống mềm, nhỏ, dài có gắn camera và đưa vào bên trong tử cung. Sau đó, tiến hành loại bỏ các mô và chất kết dính trong tử cung. Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân trong suốt quá trình phẫu thuật.

Phẫu thuật nội soi nhằm loại bỏ các mô kết dính bên trong tử cung

Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê toa sử dụng thuốc kháng sinh nhằm ngăn chặn nhiễm trùng hoặc thuốc giảm đau. Bệnh nhân cần được chăm sóc tích cực trong giai đoạn hậu phẫu, vệ sinh vết mổ, ăn uống đủ chất... Sau đó, tiến hành kiểm tra nội soi tử cung để đánh giá mức độ hiệu quả của phẫu thuật và nguy cơ tái phát kết dính tử cung.

Liệu pháp hormone 

Những trường hợp chị em mắc hội chứng Asherman do rối loạn nội tiết có thể được chỉ định ưu tiên áp dụng liệu pháp nội tiết tố (estrogen). Thuốc nội tiết có chứa một lượng các hoạt chất nội tiết quan trọng giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và ức chế hình thành mô sẹo tái phát sau phẫu thuật.

Thuốc được đưa vào bên trong cơ thể thông qua dạng uống hoặc dạng đặt, giúp cơ thể có đủ thời gian để xây lại lớp niêm mạc tử cung chắc chắn.

Áp dụng liệu pháp hormone nhằm điều hòa kinh nguyệt và ức chế tái phát hình thành mô sẹo

Ngoài thuốc, bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc hỗ trợ tại nhà để hội chứng Asherman, chẳng hạn như:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh;
  • Vận động điều độ mỗi ngày';
  • Kiểm soát căng thẳng;
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi;
  • Duy trì cân nặng;
  • Tránh hút thuốc và không uống rượu bia;
  • Chườm ấm để giảm đau, cảm giác khó chịu;

Phòng ngừa

Hội chứng Asherman không thể phòng ngừa tuyệt đối, tuy nhiên chị em có thể thực hiện các biện pháp sau đây để giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng bệnh:

  • Hạn chế hoặc tránh thực hiện các thủ thuật nong, nạo tử cung.
  • Phát hiện sớm và điều trị tình trạng nhiễm trùng càng sớm càng tốt để phòng ngừa tổn thương tử cung.
  • Áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn để tránh nguy cơ mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai.
  • Điều trị kịp thời các triệu chứng bất thường như chảy máu, đau nhức dữ dội và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh cường kinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị vô kinh và vô sinh nhiều năm là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân khiến tôi mắc hội chứng Asherman?

3. Tình trạng hội chứng Asherman của tôi có nghiêm trọng không?

4. Hội chứng Asherman có chữa khỏi được không?

5. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán hội chứng Asherman?

6. Tôi có thể mang thai và sinh con tự nhiên sau khi điều trị khỏi hội chứng Asherman không?

7. Tôi nên điều trị hội chứng Asherman bằng phương pháp nào?

8. Những lợi ích và rủi ro có thể xảy ra khi phẫu thuật điều trị hội chứng Asherman?

9. Chi phí phẫu thuật tốn bao nhiêu? Có sử dụng thẻ BHYT không?

10. Quá trình điều trị mất bao lâu?

Hội chứng Asherman ảnh hưởng đến chức năng tử cung, gây rối loạn kinh nguyệt và vô sinh, sảy thai tái phát. Do đó, phụ nữ gặp phải các triệu chứng hội chứng Asherman nên chủ động thăm khám và tìm kiếm các chăm sóc y tế phù hợp để chẩn đoán, điều trị càng sớm càng tốt.