Bệnh áp xe vú

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Áp xe vú là một trong những tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra phổ biến ở phụ nữ đang cho con bú. Vú sưng đỏ kèm theo cơn đau nhức khó chịu, dịch tiết từ vú mang theo mùi hôi bất thường. Nếu không phát hiện và điều trị sớm áp xe vú là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Tổng quan

Áp xe vú là tình trạng nhiễm khuẩn có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên thường gặp nhất là trường hợp phụ nữ đang cho con bú. Nguyên nhân gây áp xe có liên quan đến các loại khuẩn như vi khuẩn tụ cầu, liên cầu hoặc một số phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn thương hàn hoặc các loại vi khuẩn kị khí khác.

Áp xe vú
Áp xe vú là một trong những bệnh lý nguy hiểm xảy ra phổ biến ở phụ nữ sau sinh đang cho con bú

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến áp xe vú. Trường hợp phụ nữ đang cho con bú, tình trạng ứ đọng sữa bên trong tuyến vú là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng áp xe vú. Ngoài ra, tình trạng áp xe cũng có thể xảy ra do vấn đề thừa cân, ngực lớn, không vệ sinh ngực sạch sẽ,...

Không chỉ xảy ra phổ biến ở phụ nữ sau sinh đang cho con bú, ở những phụ nữ bình thường cũng có khả năng bị áp xe vú. Loại áp xe này thường xảy ra ở vùng da thẫm màu xung quanh núm vú, hay gọi là khu dưới quầng vú. Trường hợp áp xe kéo dài không có biện pháp kiểm soát phù hợp có thể phát sinh nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Áp xe vú là một dạng nhiễm trùng nặng gây ra bởi các loại vi khuẩn tụ cầu, liên cầu hoặc một số vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn khác,... Ngoài ra, tình trạng áp xe cũng có thể khởi phát do những yếu tố khác như:

Trong thời gian sau sinh đang cho con bú ống dẫn sữa bị tắc khiến sữa bị đọng lại bên trong dần dần dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn.

  • Phụ nữ sau sinh không biết cách cho con bú, không cho bé ăn đủ số lần trong ngày khiến sữa còn tồn đọng lại bên trong vú.
  • Do phụ nữ mặc áo ngực bó sát, áo ngực chật so với kích thước vú.
  • Vi khuẩn tấn công vào vú thông qua các vết trầy xước trên núm vú.

Trường hợp áp xe vú liên quan đến tắc ống dẫn sữa là một trong số các nguyên nhân thường gặp nhất. Đây cũng là trường hợp nghiêm trọng, nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy khó lường.

Cụ thể, sau khi sinh sữa sẽ được tự động tạo ra từ những nang sữa bên trong vú. Khi có sự kích thích từ em bé qua hoạt động bú mẹ, sữa sẽ đi theo ống dẫn sữa đổ vào xoang chứa tại vùng dưới quầng vú. Tuy nhiên khi bị một lý do cản trở nào đó khiến dòng chảy của sữa bị thay đổi, tắc nghẽn khiến sữa ứ đọng, đông kết lại.

Nguyên nhân
Sữa mẹ bị ứ đọng trong ống dẫn sữa thời gian dài dẫn đến viêm nhiễm, hình thành ổ áp xe

Trong khi đó nguồn sữa mới vẫn tiếp tục được tạo ra, chúng lại đổ về khu vực đang bị tắc nghẽn càng làm tình trạng nghiêm trọng hơn. Vú căng giãn tuy nhiên lại không tiết sữa ra cho bé bú được như bình thường. Hiện tượng này cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn cho mẹ bỉm, bao gồm áp xe vú.

Tình trạng tắc tia sữa là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Chúng lấy thức ăn từ dòng sữa mẹ bổ dưỡng, tiếp tục sinh sôi phát triển. Sau một thời gian ngắn chúng có thể hóa mủ và gây viêm nghiêm trọng tại khu vực tắc sữa, rồi lan rộng ra nhiều vùng khác trong vú.

Những yếu tố kể trên là các yếu tố chính gây áp xe vú. Những đối tượng không có những yếu tố này không có nghĩa không có nguy cơ mắc bệnh. Thận trọng trước những biểu hiện bất thường của vú như sưng cứng, tức đau, nổi hạch,... để sớm có biện pháp can thiệp phòng tránh rủi ro cho sức khỏe.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Tình trạng áp xe hình thành theo 2 giai đoạn chính, bao gồm giai đoạn viêm và giai đoạn áp xe. Tương ứng với mỗi giai đoạn triệu chứng sẽ từ nhẹ cho đến nặng dần. Nếu không kiểm soát ngay từ đầu, phụ nữ có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Đến gặp bác sĩ ngay khi bạn nhận thấy các dấu hiệu kể đến như:

  • Thân nhiệt tăng cao hơn 38 độ C, người mệt mỏi, thường xuyên đau đủ, không ngủ được.
  • Cảm thấy vùng ngực, đặc biệt quanh núm vú bị đau. Cơn đau nặng hơn khi giơ tay cao, chuyển động vai. Cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn một khi ổ áp xe tăng kích thước.
  • Vú bị sưng một bên, đây cũng là dấu hiệu để bạn sớm phát hiện bất thường. Vùng sưng là nơi áp xe chính, có thể cảm nhận và sờ thấy.
  • Ngoài sưng, vùng da xung quanh có hiện tượng nóng, đỏ, sưng tấy. Một số trường hợp áp xe sâu trong vú sẽ không nhận thấy triệu chứng này.
  • Giai đoạn nghiêm trọng hơn, vùng nhiễm trùng sưng tô hơn, gây khó chịu, đau nhức dữ dội. Bề mặt da căng, nóng, phù tím hoặc đỏ. Sữa chảy kèm theo mủ, cơn sốt cao kèm theo nhiều biểu hiện khác như khát nước, rét run, da xanh xao,...

Một số chị em phát hiện triệu chứng bất thường tuy nhiên do chủ quan nên không điều trị sớm. Những biến chứng khó lượng có thể xuất hiện gây hại sức khỏe, tính mạng của phụ nữ. Chính vì thế, chuyên gia khuyến cáo phụ nữ sau sinh nếu có những triệu chứng kể trên nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ sớm.

Chẩn đoán
Liên hệ bác sĩ ngay khi nhận thấy vú có biểu hiện đau nhức, sưng tấy, tiết dịch mủ

Chẩn đoán

Bác sĩ thăm hỏi các triệu chứng, quan sát biểu hiện thực thể trên vùng bị áp xe của bệnh nhân, theo dõi sốt, kiểm tra các vùng khác như lưỡi, môi, hạch ở nách,... Các chẩn đoán lâm sàng giúp bác sĩ đưa ra các phương án xét nghiệm cần thiết để kết luận chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.

Phương pháp cận lâm sàng bao gồm siêu âm vú, xét nghiệm công thức máy, xét nghiệm CRP. Dựa trên chẩn đoán áp xe vú bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra chỉ dẫn điều trị nhằm phòng ngừa rủi ro cho bệnh nhân. Đối với trường hợp nặng bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa loại bỏ ổ viêm duy trì sự sống cho người bệnh.

Biến chứng và tiên lượng

Áp xe vú là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có khả năng biến chứng gây hại sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó, ngay khi cảm nhận vùng ngực có những biểu hiện bất thường, chị em nên chủ động đến gặp bác sĩ kiểm tra, điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe.

Tuy nhiên nhiều trường hợp chủ quan, không chủ động kiểm soát khiến tình trạng áp xe ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Không còn khả năng tiết sữa: Nhiễm khuẩn, tắc ống dẫn sữa nghiêm trọng khiến phụ nữ đang cho con bú không còn khả năng tiết sữa. Đặc biệt là khi ổ áp xe lớn, vỡ ra và hoại tử.
  • Lan rộng tình trạng nhiễm trùng: Từ vú, vi khuẩn gây hại có thể lan ra nhiều cơ quan khác trong cơ thể nếu người bệnh không sớm kiểm soát. Đặc biệt, vi khuẩn có khả năng di chuyển nhanh đến những vùng khác thông qua đường máu. Chúng tấn công thận, gây hoại tử chi, nhiễm trùng máu,...
  • Gây viêm xơ tuyến vú: Áp xe vú nếu diễn tiến nặng nề không có biện pháp điều trị đúng đắn có thể kéo theo hệ lụy là viêm xơ tuyến vú mãn tính. Không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, biến chứng này có thể dẫn đến ung thư hoặc các trường hợp nặng nề khác.
  • Hoại tử vú: Có thể nói đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm mà người bị áp xe vú có thể phải đối mặt. Nhiễm trùng lan rộng, trở nên nặng nề. Lúc này vú sưng to, vỡ ổ áp xe, mưng mủ chuyển từ vàng sang tím đen báo hiệu vú đang bắt đầu hoại tử.

Nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi bạn nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường. Đặc biệt là phụ nữ sau sinh đang trong thời kỳ cho con bú. Tìm hiểu cách cho bú đúng, hút sữa và các vấn đề liên quan đề khắc phục tắc tia sữa, ít sữa,... nhằm phòng tránh áp xe vú nguy hiểm.

Điều trị

Áp xe vú nếu được phát hiện và can thiệp điều trị bằng biện pháp phù hợp có thể đảm bảo an toàn sức khỏe cho bệnh nhân, không gây biến chứng hoặc ảnh hưởng sau điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhận cân chủ động thăm khám sớm, can thiệp tốt nhất là từ giai đoạn khởi phát triệu chứng đầu tiên.

Điều trị
Điều trị áp xe vú theo hướng dẫn của bác sĩ

Dựa trên tình trạng của mỗi bệnh nhân, tình hình sức khỏe thực tế các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn. Dưới đây là những biện pháp can thiệp được sử dụng phổ biến:

Sử dụng thuốc kháng sinh:

Thuốc có công dụng loại bỏ vi khuẩn gây áp xe, giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng đau nhức, ngăn chặn biến chứng và nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Thuốc kháng sinh được chỉ định phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Trường hợp áp xe vú liên quan đến ứ đọng sữa, tắc ống dẫn sữa có thể cần dùng một số thuốc kháng sinh như:

  • Ibuprofen: Thuốc kháng sinh thuốc nhóm thuốc không steroid, chỉ định giảm đau, hạ sốt cho bệnh nhân. Thuốc có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú tuy nhiên cần tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Paracetamol: Thuốc giảm đau, hạ sốt thông dụng hiện nay. Dùng trong trường hợp áp xe vú theo phác đồ, dùng quá liều trong thời gian dài có thể khiến dạ dày, gan,... bị tổn thương.
  • Estradiol 2mg: Thuốc nội tiết cũng có thể được cân nhắc dùng giảm tiết sữa, giúp ngực giảm áp lực trong thời gian điều trị áp xe.
  • Parlodel 2.5mg: Thuốc kháng sinh ức chế Prolactin, giảm tiết sữa trong thời gian điều trị áp xe vú.

Người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ dùng thuốc, không tùy tiện sử dụng hoặc thay đổi liều dùng để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Thông báo ngay với bác sĩ nếu trong thời gian điều trị bạn gặp phải triệu chứng bất thường.

Phương pháp chích rạch, dẫn lưu mủ:

Trường hợp áp xe vú nghiêm trọng, ổ áp xe lớn nhiều mủ trong vú, các bác sĩ bắt buộc phải chọn phương án ngoại khoa, chích rạch để dẫn lưu mủ ra khỏi vú. Bằng những dụng cụ y khoa chuyên dụng, bác sĩ sẽ chọc vỡ ổ mủ, sau đó loại bỏ mủ hoàn toàn ra khỏi khu vực bị viêm.

Người bệnh được chỉ định kết hợp thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh sau mổ để tránh viêm nhiễm, biến chứng. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh, chăm sóc vùng vú áp xe sau điều trị thận trọng để tránh nhiễm trùng. Nếu nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào phát sinh hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Điều trị
Trường hợp ổ áp xe lớn, triệu chứng nặng nề cần phẫu thuật dẫn lưu dịch mủ cho bệnh nhân

Trong thời gian điều trị áp xe vú, trường hợp mẹ sau sinh đang cho con con bú nên tạm hoãn việc cho con bú sữa mẹ do đang sử dụng thuốc kháng sinh. Có thể cho bé bú trở lại sau khi đã điều trị khỏi bệnh và được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Phòng ngừa

Áp xe vú là thuật ngữ chỉ một dạng nhiễm trùng nguy hiểm, thường gặp ở phụ nữ sau sinh đang cho con bú. Theo đó, nếu không có biện pháp can thiệp điều trị sớm, phụ nữ có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, tốt hơn hết bạn nên chủ động phòng bệnh từ sớm. Một số lưu ý:

  • Tìm hiểu cách cho con bú, cách "gọi" sữa về khoa học để bé có đủ nguồn sữa mẹ, tránh trường hợp tắc tia sữa, tồn đọng sữa bên trong vú.
  • Massage nhẹ nhàng bầu vú giúp khai thông ống dẫn sữa, đảm bảo đủ sữa cho bé sơ sinh. Ngoài ra, mẹ bỉm cũng nên thay đổi tư thế cho con bú, đảm bảo bé bú đều hai bên vú.
  • Bên cạnh giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh hai núm vú cũng rất quan trọng. Bởi đây là vị trí tiếp xúc trực tiếp với miệng của bé, cần được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, việc này cũng giúp chị em tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn đường bú.
  • Can thiệp kịp thời nếu nhận thấy tia sữa bị tắc, bằng cách dùng tay massage nhẹ nhàng, chườm nóng, dùng máy hút sữa,...
  • Tránh các tổn thương, trầy xước ở núm vú, lựa chọn áo ngực phù hợp, không mặc áo ngực bó sát, chật chội.
  • Không dứt sữa bé một cách đột ngột, hãy cai sữa từ từ để tuyến sữa giảm dần tiết sữa. Việc ngưng cho bé bú đột ngột khiến sữa mẹ còn đọng lại trong bầu vú dễ dẫn đến áp xe và nhiều vấn đề khác.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tình trạng áp xe vú của tôi đang ở mức độ nào? Nguy hiểm không?

2. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm nào để chẩn đoán áp xe vú?

3. Tôi có thể không sử dụng thuốc kháng sinh khi điều trị áp xe vú không?

4. Trong thời gian dùng thuốc tôi có tiếp tục cho bé bú sữa mẹ không?

5. Dùng thuốc kháng sinh trong bao lâu? Có ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ sau này không?

6. Tôi có cần can thiệp phẫu thuật khi bị áp xe vú không? Có những rủi ro gì?

7. Điều trị áp xe vú bao lâu thì khỏi? Có chữa dứt điểm hoàn toàn được không?

Tình trạng áp xe vú nếu không được phát hiện và điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế bạn nên chủ động kiểm tra và khám chữa khi phát hiện các biểu hiện bất thường. Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, chăm sóc vệ sinh tốt giúp sớm chữa khỏi áp xe, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.