7 loại thuốc nhỏ chữa viêm tai giữa phổ biến và lưu ý
Thông thường viêm tai giữa sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp, viêm tai giữa sẽ biến chứng thành mạn tính và gây đau, nhức ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể đề nghị một vài loại thuốc nhỏ viêm tai giữa để làm giảm nhanh các cơn đau.
Cách sử dụng thuốc nhỏ viêm tai giữa
Khi sử dụng thuốc nhỏ viêm tai giữa người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Nếu hướng dẫn mơ hồ, không rõ ràng hãy thương lượng với bác sĩ để biết cách sử dụng và liều lượng cần thiết.
Hướng dẫn này chỉ mang tính chất tham khảo, đồng thời thông tin trong bài viết cũng không thể thay thế chỉ định và tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
1. Đối với người lớn
Thuốc nhỏ tai được sử dụng tốt nhất ở nhiệt độ phòng. Sử dụng thuốc quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến tai bị kích thích. Một số trường hợp, người bệnh sẽ bị chóng mặt, mất phương hướng.
Cách sử dụng thuốc như sau:
- Người bệnh nằm nghiêng một bên, hướng phần tai bị đau lên trên.
- Nhẹ nhàng kéo dái tai ra và đưa ống nhỏ thuốc vào tai.
- Nhỏ số giọt thuốc cần thiết theo khuyến cáo sử dụng.
- Nhẹ nhàng thả tai về vị trí cũ.
- Nằm yên ít nhất một hoặc hai phút để thuốc ngấm vào ống tai.
2. Đối với trẻ em
Cần ít nhất một người hỗ trợ trong khi sử dụng thuốc nhỏ tai chữa viêm tai giữa cho trẻ. Trong trường hợp bé quá nhỏ hoặc có biểu hiện quấy khóc thì cần một người giữ bé và một người thao tác nhỏ thuốc.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc, bạn có thể tham khảo quy trình sau:
- Gấp đôi một chiếc khăn nhỏ, sạch và đặt nó lên giường.
- Cho trẻ nằm lên khăn, ống tai bị tổn thương hướng lên trên.
- Kéo dái tai của trẻ lên và nhỏ số lượng thuốc theo quy định.
- Cố định đầu bé trong một đến hai phút. Nếu cần bạn có thể nhẹ nhàng gập vành tai của bé lại để thuốc thẩm thấu nhanh hơn.
Có thể bạn quan tâm: Điều trị viêm tai giữa trong bao lâu thì khỏi bệnh?
7 loại thuốc nhỏ viêm tai giữa phổ biến hiện nay
Thuốc nhỏ tai có tác dụng gây tê và giảm đau tại chỗ. Tuy nhiên, sử dụng thuốc nhỏ tai thường xuyên có thể gây ra tình trạng thủng màng nhĩ hoặc nặng tai do kết tủa thuốc động lại trong ống tai. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu rõ loại thuốc cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhỏ viêm tai giữa.
Dưới đây là một số loại thuốc nhỏ viêm tai giữa phổ biến và được đánh giá khá tốt. Người bệnh và bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm thông tin.
1. Ciprodex
Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprodex chứa Iprofloxacin và Dexamethasone, có tác dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Ciprodex thường được chỉ định để điều nhiễm trùng bên trong tai, viêm tai giữa và nhiễm trùng ống tai.
Thuốc Ciprodex chỉ dùng để nhỏ vào ống tai, không được nhỏ mắt hoặc dùng uống. Khi sử dụng không được chạm đầu của ống nhỏ vào bất cứ bề mặt nào khác, điều này sẽ làm cho thuốc bị nhiễm bẩn và gây nhiễm trùng khác trong tai.
Trước khi sử dụng thuốc này, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ. Ngoài ra, một số trường hợp không nên sử dụng Ciprodex bao gồm:
- Nhiễm virus ảnh hưởng đến ống tai, bao gồm thủy đậu hoặc herpes.
- Người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Sử dụng thuốc thường xuyên để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Cố gắng dùng thuốc vào một giờ nhất định trong ngày. Tiếp tục sử dụng thuốc ngay khi các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm. Ngưng thuốc quá sớm có thể làm cho vi khuẩn tiếp tục phát triển và dẫn đến tái nhiễm trùng.
2. Hydrocortison
Hydrocortison là thuốc kháng sinh chứa steroid được chỉ định để điều trị nhiễm trùng trong tai. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng thuốc này nếu ống tai của bạn bị vỡ hoặc bị nhiễm trùng tai do thủy đậu hoặc nhiễm herpes.
Thuốc Hydrocortison chỉ nên được sử dụng trong tai, không được nhỏ mắt, mũi hoặc miệng.
Trong 24 giờ sau khi nhỏ thuốc, người bệnh có thể nhét một miếng bông thấm dung dịch thuốc vào tai bị ảnh hưởng. Điều này sẽ làm thuốc được giữ ở tai lâu hơn.
Trong một số trường hợp, người sử dụng Hydrocortison có thể bị nổi mề đay, khó thở, sưng mặt,… Nếu gặp trường hợp này, bạn cần ngưng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
3. Ofloxacin Otic
Ofloxacin Otic là một loại kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Ofloxacin Otic được chỉ định để điều trị nhiễm trùng tai giữa cho người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, thuốc này chỉ có tác dụng đối với trường hợp nhiễm trùng tai giữa do vi khuẩn. Thuốc sẽ không có tác dụng điều trị đối với các loại nhiễm trùng tai do nguyên nhân khác.
Mặc dù là một loại thuốc nhỏ viêm tai giữa khá phổ biến, nhưng Ofloxacin Otic có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Ngưng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ nếu bạn:
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Phát ban
- Chảy nước hoặc mủ trong tai.
4. Betnesol-N
Betnesol-N thuộc nhóm thuốc kháng sinh có chứa Steroid. Loại thuốc nhỏ này được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau, nhức và ngứa do viêm tai giữa gây ra. Betnesol-N có chứa Neomycin Sulphate, là một hoạt chất ngăn ngừa nhiễm trùng phát triển.
Trước khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo hướng dẫn kèm theo của nhà sản xuất. Nó sẽ cung cấp cho bạn cách sử dụng và liều dùng thích hợp nhất. Không được sử dụng thuốc quá 10 ngày nếu như bạn không nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
Betnesol-N là một loại thuốc nhỏ chữa viêm tai giữa mang lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên thuốc có chứa Benzalkonium Clorua có thể gây kích ứng da. Do đó, tham khảo y kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn để có liều dùng phù hợp và an toàn.
5. Lomefloxacin Hydrochloride Ear Drops
Lomefloxacin Hydrochloride chứa dung dịch Lomefloxacin 0,3% là loại thuốc nhỏ được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tai trong hoặc tai giữa. Trong một số ít trường hợp, Lomefloxacin Hydrochloride Ear Drops có thể khiến người bệnh bị ngứa, đau tai, đau đầu sau khi sử dụng thuốc.
Lưu ý là thuốc này chỉ được sử dụng để điều trị bệnh lý về tai. Không được sử dụng cho vị trí hoặc bệnh lý khác. Nếu vô tình để thuốc chạm vào mắt, mũi, da thì cần rửa sạch thuốc tại vị trí tiếp xúc để tránh các phản ứng tác dụng phụ.
6. Earex Plus
Earex Plus chứa Choline salicylate, một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) tương tự như Aspirin, và Glycerin giúp dưỡng ẩm, làm mềm ráy tai để loại bỏ dễ dàng.
Ngoài ra, thuốc còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm tai giữa cấp tính và mạn tính.
Earex Plus được đánh giá một trong những sản phẩm chăm sóc tai tốt nhất trên thị trường.
7. Otosan
Otosan là một loại thuốc nhỏ cho bệnh nhân viêm tai giữa, chứa một số thành phần tự nhiên có nguồn gốc thực vật như dầu hạnh nhân, dầu nho đen, đinh hương,…Nhờ vào thành phần tinh dầu này mà Otosan có thể giữ vệ sinh cho tai, chống ẩm và cân bằng lại vi sinh vật tự nhiên trong tai.
Điều đặc biệt ở sản phẩm này là nó hoàn toàn thiên nhiên, không gây kích ứng. Nhà sản xuất cũng đảm bảo thuốc không chứa chất bảo quản hay thuốc nhuộm tổng hợp. Thuốc nhỏ tai Otosan gần như phù hợp với tất cả mọi người và có thể sử dụng trong thời gian kéo dài.
Việc sử dụng thuốc nhỏ tai để điều trị viêm tai giữa không nên kéo dài quá 10 ngày, trừ khi bạn nhận được sự chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp, các triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ nhân viên y tế.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!