Bệnh Beriberi

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh Beriberi xảy ra do cơ thể người bệnh thiếu hụt vitamin B1 dẫn đến tình trạng phù cơ thể. Ai cũng có khả năng mắc phải bệnh Beriberi. Trường hợp người bệnh chủ quan không khám và điều trị bệnh từ giai đoạn đầu khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra các biến chứng bất lợi cho sức khỏe.

Tổng quan

Bệnh Beriberi hay còn được gọi là bệnh tê phù xuất hiện khi cơ thể thiếu hụt vitamin B1. Loại vitamin này cơ thể không tự tổng hợp được mà cần được bổ sung thông qua việc ăn uống. Tuy nhiên trường hợp chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu vitamin B1 hay còn gọi là thiamin dẫn đến tình trạng sưng phù ở một số vùng, đặc biệt là tay, chân.

Bệnh Beriberi
Beriberi hay còn được gọi là bệnh tê phù có khả năng xảy ra với bất kỳ đối tượng nào

Vitamin B1 có vai trò quan trong đối với cơ thể, có tác dụng trong quá trình biến đổi thức ăn, làm chất xúc tác giúp trao đổi chất diễn ra suôn sẻ. Ngoài ra, vitamin B1 còn là chất hỗ trợ bổ sung năng lượng cho các hoạt động sống nuôi dưỡng tế bào trong cơ thể, đảm bảo chức năng của hệ thần kinh, hệ cơ.

Cơ thể bị thiếu hụt vitamin B1 giai đoạn đầu sẽ không gây ra biểu hiện rõ rệt, điều này khiến bệnh nhân chủ quan, dễ bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng nề hơn, cơ thể người bệnh xuất hiện các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng dẫn đến biến chứng. Trong đó, trường hợp Beriberi nặng người bệnh thậm chí có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.

Phân loại

Phân chia bệnh Beriberi thành 2 thể chính gồm:

  • Beriberi thể ướt: Tê phù thể ướt là tình trạng Beriberi có nguy cơ gây biến chứng ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn, nhất là hệ tim mạch, biến chứng tim.
  • Beriberi thể khô: Tê phù thể khô gây các tổn thương lên hệ thần kinh, biến chứng liệt cơ, trương lực cơ.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Cơ thể thiếu hụt vitamin B1 là nguyên nhân chính gây bệnh Beriberi. Như cái tên của bệnh, Beriberi xảy ra khi cơ thể không được nạp đủ lượng thiamin cần thiết. Theo đó, thực tế mỗi ngày cơ thể cần phải bổ sung vitamin B1 với hàm lượng ước tính là 0,4mg/kg/ngày. Sự thiếu hụt xảy ra khi người bệnh nạp quá ít vitamin.

Nguyên nhân
Bệnh xảy ra do cơ thể thiếu hụt vitamin B1 qua chế độ ăn uống, thường gặp ở người nghiện rượu, có lối sống kém lành mạnh

Do đóng góp vai trò chuyển hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng nên khi mắc bệnh Beriberi người bệnh sẽ gặp phải hiện tượng rối loạn chuyển hóa. Cụ thể là chuyển hóa mỡ, đạm trong cơ thể, khi rối loạn chuyển hóa xuất hiện gây ra hiện tượng tê phù, tê bì theo tổ chức,...

Bệnh Beriberi có tỷ lệ xảy ra cao ở khu vực người dân thường xuyên ăn gạo đã được xay xát kỳ, gạo không chứa nhiều thiamin cơ thể cần. Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh Beriberi kể đến như:

  • Đối tượng nghiện rượu, uống rượu không kiểm soát, khi đó thiamin khó hấp thu vào cơ thể, khả năng dự trữ vitamin này cũng trở nên thấp hơn tăng nguy cơ gây bệnh tê phù.
  • Phụ nữ đang mang thai, đang nuôi con trực tiếp bằng sữa mẹ có khả năng bị thiếu hụt vitamin B1, khiến tay, chân và một số vùng cơ thể có tình trạng tê phù.
  • Ngoài ra, đối tượng bị cường giáp cũng có thể gặp phải bệnh Beriberi cao hơn những nhóm người khỏe mạnh khác.
  • Một số trường hợp hiếm gặp hơn, Beriberi xuất hiện do ảnh hưởng bởi đột biến gen, di truyền gen bệnh từ người thân.
  • Người thường xuyên sử dụng thuốc lợi tiểu, dùng với số lượng lớn không theo chỉ định dễ bị mất nước, thiếu hụt vitamin B1.
  • Bệnh Beriberi có thể xảy ra ở trẻ em, những em bé không dùng sữa mẹ mà phải uống sữa công thức thay tế, tuy nhiên sữa này lại có hàm lượng vitamin thấp.
  • Bên cạnh yếu tố rủi ro kể trên, Beriberi còn xảy ra ở cả bệnh nhân đang điều trị bệnh thận do hệ miễn dịch, sức khỏe kém dẫn đến việc tổng hợp vitamin giảm, thiếu vitamin B1 dự trữ.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Nhận biết triệu chứng Beriberi thông qua các biểu hiện dựa trên thể bệnh. Các triệu chứng điển hình bao gồm:

Beriberi thể ướt:

  • Người bệnh cảm thấy khó thở khi vận động, chơi thể thao, tập thể dục hoặc đi lại quá nhiều.
  • Ngoài ra, cơ thể cũng có biểu hiện khó chịu, thở khó khi thức dậy mỗi buổi sáng.
  • Theo dõi nhịp tim đập nhanh bất thường, đồng thời quan sát vùng ống quyển bị sưng.

Beriberi thể khô:

  • Triệu chứng điển hình là sự suy giảm trương lực cơ.
  • Bàn tay ngứa, mất cảm giác, bàn chân cũng có biểu hiện tương tự.
  • Cảm giác đau, trí não không minh mẫn, lú lẫn.
  • Việc nói chuyện trở nên khó khăn hơn, người bệnh bị nôn mửa.
  • Cơ thể bị tê liệt, mắt chóp nháy không tự chủ.

Người bệnh được khuyên nên chủ động đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, khám và điều trị sớm. Hiện tượng thiếu hụt vitamin B1 nếu kéo dài cơ thể gặp phải nhiều biến chứng. Trường hợp nặng có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng khó lượng, đặc biệt là nguy cơ đe dọa an toàn tính mạng bệnh nhân.

Triệu chứng
Bệnh Beriberi gây ra các triệu chứng khó chịu, bệnh nhân cần khám chữa sớm

Chẩn đoán

Bác sĩ kiểm tra, thăm hỏi về triệu chứng người bệnh gặp phải, tiền sử bệnh lý. Thông qua các biểu hiện lâm sàng bác sĩ có thể phần nào chẩn đoán được chứng bệnh Beriberi. Trong đó, các triệu chứng điển hình xuất hiện ở huyết quản, thần kinh và hiện tượng phù ở tay, chân, bụng, hoặc toàn thân.

Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp Beriberi xảy ra nhưng người bệnh không nhận thấy bất kỳ triệu chứng điển hình nào. Khi đó, việc chẩn đoán cần can thiệp thêm các phương pháp kiểm tra, xét nghiệm khác. Đặc biệt, bác sĩ sẽ khai thác thông tin về chế độ dinh dưỡng và thực hiện định lượng hàm lượng vitamin B1, acid pyruvic trong cơ thể.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh Beriberi có thể kéo dài, gây biến chứng khi bệnh nhân không phát hiện và điều chỉnh bổ sung vitamin B1 cho cơ thể. Đặc biệt, nếu Beriberi xuất hiện đồng thời với hội chứng Wernicke - Korsakoff tình trạng sức khỏe của người bệnh có chiều hướng chuyển biến xấu nhanh chóng.

Theo đó, Wernicke - Korsakoff là hai bệnh lý gây tổn thương não nặng. Người bệnh đồng thời mắc bệnh Beriberi và Wernicke - Korsakoff không phát hiện và điều trị có thể gặp phải các biến chứng ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là khu vực não bộ. Trường hợp nghiêm trọng bệnh nhân có thể tử vong do các tổn thương xảy ra nặng nề.

Điều trị

Bệnh Beriberi xảy ra do cơ thể bị thiếu hụt vitamin B1. Nếu phát hiện từ sớm, người bệnh có thể khắc phục các triệu chứng bằng cách bổ sung vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng chủ động khám chữa sớm, nhiều người chần chừ, chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng nề hơn.

Điều trị
Bệnh nhân được chỉ định bổ sung vitamin B1 nhằm ngăn chặn Beriberi trở nặng

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bệnh nhân được chỉ định giải pháp can thiệp phù hợp với từng giai đoạn Beriberi. Để ngăn chặn biến chứng ảnh hưởng sức khỏe, bệnh nhân nên sớm khám và khắc phục bệnh càng sớm càng tốt. Dưới đây là các biện pháp được áp dụng điều trị bệnh Beriberi theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn Beriberi nhẹ: Các triệu chứng mới khởi phát, cơ thể cảnh báo tình trạng thiếu vitamin B1 đang tiến triển nhanh. Lúc này, bác sĩ chỉ định người bệnh bổ sung vitamin B1 dạng viên uống để đáp ứng kịp thời nhu cầu của cơ thể. Liều dùng mỗi ngày duy trì 2 lần, dùng trong vòng 1 tuần hơn để ổn định hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Kết hợp xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ, dùng viên uống bổ sung hợp lý là cách giúp bạn mau chóng kiểm soát Beriberi giai đoạn mới khởi phát.
  • Giai đoạn tiến triển nặng: Tình trạng bệnh tê phù trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định giải pháp can thiệp tương ứng. Nhằm giúp bệnh nhân sớm bổ sung đủ vitamin B1, bác sĩ dùng viên uống như giai đoạn nhẹ kết hợp dạng vitamin B1 tiêm liên tục 5-7 ngày.
  • Trường hợp biến chứng: Bệnh Beriberi biến chứng ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Bác sĩ chỉ định dùng thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng, ngăn biến chứng nặng nề. Trong đó thuốc thường dùng như thuốc trợ tiêm, thuốc bổ não, viên uống bổ sung vitamin B1,... Mỗi trường hợp được hướng dẫn cách chữa trị phù hợp, đảm bảo giảm nhẹ bệnh Beriberi và giúp biến chứng không trở nên nặng nề hơn.

Bên cạnh áp dụng biện pháp điều trị bằng thuốc, bằng viên uống bổ sung hoặc dạng vitamin B1 dùng đường tiêm, bệnh nhân còn được hướng dẫn điều chỉnh chế độ ăn uống, kết hợp luyện tập điều độ. Một số đối tượng có thể vận dụng giải pháp châm cứu, nhằm giảm nguy cơ teo cơ, liệt cơ.

Các phương pháp được đề cập có hiệu quả tương đối, phù hợp với từng tình trạng cụ thể. Bệnh nhân nên chủ động đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn, chỉ định phác đồ điều trị Beriberi phù hợp. Không lạm dụng thuốc bừa bãi để tránh gặp tác dụng phụ càng làm tình trạng tê phù nghiêm trọng hơn.

Phòng ngừa

Bệnh Beriberi có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Cơ thể thiếu vitamin B1 là nguyên nhân chính gây bệnh, do đó việc phòng bệnh cũng dựa trên nguyên nhân này. Bạn đọc nên lưu ý:

Phòng ngừa
Chủ động xây dựng đời sống, ăn uống khoa học và lành mạnh đầy đủ chất

  • Bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết thông qua bữa ăn hàng ngày. Xây dựng thực đơn khoa học, cân bằng dinh dưỡng giúp cơ thể không bị thiếu chất.
  • Cung cấp đầy đủ vitamin B1 thông qua thực phẩm. Dưỡng chất này có nhiều trong các loại rau xanh, cây họ đậu, hạt nguyên cám, bơ sữa, thịt cá,... nhiều loại thực phẩm khác.
  • Trường hợp phụ nữ đang mang thai cần bổ sung các chất thiết yếu, trong đó bao gồm vitamin B1 để duy trì thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt nhất. Thực hiện kiểm tra vitamin định kỳ cho cả bà bầu và phụ nữ sau sinh đang cho con bú để kịp thời bổ sung vitamin cơ thể đang bị thiếu hụt.
  • Đối với trẻ sơ sinh cũng tương tự, bé cũng cần được bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não, trong đó bao gồm vitamin B1.
  • Không nên lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn, loại bỏ những thực phẩm, thức uống không có lợi cho sức khỏe.

Những câu hỏi quan trọng khi khám

1. Tôi thắc mắc về nguyên nhân vì sao tôi mắc bệnh Beriberi?

2. Bệnh Beriberi gây ra những triệu chứng gì?

3. Tôi có cần thiết phải xét nghiệm để chẩn đoán Beriberi không?

4. Trường hợp tôi không điều trị bệnh Beriberi có thể gây ra biến chứng gì không?

5. Tôi có thể điều trị bệnh Beriberi bằng cách nào?

6. Tôi cần dùng viên uống bổ sung vitamin B1 điều trị Beriberi trong bao lâu?

7. Tôi cần làm gì trong trường hợp bệnh Beriberi biến chứng?

Bệnh Beriberi có thể xuất hiện với bất kỳ đối tượng nào. Bệnh xảy ra do cơ thể bị thiếu hụt vitamin B1. Trường hợp bệnh nhân không phát hiện và can thiệp điều trị, tình trạng thiếu vitamin nghiêm trọng hơn sẽ gây ra các biến chứng nặng nề. Bệnh nhân cần sớm đến gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường.