Thuốc Yspuripax điều trị các bệnh về đường tiết niệu

Thuốc Yspuripax được chỉ định để điều trị tình trạng tiểu gấp, tiểu ngắt quãng, tiểu đêm, tiểu lắt nhắt, tiểu đêm do bị các bệnh lý liên quan đến tiền liệt tuyến và bàng quang như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến… Nếu dùng không đúng cách, Yspuripax có thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn cho bệnh nhân. 

Thuốc Yspuripax điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu
Thuốc Yspuripax điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu
  • Tên hoạt chất: Flavoxat hydrochlorid
  • Tên biệt dược: Camoas, Winfla, Gerdnill…
  • Nhóm thuốc: Thuốc hỗ điều trị các bệnh lý của đường tiết niệu
  • Dạng thuốc: Viên nén bao phim

I/ Thông tin thuốc Yspuripax

Trước khi dùng Yspuripax để điều trị, bạn cần nắm rõ các thông tin dưới đây:

1. Thành phần

  • Flavoxat hydrochlorid………….. 200mg

2. Chỉ định

Thuốc Yspuripax được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị các triệu chứng tiểu gấp, khó tiểu, tiểu đêm, tiểu lắt nhắt hoặc ngắt quãng do bị các bệnh viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, đau bàng quang và các bệnh lý khác liên quan đến tiền liệt tuyến và bàng quang.
  • Hỗ trợ điều trị tình trạng co thắt ở những người bị sỏi niệu đạo, sỏi thận, các rối loạn co thắt đường tiết niệu do di chứng sau phẫu thuật đường tiểu dưới.
  • Làm giảm các cơn co thắt ở đường sinh dục nữ do đau bụng kinh, tăng trương lực, đau vùng chậu, rối loạn vận động tử cung…

Ngoài ra, thuốc có thể được sử dụng với nhiều mục đích điều trị khác mà không được chúng tôi đề cập đến. Trao đổi với bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

Tham khảo thêm: Cefetamet Pivoxil – Thành phần, tác dụng và cách dùng

3. Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Các trường hợp bị tắc nghẽn hồi tràng hoặc tá tràng.
  • Ruột không có khả năng co giãn.
  • Bị các sang thương gây tắc ruột hoặc liệt ruột.
  • Người bị xuất huyết tiêu hóa.

4. Liều dùng

Tùy vào đối tượng sử dụng và mức độ bệnh lý khác nhau mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một liều dùng phù hợp. Thông thường thuốc được sử dụng với liều lượng:

Mỗi ngày uống thuốc từ 3 – 4 lần, mỗi lần dùng 1 viên.

5. Cách dùng

Để đảm bảo dùng thuốc Yspuripax đúng cách, an toàn bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị. Không được tự ý tăng hoặc giảm liều khi không có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Thành phần Flavoxate được cơ thể hấp thu một cách nhanh chóng. Hiệu quả chữa trị của thuốc sẽ phụ thuộc vào mức độ trầm trọng bệnh. Ngoài ra, thuốc phát huy tác dụng ở mức độ nào còn tùy thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Thông thường, Yspuripax sẽ phát huy tác dụng lên hệ cơ bàng quang sau khoảng 2 – 3 giờ uống thuốc.
  • Các trường hợp bị nhiễm trùng sẽ được chỉ định sử dụng Yspuripax song song với các loại thuốc chống nhiễm trùng khác. Thời gian điều trị cũng vì vậy mà có sự thay đổi, có thể kéo dài 1 tuần hoặc hơn thế.
  • Bệnh nhân bị các bệnh lý mãn tính về đường tiết niệu hoặc bàng quang, cần phải dùng thuốc Yspuripax trong thời gian dài. Bởi điều này sẽ giúp thuốc phát huy tác dụng một cách tối đa. Khi thấy các triệu chứng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, có thể giảm liều dùng.
  • Nên uống cả viên thuốc cùng với nước. Không được nghiền nát thuốc ra để dùng. Vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho bản thân.
  • Không tự ý đem thuốc của bản thân cho người khác sử dụng, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Sau thời gian chữa trị bằng thuốc Yspuripax, cần phải đi tái khám. Điều này sẽ giúp bạn nắm được tình trạng sức khỏe hiện tại của chính mình. Đồng thời, giúp bạn chủ động hơn trong việc lựa chọn các cách điều trị khác, nếu dùng thuốc không hiệu quả.

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.
  • Bảo quản thuốc Yspuripax ở nhiệt độ phòng. Tránh nơi có nhiều ánh sáng mặt trời hoặc những nơi ẩm ướt.

Thông tin thêm: Thuốc Cefradin – Chống chỉ định & Lưu ý khi sử dụng

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Yspuripax

Sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh
Sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh

1. Tác dụng phụ

Tương tự như các loại thuốc tây khác, Yspuripax cũng có thể gây ra các tác dụng phụ cho bệnh nhân. Các vấn đề phổ biến mà bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn
  • Khô miệng, có cảm giác khát
  • Buồn ngủ
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Hoa mắt
  • Nhịp tim đập nhanh
  • Sốt

Ngoài ra, thuốc còn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác như:

  • Loạn nhịp tim
  • Tăng nhãn áp
  • Rối loạn tiểu tiện
  • Phát ba da
  • Tăng bạch cầu ái toan
  • Lú lẫn
  • Gây táo bón nếu dùng ở liều cao

Tùy vào từng đối tượng bệnh nhân và liều lượng sử dụng mà thuốc Yspuripax có thể gây ra nhiều vấn đề khác nữa. Hãy thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

2. Thận trọng

Trước khi điều trị bằng Yspuripax, cần báo với các bác sĩ tất cả các thông tin về tiền sử bệnh lý và tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Đặc biệt là đối với các trường hợp:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Các nghiên cứu cho thấy thuốc Yspuripax không gây ra tác dụng phụ nào đối với người đang mang thai hoặc phôi thai. Tuy nhiên, cần phải thận trọng và trao đổi thật kỹ với các bác sĩ trước khi dùng thuốc. Tốt nhất là không nên sử dụng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Trẻ nhỏ: Không dùng thuốc Yspuripax cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tuổi. Bởi chưa xác định được mức độ an toàn và hiệu quả chữa trị khi dùng thuốc cho các đối tượng này.
  • Các trường hợp bị nhiễm trùng đồng thời cả đường tiêt niệu và đường sinh dục: Dùng flavoxate hydrochloride kết hợp với các loại kháng sinh khác để chữa trị.
  • Người bị tăng nhãn áp, nhất là bị tăng nhãn áp góc hẹp: Các bệnh nhân đang mắc các bệnh tắc nghẽn đường tiểu dưới dẫn đến tăng nhãn áp cần phải thận trọng khi uống thuốc.
  • Những bệnh nhân làm các công việc liên quan đến điều khiển máy móc, lái xe: Vì thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, lú lẫn do đó sau khi uống thuốc không được làm việc hoặc lái xe. Tránh gặp phải những tình huống không mong muốn.

3. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

Dùng thuốc Yspuripax thiếu hoặc quá liều lượng cho phép có thể làm giảm tác dụng hoặc tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho bản thân. Trong trường hợp này, bạn cần xử lý như sau:

  • Dùng thiếu liều: Bổ sung liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu gần thời gian dùng liều kế tiếp, bỏ qua liều cũ. Không được tự ý tăng gấp đôi liều lượng trong một lần dùng để bù lại.
  • Dùng quá liều: Báo ngay cho các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường.

III/ Thông tin thêm về thuốc Yspuripax

Nhà sản xuất

Y.S.P Industries (M) Sdn – MA LAI XI A

Quy cách đóng gói

Thuốc được đóng gói theo dạng: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim

Yspuripax giá bao nhiêu?

Giá thuốc Yspuripax: 700.000 vnđ/ hộp

Đây chỉ là giá thuốc Yspuripax mang tính chất tham khảo. Để được giải đáp một cách chính xác nhất về vấn đề Yspuripax giá bao nhiêu, vui lòng liên hệ với các cơ sở kinh doanh thuốc.

Trên đây là các thông tin về công dụng, liều dùng, cách sử dụng, giá thuốc Yspuripax. Để dùng Yspuripax được an toàn, tránh gây ra các vấn đề không mong muốn, nắm rõ các thông tin về loại thuốc này là điều cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Cách chữa hẹp niệu quản bằng phương pháp nội soi

Cách chữa hẹp niệu quản bằng phương pháp nội soi

Hiện nay phương pháp chữa hẹp niệu quản bằng nội soi đang được các bác sĩ Khoa Ngoại Tiết niệu tại...

Phác đồ điều trị hội chứng thận hư mới nhất (BYT)

Phác đồ điều trị hội chứng thận hư thường được xây dựng dựa trên thể bệnh, nguyên nhân và triệu...

Người bệnh sẽ kéo dài được sự sống nếu thực hiện đúng các phương pháp điều trị từ bác sĩ

Bị suy thận sống được bao lâu? Nên làm gì?

Suy thận là thuật ngữ chung để chỉ trạng thái suy giảm chức năng của thận. Hầu hết các trường...

Các thuốc trị viêm niệu đạo tốt nhất hiện nay và lưu ý

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm và nhiễm khuẩn niệu đạo. Bệnh xảy ra phổ biến ở nam giới...

Mách bạn cách chữa sỏi thận bằng rau ngổ ai cũng làm được

Rau ngổ có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị sỏi thận. Nhiều người trong dân gian đã áp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *