Thuốc Cefradin: Chống chỉ định & Lưu ý khi sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Cefradin là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1, hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào vi khuẩn. Thuốc được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn da – mô mềm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hô hấp và dự phòng nhiễm khuẩn khi thực hiện thủ thuật ngoại khoa.

Thuốc cefradin
Thuốc Cefradin được dùng để điều trị nhiễm khuẩn da – mô mềm, đường tiết niệu,…

  • Tên thuốc: Cefradin
  • Tên khác: Cefradine
  • Phân nhóm: Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng virus, nấm và ký sinh trùng

Những thông tin cần biết về thuốc Cefradin

1. Tác dụng

Cefradin là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1. Thuốc ức chế quá trình tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào vi khuẩn nhằm diệt khuẩn gây bệnh.

Cefradin nhạy cảm với nhiều loại cầu khuẩn Gram dương như Streptococcus tan máu beta nhóm A, Staphylococcus aureus không tiết hoặc tiết penicilinase, Streptococcus nhóm B,…

Cefradin bền vững trong môi trường axit, do đó có thể hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Thuốc phân bố rộng rãi ở toàn bộ các mô và dịch thể trong cơ thể, một lượng nhỏ thuốc có thể đi vào sữa mẹ và qua nhau thai. Cefradin được bài tiết qua đường tiểu ở dạng chưa chuyển hóa.

2. Chỉ định

Thuốc Cefradin được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm (chốc lở, mụn trứng cá nặng, viêm mô tế bào, áp xe, nhọt,…)
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu bao gồm cả viêm tiền liệt tuyến
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp, bao gồm cả viêm thùy phổi
  • Dự phòng nhiễm khuẩn trong thủ thuật ngoại khoa

Liên hệ với bác sĩ để được tham vấn y khoa nếu có ý định sử dụng thuốc Cefradin trong những trường hợp khác.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Cefradin cho bệnh nhân quá mẫn với cephalosporin và các thành phần trong thuốc.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Cefradin có những dạng bào chế và hàm lượng sau:

  • Viên nang: 250mg, 500mg
  • Bột pha hỗn dịch tiêm: 250mg, 500mg, 1g, 2g (thường chứa chất trung hòa arginine hoặc natri cacbonat).

Để biết toàn bộ các dạng bào chế và hàm lượng của thuốc, vui lòng trao đổi với dược sĩ.

5. Cách dùng – liều lượng

Thuốc Cefradin có thể được dùng bằng đường uống hoặc tiêm tùy vào dạng bào chế. Để sử dụng thuốc đúng cách, bạn nên tham khảo thông tin hướng dẫn được đề cập trên bao bì.

Thuốc cefradin
Thuốc Cefradin có thể được dùng bằng đường uống hoặc đường tiêm

Liều lượng sử dụng thuốc Cefradin được điều chỉnh dựa trên dạng bào chế được sử dụng, mục đích điều trị, mức độ nhiễm khuẩn, độ tuổi và khả năng đáp ứng của từng trường hợp.

Thuốc dạng uống:

Liều dùng thông thường cho người trưởng thành

  • Dùng 250 – 500mg/ lần, cứ 6 giờ dùng thêm 1 liều
  • Hoặc dùng 500mg/ lần, cứ 12 giờ dùng thêm 1 liều
  • Liều dùng tối đa: 4g/ ngày

Liều dùng thông thường cho trẻ nhỏ

  • Dùng 6.25 – 25mg/ kg, cứ 6 giờ dùng thêm 1 liều
  • Liều dùng tối đa: 4g/ ngày

Thuốc dạng tiêm:

Liều dùng thông thường cho người trưởng thành

  • Dùng 500 – 1000mg/ lần, cứ 6 giờ tiêm 1 lần
  • Có thể tiêm/ truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu

Liều dùng thông thường cho trẻ em (chỉ sử dụng thuốc tiêm cho trẻ trên 12 tháng tuổi)

  • Dùng 12.5 – 25mg/ kg/ lần, cứ 6 giờ dùng 1 liều
  • Có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp

Liều dùng thông thường khi dự phòng nhiễm khuẩn trước – trong – sau khi mổ

  • Trong trường hợp sinh mổ: Tiêm tĩnh mạch với liều 1000mg ngày sau khi kẹp cuống rốn. Sau đó tiêm tĩnh mạch/ tiêm bắp với liều 1000mg sau 6 hoặc 12 giờ tính từ thời điểm tiêm liều đầu tiên.
  • Trong trường hợp khác: Tiêm tĩnh mạch/ tiêm bắp với liều 1000mg 30 – 90 phút trước khi phẫu thuật. Sau mỗi 4 – 6 giờ tiêm tiếp liều 1000mg trong vòng 24 giờ. Liều dùng tối đa: 8g/ ngày.

Cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận. Sử dụng liều thông thường có thể gây tổn thương lên cơ quan này.

Liều dùng cho bệnh nhân suy thận (được nhà sản xuất khuyên dùng)

  • Liều khởi đầu: 750mg
  • Liều duy trì: 500mg

Không sử dụng cùng lúc thuốc Cefradin đường uống và đường tiêm.

6. Bảo quản

Viên nang Cefradin cần được bảo quản trong lọ kín, tránh nhiệt độ cao hơn 30 độ C. Với dung dịch đã được pha, nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng hỗn dịch có thể bền vững trong 10 giờ đồng hồ. Trong trường hợp bảo quản ở tủ lạnh (nhiệt độ 5 độ C), dung dịch có thể bền vững đến 48 giờ.

Dung dịch sau khi pha có thể đổi từ màu vàng nhạt đến vàng. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

7. Giá thành

Hiện nay có rất nhiều chế phẩm thương mại có chứa Cefradin. Giá thành của những loại thuốc này cũng có sự chênh lệch nhất định. Để biết giá bán cụ thể, bạn đọc nên liên hệ với nhân viên quầy thuốc hoặc dược sĩ để được hỗ trợ.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Cefradin

1. Thận trọng

Cần thông báo với bác sĩ nếu bạn từng có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin và cephalosporin. Có khoảng 10% bệnh nhân dị ứng với penicillin có thể quá mẫn với kháng sinh nhóm cephalosporin. Khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận, cần giảm liều và theo dõi chức năng thận trong suốt thời gian điều trị.

Thuốc cefradin
Có thể dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Có thể sử dụng Cefradin cho phụ nữ mang thai vì thuốc đi qua nhau thai nhanh và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng, bạn chỉ nên uống thuốc Cefradin khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Cefradin đi qua sữa mẹ với nồng độ thấp và có thể gây ra một số triệu chứng không mong muốn ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên những triệu chứng này đều có mức độ nhẹ, do đó phụ nữ cho con bú có thể dùng Cefradin trong quá trình điều trị.

2. Tác dụng phụ

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong thời gian sử dụng thuốc Cefradin.

Tác dụng phụ thông thường:

  • Phản ứng phản vệ
  • Sốt
  • Phản ứng quá mẫn
  • Mề đay
  • Nổi ban da
  • Viêm đại tràng màng giả
  • Gây chảy máu
  • Nôn mửa
  • Buồn nôn
  • Mất bạch cầu hạt

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Viêm thận kẽ cấp tính
  • Hoại tử ống thận cấp (xảy ra khi sử dụng thuốc ở liều cao hoặc dùng cho người suy thận, bệnh nhân cao tuổi, điều trị kết hợp với những loại thuốc có độc tính trên thận như kháng sinh nhóm aminoglycoside)

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Vàng da ứ mật
  • Viêm gan
  • Viêm tĩnh mạch huyết khối
  • Đau ở chỗ tiêm

3. Tương tác thuốc

Thuốc Probenecid đường uống sẽ cạnh tranh bài tiết với Cefradin ở ống thận, khiến nồng độ thuốc Cefradin trong huyết thanh tăng và kéo dài.

Thuốc cefradin
Cân nhắc khi sử dụng Cefradin với Probenecid đường uống

Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng kết hợp hai loại thuốc này.

4. Quá liều và cách xử trí

Sử dụng Cefradin ở liều cao trong thời gian dài có thể gây ngộ độc. Để tăng khả năng thải trừ thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành thẩm tách màng bụng và thẩm tách máu.

Tin bài liên quan

Vảy nến ở nách làm sao điều trị, ngừa tái phát?

Vảy nến ở nách là một tổn thương ngoài da, đồng thời là một đặc trưng cơ bản của bệnh...

Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa - Mẹo hay dân gian

Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa – Mẹo hay dân gian

Điều trị vảy nến bằng dầu dừa là mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi. Đây là biện pháp...

dị ứng hải sản ở trẻ

Hiện tượng dị ứng hải sản ở trẻ em cha mẹ không nên xem thường

Hải sản được xếp vào nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng. Trong đó, hiện tượng dị ứng hải sản...

Bị Hắc Lào Ở Mặt – Cách Xử Lý, Chữa Trị Không Để Lại Sẹo

Hắc lào ở mặt không chỉ khiến người bệnh ngứa ngáy mà còn dễ viêm nhiễm, hình thành sẹo và...

Các tinh dầu thiên nhiên ngăn ngừa rụng tóc

Có rất nhiều loại tinh dầu chống rụng tóc, tuy nhiên mỗi loại dầu lại có đặc tính khác nhau....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.