Thuốc U-Thel có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc U thel được bào chế dưới dạng siro. Thuốc thường được dùng trong điều trị hắt hơi, cảm cúm, ho khan, ho kích ứng. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng chữa viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính và một số bệnh lý liên quan đế đường hô hấp theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc U thel
Thông tin chi tiết về công dụng, liều dùng, cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi dùng thuốc U thel

  • Tên biệt dược: U – Thel®
  • Tên gốc: Brompheniramine Maleat
  • Nhóm thuốc: Thuốc có tác dụng trên đường hô hấp

Thông tin về thuốc U thel

Dạng bào chế và quy cách đóng gói

Dạng bào chế: Siro

Quy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 60 ml

Thành phần

Thuốc U thel là sự kết hợp giữa 4mg/5ml hoạt chất Brompheniramin maleate, 10mg/5ml hoạt chất Phenylephrine hydrochloride và lượng thành phần tá dược vừa đủ trong một viên nén.

Công dụng

Thuốc U thel có tác dụng ngăn ngừa sung huyết. Đồng thời khắc phục tình trạng sưng tấy tại những vị trí đang bị viêm như: Các xoang, họng, lớp màng niêm mạc ống mũi. Ngoài ra thuốc còn có công dụng điều trị những triệu chứng và bệnh lý sau:

  • Hắt hơi, sổ mũi và một số triệu chứng khác do cảm thông thường
  • Ho khan, ho kích ứng
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt
  • Triệu chứng ho dị ứng do cảm lạnh
  • Viêm mũi mãn tính (kháng sinh histamine thụ thể H1)
  • Viêm mũi dị ứng do thời tiết
  • Viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính và một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp cấp tính, mãn tính.

Lưu ý: Thuốc U thel có thể được chỉ định dùng cho những trường hợp không được liệt kê trong bài viết này.

Chống chỉ định

Thuốc U thel chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Brompheniramin maleate, hoạt chất Phenylephrine hydrochloride hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Bệnh nhân bị cao huyết áp hoặc bệnh tim nặng, ngừng tim do rung tâm thất, bệnh đái tháo đường
  • Những người có tiền sử hoặc đang bị tăng nhãn áp, bí tiểu do tắc nghẽn, xơ vữa động mạch, ưu năng tuyến giáp
  • Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Thuốc U thel được sử dụng thông qua đường miệng. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh không nên pha loãng thuốc cùng với nước hoặc những loại dung dịch khác. Ngoài ra người bệnh cần sử dụng ly đong nhựa dùng trong y tế hoặc muỗng đặc biệt để đo lượng thuốc cần sử dụng. Bạn không nên sử dụng muỗng ăn cơm để đo lường bởi chúng có thể khiến bạn uống thuốc sai liều.

Liều dùng

Tùy thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, liều dùng thuốc U thel đối với mỗi người không giống nhau.

Đối với người lớn

  • Liều khuyến cáo: Dùng 10ml (2 muỗng đầy) 2 lần/ngày.

Đối với trẻ em

  • Liều dùng cho trẻ em từ 2 – 4 tuổi: Dùng 4ml (0,8 muỗng). Sử dụng từ 3 lần/ngày
  • Liều dùng cho trẻ em từ 5 – 6 tuổi: Dùng 5ml (1,5 muỗng). Sử dụng từ 2 – 3 lần/ngày
  • Liều dùng cho trẻ em từ 7 – 12 tuổi: Dùng 7,5ml (1,5 muỗng). Sử dụng từ 2 lần/ngày.

Lưu ý: Liều dùng thuốc U thel có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ phát triển bệnh lý và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.

Cách dùng và liều dùng thuốc U thel
Cách dùng và liều dùng thuốc U thel

Bảo quản

Thuốc U thel nên được bảo quản tại những nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ trong phòng từ 25 – 30 độ C. Bên cạnh đó, thuốc phải được bảo quản trong chai và trong hộp thuốc. Người bệnh không nên lấy thuốc ra khỏi chai khi chưa sử dụng. Người dùng không nên bảo quản thuốc trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh và những nơi có độ ẩm cao. Không để thuốc trong nhà tắm và những nơi ẩm ướt khác. Ngoài ra bạn cần tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thú nuôi và tầm tay trẻ em.

Trong trường hợp thuốc U thel đã hết hạn sử dụng, siro bị đổi màu hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh không nên tiếp tục dùng thuốc. Bạn cũng cần ngưng dùng thuốc khi U thel đã được mở nắp trên 2 tuần. Thay vào đó người dùng nên xử lý thuốc đúng cách theo thông tin có trên bao bì. Ngoài ra bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về cách xử lý thuốc an toàn, không gây ô nhiễm. Người bệnh không nên xả bỏ thuốc qua toilet, ống dẫn nước hoặc vứt thuốc ra ngoài môi trường tự nhiên trừ khi có yêu cầu.

Giá thuốc

Thuốc U thel là sản phẩm của Công ty Unison Laboratories Co., Ltd – Thái Lan. Thuốc đang được bán với giá 29.000 VNĐ/hộp 1 chai 60ml.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc U thel

Khuyến cáo khi dùng

Trước khi sử dụng thuốc và trong thời gian sử dụng thuốc U thel, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc U thel khi có yêu cầu hoặc chỉ định liều dùng từ bác sĩ
  • Trước khi sử dụng thuốc U thel, người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Khi đó bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một loại thuốc thay thế hoặc thay đổi phát đồ điều trị của bạn
  • Bệnh nhân bị bệnh gan, bệnh thận hoặc suy chức năng gan, thận không nên sử dụng thuốc U thel
  • Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc. Bởi thành phần trong thuốc có thể điều tiết qua sữa mẹ đến trẻ nhỏ khiến trẻ bị ngộ độc. Nếu việc sử dụng thuốc là cần thiết, người bệnh nên ngưng cho con bú
  • Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai không nên sử dụng thuốc U thel. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó bạn cần chắc rằng những lợi ích mà thuốc mang lại lớn hơn bất cứ rủi ro nào có thể xuất hiện
  • Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại
  • Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc U thel và báo với bác sĩ nếu bạn nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường hoặc bị dị ứng
  • Bạn không nên sử dụng thuốc U thel hết hạn, thuốc đã được mở nắp trên 2 tuần, siro đổi màu hoặc xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường khác
  • Trước khi sử dụng thuốc U thel, người bệnh cần chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Điều này có thể giúp bạn tránh khỏi tình trạng tương tác thuốc gây nguy hiểm. Những loại thuốc bạn cần chia sẻ với bác sĩ có thể bao gồm: Thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, canxi, dưỡng chất và các loại thảo dược
  • Trong thời gian sử dụng thuốc U thel, người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc. Bởi thành phần trong thuốc có thể khiến bạn buồn ngủ và chóng mặt nghiêm trọng
  • Không dùng thuốc U thel đã hết hạn sử dụng.

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc U thel, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:

  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Thay đổi khả năng nhìn
  • Khô miệng, khô mũi hoặc khô họng
  • Rối loạn dạ dày và đường tiêu hóa
  • Phát ban da
  • Ngứa ngáy.

Trong trường hợp những tác dụng phụ thường xuyên tái phát hoặc xuất hiện kéo dài, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc U thel và báo ngay với bác sĩ chuyên khoa. Khi đó bác sĩ có thể giúp bạn xử lý những tác dụng phụ hoặc thay đổi liều dùng thuốc cho bạn.

Tương tác thuốc

Thuốc U Thel có khả năng tương tác với một vài loại thuốc điều trị khác, tình trạng sức khỏe và các loại thực phẩm.

Thuốc U Thel có thể tương tác với những loại thuốc nào?

Thuốc U Thel có khả năng tương tác với một vài loại thuốc điều trị khác. Sự tương tác này có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động chữa bệnh của các loại thuốc. Đồng thời làm gia tăng tỉ lệ xuất hiện nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì thế trước khi sử dụng thuốc bạn cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Bao gồm: Thuốc theo toa, thuốc không theo toa, thực phẩm chức năng, vitamin, dưỡng chất và các loại thảo dược.

Tương tác thuốc U Thel
Thuốc U Thel tương tác với một vài loại thuốc điều trị khác làm gia tăng tỉ lệ xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng

Thuốc U Thel có khả năng tương tác mạnh mẽ với những loại thuốc chữa bệnh sau:

  • Thuốc kháng histamine dùng tại chỗ: Diphenhydramine
  • Các loại thuốc chống co thắt: Atropine, Belladone
  • Thuốc ức chế MAO: Linezolid, Isocarboxazid, Phenelzine
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Amitriptyline
  • Những loại thuốc dùng trong liệt đối giao cảm: Benztropine, Trihexylphenidine
  • Scopolamine

Thuốc U Thel có thể tương tác với các loại thực phẩm và đồ uống nào?

Thuốc lá, các loại bia, rượu và những loại thực phẩm chứa cồn đều có thể tương tác với các loại thuốc chữa bệnh, trong đó có thuốc U Thel. Khi sử dụng thuốc với những loại thực phẩm, đồ uống này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.

Tình trạng sức khỏe nào bị ảnh hưởng bởi thuốc U Thel?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể bị ảnh hưởng và trở nên nghiêm trọng hơn khi sử dụng thuốc U Thel. Do đó bạn cần báo ngay với bác sĩ nếu bạn có tiền sử hoặc đang mắc phải những bệnh lý sau:

  • Tăng nhãn áp
  • Cường giáp
  • Động kinh
  • Đột quỵ
  • Bệnh tăng huyết áp hoặc bệnh tim
  • Bệnh gan
  • Bệnh thận
  • Loét dạ dày hoặc tắc nghẽn dạ dày
  • Bệnh hen suyễn, khí phế thủng và một số bệnh lý khác liên quan đến đường thở
  • Những bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu như: Phì đại tuyến tiền liệt, bí tiểu, khó tiểu, tiểu rát…
  • Bệnh tiểu đường
  • U thượng thận và một số vấn đề khác liên quan đến tuyến thượng thận.

Cách xử lý khi dùng thuốc thiếu liều hoặc quá liều

Nên làm gì khi sử dụng thuốc quá liều?

Khi sử dụng thuốc U Thel quá số liều quy định, cơ thể sẽ bị sốc và gây nên nhiều phản ứng nghiêm trọng như:

  • Chóng mặt nghiêm trọng
  • Phát ban da
  • Ngứa ngáy
  • Cơ thể suy yếu
  • Khó thở
  • Động kinh
  • Co giật
  • Tiêu chảy nặng
  • Phản ứng dị ứng
  • Ngất xỉu…

Nếu bạn sử dụng thuốc U Thel quá số liều quy định khiến cơ thể bị sốc và gây ra những phản ứng trên, người bệnh cần gọi đến Trung tâm y tế hoặc đến bệnh viện để được hỗ trợ. Khi đó các bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra và áp dụng những cách xử lý thích hợp, tránh gây nguy hiểm.

Nên làm gì khi quên sử dụng một liều thuốc?

Trong trường hợp bạn quên sử dụng một liều thuốc U Thel, bạn cần nhanh chóng uống liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu khoảng cách giữa liều đã quên quá gần với liều kế tiếp, người bệnh cần bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp đúng với thời gian quy định. Bạn không nên uống bù hoặc uống gấp đôi số liều dùng.

Cách xử lý khi quên dùng một liều thuốc U Thel
Nếu quên sử dụng một liều thuốc U Thel, bạn cần nhanh chóng uống liều đã quên ngay khi nhớ ra

Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc?

Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc U Thel và báo với bác sĩ khi quá trình chữa bệnh với thuốc không mang lại hiệu quả, bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần ngưng dùng thuốc và đến bệnh viện khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bị dị ứng hoặc xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thuốc U Thel có tác dụng điều trị chứng hắt hơi, cảm cúm, ho khan, ho kích ứng, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính… Tuy nhiên bên cạnh tác dụng chữa bệnh, thuốc còn có khả năng gây nên nhiều tác dụng phụ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có yêu cầu và chỉ định liều dùng từ bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, ngưng sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều dùng thuốc để tránh gây nguy hiểm.

Xin hỏi viêm phế quản có lây nhiễm không bác sĩ?

Hỏi: "Thưa bác sĩ, tôi được chẩn đoán là bị viêm phế quản cấp tính và đang được điều trị...

Viêm phế quản có thể trở thành bệnh viêm phổi nếu không điều trị?

Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vô cùng phổ biến, có khoảng 6% trẻ em và...

Bỏ túi cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không là phương pháp dân gian được nhiều người bệnh tin tưởng và...

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến ở lứa tuổi từ 6...

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản như thế nào cho đúng cách?

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản – Ba mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản đúng cách sẽ giúp bệnh mau được chữa lành, đồng thời tránh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.