Viêm bàng quang khi mang thai do đâu? Có nên dùng thuốc điều trị?

Sự thay đổi đột ngột của cơ thể trong thời gian thai kỳ chính là nguyên nhân khiến các vấn đề tiêu cực phát sinh, trong đó có bệnh viêm bàng quang. Viêm bàng quang khi mang thai có thể gây ra các biến chứng như tiền sản giật, sinh non,… nếu không được điều trị đúng cách.

viêm bàng quang khi mang thai
Những thay đổi trong thời gian thai kỳ chính là nguyên nhân gây ra viêm bàng quang

Viêm bàng quang khi mang thai do đâu?

Viêm bàng quang là thuật ngữ đề cập đến tình trạng thành bàng quang bị sưng viêm do vi khuẩn hoặc các nguyên nhân khác. Tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở nữ giới, đặc biệt là trong thời gian mang thai.

1. Nguyên nhân

Viêm bàng quang khi mang thai có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Cấu tạo của hệ thống sinh sản ở nữ giới

Cấu tạo của hệ sinh sản ở nữ giới tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu.

Niệu đạo của nữ giới khá ngắn (chỉ 4 cm) so với nam giới (20 cm), do đó vi khuẩn rất dễ đi ngược dòng từ niệu đạo vào bàng quang. Ngoài ra, niệu đạo của phụ nữ khá gần với hậu môn. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn từ hậu môn đi vào niệu đạo và di chuyển lên bàng quang.

Do hormone progesterone

Ở phụ nữ mang thai, cấu trúc của đường tiết niệu có thể thay đổi do hàm lượng hormone được sản sinh quá mức. Hormone progesterone khiến các cơ của niệu quản bị giãn. Từ đó làm chậm dòng chảy từ thận đến bàng quang và gây ra tình trạng ứ đọng nước tiểu.

Do tử cung chèn ép

Tử cung của phụ nữ mang thai có thể gây chèn ép lên bàng quang và ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan này. Khi bàng quang hoạt động kém, nước tiểu không thoát ra bên ngoài hoàn toàn và dễ chảy ngược trở lại trong niệu quản. Lượng nước tiểu được giữ lại trong một thời gian dài khiến vi khuẩn sinh sôi và gây viêm ở thành bàng quang.

Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố cũng là nguyên nhân khiến viêm bàng quang phát sinh. Thiếu hụt estrogen khiến niêm mạc ở bên trong niệu đạo bất ổn. Từ đó tạo môi trường để các hại khuẩn sinh sôi với tốc độ nhanh chóng và gây tổn thương lên thành bàng quang.

Ngoài ra vệ sinh vùng kín sơ sài, kích ứng với các sản phẩm vệ sinh phụ nữ,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm bàng quang khi mang thai.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng viêm bàng quang ở nữ khi mang thai, bao gồm:

uống thuốc viêm bàng quang khi mang thai
Đau vùng bụng dưới và lưng là triệu chứng thường gặp do viêm bàng quang gây ra
  • Đau và rát khi tiểu tiện
  • Đau ở vùng bụng dưới hoặc lưng
  • Có máu trong nước tiểu
  • Cảm thấy mệt mỏi

Nếu nhiễm trùng di chuyển đến thận, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng như:

  • Sốt cao trên 38 độ C
  • Đau liên tục ở lưng, xương chậu và hông
  • Run rẩy
  • Ớn lạnh
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

Giai đoạn mang thai là thời điểm rất nhạy cảm. Vì thế khi nhận thấy những triệu chứng này, bạn nên thông báo với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chậm trễ trong việc điều trị có thể khiến bệnh chuyển biến nặng nề và gây tổn thương lên thai nhi.

3. Biến chứng

Viêm bàng quang khi mang thai có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, như:

  • Tiền sản giật
  • Sinh non
  • Trẻ nhẹ cân

Nếu viêm bàng quang không được điều trị, tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ở đường tiết niệu trên và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Chẩn đoán viêm bàng quang khi mang thai

Trước tiên, bác sĩ sẽ đặt những câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh lý và các triệu chứng lâm sàng mà bạn gặp phải. Sau đó, bạn có thể phải thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm đáp ứng cho quá trình chẩn đoán viêm bàng quang.

chẩn đoán viêm bàng quang khi mang thai
Bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh lý và triệu chứng lâm sàng trước khi yêu cầu thực hiện các xét nghiệm

Các xét nghiệm có thể được thực hiện:

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm hình ảnh (Siêu âm, X-Quang,…)
  • Nội soi bàng quang

Tia X trong xét nghiệm X-Quang có thể gây hại cho thai nhi. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi yêu cầu phụ nữ mang thai thực hiện xét nghiệm này.

ĐỌC NGAY: Chữa viêm bàng quang ở đâu tốt nhất hiện nay?

Điều trị viêm bàng quang trong thời gian thai kỳ

Lưu ý: Mang thai là thời điểm rất nhạy cảm. Mỗi tác động lên cơ thể mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay bất cứ phương pháp điều trị nào nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Dựa vào kết quả của các xét nghiệm, bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Để làm giảm cơn đau do viêm bàng quang gây ra, bạn có thể được kê toa thuốc paracetamol. Loại thuốc này được đánh giá khá an toàn với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu những điều cần lưu ý khi sử dụng paracetamol trong thời gian thai kì để giảm thiểu rủi ro phát sinh.

uống thuốc viêm bàng quang khi mang thai
Viêm bàng quang thường được điều trị bằng kháng sinh trong khoảng 7 ngày

Ngoài ra, bạn có thể dùng kháng sinh trong vòng 7 ngày để điều trị dứt điểm bệnh. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại kháng sinh thích hợp với phụ nữ mang thai và ít gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Bạn cần dùng đúng loại thuốc, liều lượng và thời gian được yêu cầu nhằm giới hạn các rủi ro xảy ra trong thời gian điều trị.

Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng ở thận, bạn buộc phải điều trị nội trú. Với những trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị tiêm kháng sinh ở tĩnh mạch.

Nhiễm trùng thận không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết – tình trạng cơ thể tự tấn công vào các mô và cơ quan khỏe mạnh. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể gây sảy thai và dị tật ở thai nhi.

Phòng ngừa viêm bàng quang khi mang thai

Việc dùng thuốc trong thời gian mang thai luôn đi kèm với những nguy cơ nhất định. Do đó bạn nên thực hiện những biện pháp ngăn ngừa bệnh lý này nhằm đảm bảo sức khỏe cho chính mình và thai nhi.

phòng ngừa viêm bàng quang khi mang thai
Uống nhiều nước là biện pháp phòng ngừa viêm bàng quang khi mang thai

Các biện pháp ngăn ngừa viêm bàng quang:

  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Nước tiểu bị ứ đọng trong thời gian dài chính là điều kiện thích hợp để vi khuẩn sinh sôi.
  • Sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín nhẹ dịu, không mùi để giảm kích ứng.
  • Mặc quần áo rộng rãi và thay quần lót hằng ngày.
  • Bổ sung đủ nước theo nhu cầu của cơ thể. Phụ nữ mang thai nên uống từ 2.5 – 3 lít nước/ ngày

Hầu hết các trường hợp viêm bàng quang khi mang thai đều đáp ứng tốt với kháng sinh. Nếu thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh có thể thuyên giảm sau khoảng 7 ngày. Tình trạng nhiễm trùng ở bàng quang có thể tái phát, do đó bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa bệnh lý này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Viêm bàng quang kẽ là gì? Những thông tin bạn nên biết

Viêm bàng quang kẽ thường xảy ra ở phụ nữ có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi, ở nam...

Dày thành bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Nếu không được điều trị sớm thì bệnh dày thận bàng quang có thể biến chứng sang nhiễm trùng bàng...

Viêm bàng quang có nên quan hệ tình dục?

Bên cạnh những nguyên nhân như mãn kinh, mang thai, sử dụng thuốc hóa trị, vệ sinh vùng kín kém,…...

người bị ung thư bàng quang nên ăn gì

Ung thư bàng quang nên ăn gì để “đối phó” với bệnh?

Người bị ung thư bàng quang sẽ cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống của mình, đặc biệt...

Viêm bàng quang ở nữ giới có dấu hiệu như thế nào? Điều trị ra sao?

Do giải phẫu hệ thống sinh sản đặc biệt nên viêm bàng quang thường xuất hiện ở nữ giới nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *