Làm thế nào để vệ sinh tai vừa sạch sẽ vừa an toàn?
Lượng ráy tai sản sinh quá nhiều không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây tác động tiêu cực đến thính lực. Để tránh tình trạng trên, ThuocDanToc.vn sẽ đưa ra hướng dẫn và một số lời khuyên hữu ích giúp bạn làm sạch tai an toàn.
I. Vệ sinh tai có quan trọng như thế nào?
Ráy tai có màu vàng, là một hỗn hợp các alcohols, cholesterol, acid béo và một số thành phần khác. Ráy tai có tác dụng như một chất “kết dính” bụi bẩn, vi khuẩn để chúng không đi sâu vào bên trong ống tai, đồng thời giữ ẩm cho ống tai bên trong. Thông thường, ráy tai tự động thoát ra khỏi tai thông qua chuyển động nhai của hàm.
Tuy nhiên, khi ráy tai sản xuất quá nhiều hoặc không được làm sạch trong một thời gian dài, chúng có thể khiến cho đường đi của sóng âm đến màng nhĩ bị tắc nghẽn, gây ảnh hưởng đến thính lực, hình thành chứng nút ráy tai.
Người bị rút ráy tai sẽ xuất hiện các biểu hiện như nghe kém, chóng mặt, ngứa tai, đau, ù tai, ho (do ráy tai quá lớn gây chèn ép lên dây thần kinh phế vị, gây phản xạ ho).
Với những trường hợp bên trên thì nút ráy tai cần được lấy sạch nhanh chóng để đảm bảo thẩm mỹ và tránh ảnh hưởng tiêu cực đến thính lực.
II. Hướng dẫn cách vệ sinh tai sạch sẽ và an toàn
Cách tốt nhất để loại bỏ ráy tai ra khỏi cơ thể đó là tìm đến những người có chuyên môn để được làm sạch tai an toàn. Các chuyên viên sẽ có dụng cụ đặc biệt như cây ráy tai, kẹp, thiết bị hút ráy tai để tránh tình trạng tắc nghẽn trong ống tai.
Bạn cũng có thể tự lấy ráy tai, vệ sinh tai ngay tại nhà bằng cách áp dụng những phương pháp đơn giản sau:
Lau tai bằng vải ẩm
Nếu như cảm thấy có nhiều ráy tai, bạn có thể dùng tăm bông hoặc một miếng khăn ướt lau sạch vùng tai bên ngoài.
Dùng chất làm mềm ráy tai
Trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại thuốc không kê đơn (OTC) có công dụng làm mềm lớp sáp trong tai với thành phần chính là: dầu khoáng, glycerin, peroxide, nước muối, hydro peroxide, dầu tắm trẻ em. Nhiệm vụ bạn cần làm đó là nhỏ đúng số giọt theo quy định vào tai, đợi trong một khoảng thời gian nhất định rồi sau đó rửa lại tai. Thực hiện đúng như hướng dẫn in trên bao bì thuốc.
Bơm xịt nước ấm vào tai
Bạn cũng có thể viết thể dùng bơm xịt nước ấm, vòi tắm, ống tiêm tưới vào trong tai để làm mềm ráy tai. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ dùng với áp lực nhẹ để không làm vỡ màng nhĩ, sau đó nghiêng tai xuống. Ráy tai sẽ theo dòng nước đi ra ngoài. Phương pháp này thường hiệu quả hơn nếu như bạn dùng một số thuốc làm mềm ráy tai khoảng 15 – 30 phút trước đó.
Một số điều cần lưu ý khi vệ sinh tai
Bạn không cần cố gắng vệ sinh ráy tai quá thường xuyên vì như đã nói, ráy tai có tác dụng chống vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào bên trong. Bên cạnh đó, không nên dùng một số vật sắc nhọn lấy ráy tai vì chúng có khả năng gây tổn thương đến màng nhĩ, gây thủng màng nhĩ và hỏng thính giác vĩnh viễn hoặc nếu không biết sử dụng, chúng có thể đẩy sáp đi sâu hơn vào ống tai trong.
Không áp dụng cách “tưới” tai nếu như bạn đang mắc phải các vấn đề về sức khỏe sau:
- Tiểu đường
- Hệ thống miễn dịch suy yếu
- Tổn thương màng nhĩ
Với những đối tượng đến tiệm làm tóc, gội đầu lấy ráy tai, cần lưu ý dùng dụng cụ đảm bảo vệ sinh để tránh bị lây nhiễm bởi bệnh da liễu. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị cho mình một bộ dụng cụ lấy ráy lai chuyên biệt. Trong quá trình thao tác, dặn dò người thực hiện thao tác cần hết sức nhẹ nhàng, gặp nút ráy tai khó lấy thì không nên cố sức bới móc để tránh làm tai bị tổn thương.
Hiện nay, tại nhiều thành phố lớn trên cả nước có áp dụng phương pháp lấy ráy tai bằng đèn cầy. Khi đốt cháy, áp lực nóng bên ngoài sẽ tạo sức hút chân không làm chênh lệch áp suất bên trong tai và ngoài vành tai, từ đó nhẹ nhàng kéo bụi bẩn từ bên trong ra ngoài. Theo các chuyên gia, cách làm trên không an toàn vì nếu đèn cầy không được sát trùng, chúng có thể gây nhiễm trùng tai, ảnh hưởng đến sức nghe, chóng mặt…
Tham khảo: Mẹ đã biết cách vệ sinh tai đúng cách cho bé chưa?
III. Hướng dẫn cách bảo vệ đôi tai của bạn
Bên cạnh việc giữ cho tai của bạn được sạch sẽ, bạn có thể áp dụng những cách sau để bảo vệ đôi tai:
- Không nhét vật lạ vào trong tai vì chúng có thể gây tổn thương đến màng nhĩ.
- Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Đeo mũ bảo vệ hoặc nút tai trong trường hợp phải tiếp xúc với tiếng ồn.
- Không để âm lượng tai nghe quá lớn.
- Chú ý đến những thay đổi bất thường trong thính giác: ù tai, mất cân bằng…
- Liên hệ bác sĩ nhanh chóng nếu xuất hiện triệu chứng đau đột ngột, mất thính lực hoặc bị chấn thương tai.
Trên đây là hướng dẫn cách làm sạch tai an toàn và sạch sẽ. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên nhân nào gây chảy máu tai? Chẩn đoán & điều trị
- Viêm tai giữa cấp tính là gì? Kiến thức bạn cần nắm rõ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!