Thuốc Cefetamet Pivoxil điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
Thuốc Cefetamet Pivoxil thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lậu, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa… Nếu dùng không đúng cách, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ cho bệnh nhân. Do đó, để hạn chế được nguy cơ mắc phải tình trạng này, bệnh nhân cần nắm rõ các thông tin về thuốc Cefetamet Pivoxil.
- Tên hoạt chất: Cefetamet
- Tên biệt dược: Altamet, Ansaitamei, Dazzidime, Tarcevis, Nitagol…
- Dạng thuốc: Viên nén bao phim
- Nhóm thuốc: Thuốc chống nhiễm khuẩn, điều trị nhiễm trùng, kháng nấm, kháng virus…
I/ Thông tin thuốc Cefetamet Pivoxil
Trước khi điều trị bằng thuốc Cefetamet Pivoxil, bệnh nhân cần nắm rõ một số thông tin quan trọng sau đây:
1. Thành phần
Cefetamet Pivoxil hydrochloride
2. Chỉ định
Thuốc Cefetamet Pivoxil được chỉ định để điều trị cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Cụ thể là:
- Viêm xoang
- Viêm tai giữa
- Các đợt cấp của bệnh viêm phế quản mạn tính
- Viêm họng – amidan
- VIêm phổi
- Viêm phế quản
- Nhiễm trùng đường tiết niệu có hoặc không có biến chứng.
- Viêm niệu đạo cấp do bệnh lậu.
Ngoài ra, nó còn có thể được sử dụng với những mục đích điều trị khác mà không được chúng tôi liệt kê. Trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp rõ hơn các thông tin về vấn đề này.
3. Chống chỉ định
Cefetamet Pivoxil chống chỉ định với các trường hợp:
- Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Mẫn cảm với các loại kháng sinh họ penicillin, cephalosporin, các a-lactam khác.
4. Liều dùng
Tùy vào đối tượng sử dụng mà thuốc cũng sẽ được chỉ định với liều lượng khác nhau. Cụ thể như sau:
- Các trường hợp trên 12 tuổi: Uống thuốc mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 500mg.
- Trẻ em dưới hoặc bằng 12 tuổi: Uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 10mg/kg.
5. Bảo quản
- Để thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát, không ẩm ướt và không có nhiều ánh sáng mặt trời.
- Cất thuốc xa tầm với của trẻ em.
Tham khảo thêm: Opesinkast là thuốc gì? Công dụng, liều dùng & hướng dẫn sử dụng
II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Cefetamet Pivoxil
1. Tác dụng phụ
Thuốc Cefetamet Pivoxil có thể khiến cho bệnh nhân gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, cụ thể là:
- Buồn nôn và nôn
- Tiêu chảy
- Phản ứng quá mẫn
Ngoài ra, tùy vào từng đối tượng sử dụng mà thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ khác không được chúng tôi đề cập. Trao đổi với các bác sĩ để nắm rõ hơn các thông tin về vấn đề này.
2. Thận trọng
Để bảo đảm an toàn trong quá trình điều trị, trước khi uống thuốc, hãy báo với các bác sĩ tất cả các thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe bản thân. Đặc biệt là khi thuộc một trong số các trường hợp sau đây:
+ Người bị suy thận:
Cần giảm liều đối với những người bị suy giảm chức năng thận. Liều lượng của nó sẽ phải giảm tương ứng với mức độ suy thận của bệnh nhân.
+ Viêm đại tràng giả mạc:
Nếu đang bị viêm đại tràng giả mạc gây tiêu chảy, không nên dùng thuốc Cefetamet Pivoxil. Trường hợp bị bệnh nhẹ, chỉ cần ngưng uống thuốc là có thể khắc phục. Tuy nhiên, với những trường hợp mắc bệnh nặng, cần phải có các biện pháp khắc phục tích cực hơn, kèm theo đó là uống vancomycin.
+ Người đang mang thai và cho con bú:
Chưa có một nghiên cứu đầy đủ về tác dụng của thuốc đối với phụ nữ mang thai, do đó không nên sử dụng Cefetamet Pivoxil cho các trường hợp này.
3. Tương tác thuốc
Không có nghiên cứu lâm sàng chứng minh sự tương tác giữa hoạt chất Cefetamet và các loại thuốc khác. Do đó, bệnh nhân có thể kết hợp Cefetamet Pivoxil và các loại thuốc khác để điều trị. Khi dùng chung Cefetamet với các loại thuốc lợi tiểu, cũng không có báo cáo gây độc cho thận.
Tìm hiểu thêm: Thuốc Acemuc: Công dụng, cách dùng & tác dụng phụ
4. Dược động lực học
+ Dược lực học:
Cefetamet Pivoxil thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, được sử dụng bằng đường uống. Nó có tác dụng trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Hoạt chất Cefetamet mang đến hiệu quả mạnh mẽ đối với các tác nhân chính gây viêm đường hô hấp như Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Streptococci tán huyết â nhóm A… Bên cạnh đó, Cefetamet pivoxil cũng gây có hoạt tính đáng kể đối với Enterobacteriaceae, Neisseria gonorrhoeae.
+ Dược động học:
Sau khi được hấp thu qua thành ruột và ở gan, Cefetamet Pivoxil được thủy phân hoàn toàn thành cefetamet trong pha đầu tiên. Hoạt chất này cũng không kết hợp rộng với các protein huyết tương. Tốc độ thanh thải toàn phần của thuốc là 136ml/phút, nếu thải trừ qua thận, tốc độ này là 119ml/phút. Thời gian bán thải sau cùng của Cefetamet Pivoxil là 2,2 tiếng. Có tới 88% liều thuốc được tìm thấy qua nước tiểu.
Vì dùng thuốc Cefetamet Pivoxil không đúng cách có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gây nhiều tác dụng phụ. Do đó, việc nắm rõ thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây về loại thuốc này là điều cần thiết. Tuy nhiên, để được cung cấp một cách chính xác nhất các thông tin về công dụng, liều dùng, giá thuốc Cefetamet Pivoxil, vui lòng liên hệ với các bác sĩ hoặc dược sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc ho Astex: Công dụng và cách dùng
- Thuốc Lysopaine có tác dụng gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!