Moxifloxacin là thuôc gì? Công dụng và một số lưu ý khi dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Moxifloxacin là thuốc thuộc nhóm kháng sinh phổ rộng, thuộc nhóm quinolone, được dùng để điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra tại khu vực như xoang, da, phổi, dạ dày…

Moxifloxacin
Moxifloxacin được dùng dưới tên thương hiệu là Avelox®.

  • Tên chung: Moxifloxacin
  • Tên thương hiệu: Avelox®
  • Phân nhóm: thuốc kháng sinh

I. Một số thông tin về thuốc Moxifloxacin

Tham khảo một số thông tin về công dụng, thành phần, liều dùng, hướng dẫn sử dụng sau để dùng thuốc đúng mục đích.

1. Thành phần

  • Moxifloxacin

2. Công dụng

Moxifloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong cơ thể. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại nên thường được dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng vi khuẩn tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như: xoang (viêm xoang), da (nhiễm trùng da), phổi, dạ dày…

Moxifloxacin cũng được sử dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh dịch hạch, bệnh lao, bệnh lây qua đường tình dục, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (nhiễm trùng tim và van), bệnh than khi những loại thuốc kháng sinh khác không phát huy hiệu quả trị bệnh. Moxifloxacin đôi khi cũng được sử dụng để điều trị salmonella và shigella (một bệnh nhiễm trùng gây tiêu chảy nặng) ở những bệnh nhân bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV).

Moxifloxacin chỉ được dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, không đặc hiệu với virus (cảm cúm, cảm lạnh). Sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh khi không cần thiết có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Moxifloxacin cũng có thể được dùng cho những mục đích điều trị đã được chuyên gia phê duyệt nhưng không được liệt kê bên trên đây.

3. Chống chỉ định

Không dùng Moxifloxacin nếu như bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc các fluoroquinolones khác như ciprofloxacin, levofloxacin, gemifloxacin, ofloxacin, norfloxacin…

4. Hướng dẫn sử dụng

Đọc kĩ hướng dẫn được in trên nhãn dán hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng Moxifloxacin.

  • Thuốc dùng một lần mỗi ngày đường miệng, có thể dùng kèm hoặc không kèm với thức ăn trong vòng 5 – 27 ngày. Thời gian điều trị phụ thuộc nhiều vào loại nhiễm trùng mắc phải.
  • Uống nhiều nước khi dùng Moxifloxacin.
  • Không dùng Moxifloxacin ít nhất 4 – 8 giờ sau khi dùng các dược phẩm khác để tránh hiện tượng tương tác thuốc.
  • Nên dùng thuốc kháng sinh trong khoảng thời gian cách đều nhau để đảm bảo hiệu quả điều trị.
  • Dùng thuốc đúng liều theo chỉ dẫn. Không dùng nhiều hơn hoặc ít hơn so với chỉ định của chuyên gia.
  • Ngay cả khi triệu chứng bệnh thuyên giảm, bạn nên hỏi thăm bác sĩ về việc tiếp tục lịch trình dùng thuốc hay không. Không tự ý ngưng thuốc sớm hoặc bỏ liều giữa chừng vì điều này có thể khiến cho vi khuẩn còn sống sót tiếp tục bùng phát và gây hiện tượng tái nhiễm.
  • Trong quá trình dùng thuốc, nếu nhận thấy bệnh không thuyên giảm hay thậm chí các triệu chứng còn trở nên nghiêm trọng hơn, vui lòng liên hệ chuyên gia để được tư vấn hướng giải quyết.

5. Liều dùng

Dưới đây bài viết chỉ cung cấp liều dùng Moxifloxacin trung bình do nhà sản xuất mô tả. Đọc kĩ thông tin được in trên nhãn dán hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia về liều dùng. Liều dùng có thể thay đổi dựa vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng với thuốc điều trị.

Liều dùng cho người lớn:

Liều thông thường cho người viêm phổi: Dùng 400 mg thuốc uống hoặc tiêm IV 24 giờ một lần, liên tục trong 7 – 14 ngày.

Liều thông thường cho nhiễm trùng da hoặc mô mềm: Dùng 400 mg thuốc uống hoặc tiêm IV 24 giờ một lần, liên tục trong 7 – 21 ngày đối với nhiễm trùng phức tạp hoặc liên tục trong 7 ngày với nhiễm trùng biến chứng.

Liều thông thường cho nhiễm trùng da và cấu trúc: Dùng 400 mg thuốc uống hoặc tiêm IV 24 giờ một lần, liên tục trong 7 – 21 ngày đối với nhiễm trùng phức tạp và liên tục trong 7 ngày với nhiễm trùng biến chứng.

Liều thông thường cho nhiễm trùng trong ổ bụng: nhiễm trùng đa bào (áp xe) do các chủng E coli, Bacteroides Fragilis, S constellatus, S angellus, Clostridium perfringens, B thetaiotaomicron hoặc Peptostreptococcus): Dùng 400 mg thuốc uống hoặc tiêm IV 24 giờ một lần, liên tục trong 5 – 14 ngày.

Liều thông thường cho bệnh dịch hạch: Dùng 400 mg thuốc uống hoặc tiêm IV 24 giờ một lần, liên tục trong 10 – 14 ngày.

Liều thông thường điều trị bệnh dịch hạch: Dùng 400 mg thuốc uống hoặc tiêm IV 24 giờ một lần, liên tục trong 10 – 14 ngày.

Liều thông thường cho người bị viêm xoang (do các chủng vi khuẩn S pneumoniae, Henzae): Dùng 400 mg thuốc uống hoặc tiêm IV 24 giờ một lần, liên tục trong 10 ngày.

Liều thông thường cho người bị viêm phế quản: Dùng 400 mg thuốc uống hoặc tiêm IV 24 giờ một lần, liên tục trong 5 ngày.

Liều thông thường cho người hít phải Bacillus anthracis: Dùng 400 mg thuốc uống hoặc tiêm IV 24 giờ một lần.

Liều thông thường để điều trị dự phòng bệnh than: Dùng 400 mg thuốc uống hoặc tiêm IV 24 giờ.

Liều người lớn thông thường cho bệnh lao hoạt động: Dùng 400 mg thuốc uống hoặc tiêm IV mỗi ngày một lần.

Liều thông thường điều trị dự phòng phẫu thuật: Dùng 400 mg hoặc IV một lần, trước khi phẫu thuật 120 phút.

Liều dùng cho trẻ em:

Liều thông thường do hít Bacillus anthracis:

Trẻ trên 4 tuần tuổi:

  • Từ trước 32 đến 37 tuần tuổi: Dùng 5 mg / kg IV mỗi ngày một lần.
  • Trẻ sơ sinh: Dùng 10 mg/ kg IV mỗi ngày một lần.

Trẻ từ 3 – 11 tuổi:

  • Đối với trẻ từ 3 tháng đến dưới 2 tuổi: Dùng 6 mg / kg IV sau mỗi 12 giờ.
  • Đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi: Dùng 5 mg / kg IV sau mỗi 12 giờ
  • Đối với 6 đến 11 năm: Dùng 4 mg / kg IV sau mỗi 12 giờ
  • Liều tối đa: 200 mg / liều

Trẻ trên 12 tuổi:

  • Trẻ dưới 45 kg: Dùng 4 mg / kg IV sau mỗi 12 giờ. Liều tối đa: 200 mg / liều
  • Trẻ trên 45 kg: Dùng 400 mg IV mỗi ngày một lần.

Thời gian điều trị: Ít nhất 2 đến 3 tuần.

Liều dùng cho trẻ bị bệnh than

Trẻ trên 4 tuần tuổi:

  • Từ trước 32 đến 37 tuần tuổi: Dùng 5 mg / kg IV mỗi ngày một lần.
  • Trẻ sơ sinh: Dùng 10 mg / kg IV mỗi ngày một lần.

Trẻ từ 3 – 11 tuổi:

  • Đối với trẻ từ 3 tháng đến dưới 2 tuổi: Dùng 6 mg / kg IV sau mỗi 12 giờ.
  • Đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi: Dùng 5 mg / kg IV sau mỗi 12 giờ
  • Đối với trẻ 6 đến 11 tuổi: Dùng 4 mg / kg IV sau mỗi 12 giờ
  • Liều tối đa: 200 mg/ liều

Trẻ trên 12 tuổi:

  • Trẻ dưới 45 kg: Dùng 4 mg/ kg IV sau mỗi 12 giờ. Liều tối đa: 200 mg / liều
  • Trẻ trên 45 kg: Dùng 400 mg IV mỗi ngày một lần.

Tham khảo thêm: Thuốc Đau Dạ Dày Chữ P (Phosphalugel): Công Dụng & Liều Dùng

6. Dạng và hàm lượng

Thuốc có dưới dạng viên nén uống và dung dịch tiêm tĩnh mạch.

7. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc Moxifloxacin ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm, sáng trực tiếp, phòng tắm, tủ đông.
  • Đặt thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

II. Một số lưu ý khi dùng Moxifloxacin

Tham khảo một số lưu ý dưới đây để biết những rủi ro có thể gặp phải khi dùng thuốc và có biện pháp ứng phó phù hợp.

1. Thận trọng/ cảnh báo

Moxifloxacin có thể gây sưng, viêm hoặc rách gân trong quá trình dùng thuốc điều trị hoặc vài tháng sau khi ngừng thuốc. Vấn đề về gân phổ biến ở đối tượng trên 60 tuổi, người dùng steroid, người mắc bệnh về tim, phổi.

Để dùng thuốc an toàn, bạn nên thông báo cho bác sĩ nếu đang gặp phải một trong những vấn đề về sức khỏe sau:

  • Vấn đề về gân, xương, viêm khớp hoặc bệnh về khớp khác
  • Bệnh tiểu đường
  • Rối loạn cơ thần kinh (nhược cơ)
  • Bệnh gan, thận
  • Chứng co giật, động kinh
  • Chấn thương ở đầu hoặc não
  • Hội chứng QT kéo dài
  • Vấn đề về tim
  • Nồng độ kali trong máu thấp

Vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ xác định rủi ro của việc dùng thuốc ở nhóm đối tượng phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Do đó, hãy hỏi ý kiến chuyên gia trước khi dùng.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ là phản ứng không mong muốn xảy ra khi dùng thuốc ở liều cơ bản. Không phải ai cũng gặp phải tác dụng không mong muốn khi điều trị bằng Moxifloxacin. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần được chăm sóc y tế gấp. Liên hệ với chuyên gia nếu như bạn xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau bụng
  • Bệnh tiêu chảy
  • Táo bón
  • Ợ nóng

Ngừng dùng Moxifloxacin và liên hệ với bác sĩ nếu như bạn xuất hiện triệu chứng sau:

  • Tiêu chảy nặng, phân có nước hoặc có máu (có thể xảy ra đến 2 tháng hoặc hơn sau khi điều trị)
  • Phát ban
  • Phù nề
  • Ngứa
  • Bong tróc, da phồng rộp
  • Sưng mắt, mặt, miệng, môi, lưỡi, họng, tay, chân, mắt cá chân hoặc chân dưới
  • Khàn giọng hoặc nghẹn họng
  • Vàng da hoặc mắt; da nhợt nhạt
  • Nước tiểu đậm hoặc phân sáng màu
  • Ngất xỉu hoặc mất ý thức
  • Bầm tím hoặc chảy máu bất thường

Moxifloxacin có thể gây ra vấn đề với xương khớp và các mô xung quanh khớp ở trẻ em. Moxifloxacin không nên dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Trên đây chưa phải là danh sách đầy đủ nhất những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Moxifloxacin trị bệnh. Nếu xuất hiện những triệu chứng khác không thuộc danh sách trên, bạn cũng nên nhanh chóng liên hệ với chuyên gia để tìm biện pháp xử lý.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi hoạt động của dược chất trong thuốc điều trị hoặc gia tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số dược phẩm có thể tương tác với Moxifloxacin là:

  • Thuốc làm loãng máu: acenvitymarol, warfarin
  • Mặc dù hầu hết các loại kháng sinh không gây ảnh hưởng đến việc dùng thuốc sản sinh nội tiết (thuốc viên, thuốc uống, vòng). Tuy nhiên cũng có một số loại kháng sinh như rifampin, rifabutin có thể làm giảm hiệu quả của chúng, tăng khả năng mang thai ngoài ý muốn. Nếu đang áp dụng biện pháp tránh thai nội tiết để kiểm soát việc sinh sản, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để biết thêm thông tin chi tiết.

4. Nên làm gì khi thiếu liều/ quá liều?

Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc này, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch dùng thuốc thường xuyên. Không gấp đôi liều để bắt kịp tiến trình.

Đối với trường hợp thiếu liều làm xuất hiện các biểu hiện nghiêm trọng, nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và tìm hướng giải quyết sớm.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Moxifloxacin. Nếu có thắc mắc về thuốc hay xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường (gục ngã, lên cơn co giật, khó thở…) sau khi điều trị bằng Moxifloxacin, người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được thăm khám và tìm hướng giải quyết.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *