Thuốc Clavurem 625 - Kháng sinh trị nhiễm khuẩn hô hấp

Clavurem 625 là kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, vi rút gây ra. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn, giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả điều trị bệnh về sau. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu rõ về thuốc trước khi sử dụng.

Tác dụng thuốc Clavurem 625
Clavurem 625 có tác dụng điều trị các bệnh đường hô hấp do nhiễm khuẩn

  • Dược chất chính: Amoxicilin
  • Loại thuốc: Kháng sinh.
  • Dạng thuốc: Viên nén bao phim.

1. Tác dụng của Clavurem 625 là gì?

Kháng sinh Clavurem 625 có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và nhiễm khuẩn hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase hoặc phế cầu khuẩn và H. influenzae gây ra. Đồng thời, thuốc còn hỗ trợ trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không gây biến chứng. Hoặc được chỉ định điều trị các bệnh lý sau:

  • Viêm phế quản.
  • Viêm bàng quang.
  • Viêm xoang.
  • Áp xe phổi.
  • Viêm phổi.
  • Viêm tai giữa.
  • Lậu, hạ cam, viêm dây chằng rộng.
  • Nhiễm khuẩn hậu sản.
  • Viêm mô tế bào.
  • Nhiễm khuẩn hậu phẫu.
  • Viêm tủy xương.

Ngoài ra, Clavurem 625 còn được bác sĩ chỉ định điều trị một số bệnh lý khác không in trên bao bì. Tuy nhiên, thuốc không được khuyến cáo dùng cho những bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần penicillin có trong Clavurem 625. Người bị rối loạn chức năng gan do penicillin hoặc có tiền sử vàng da ứ mật, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, tuyệt đối không được dùng thuốc.

2. Uống thuốc Clavurem 625 như thế nào?

Người bệnh nên dùng thuốc sau mỗi bữa ăn no hoặc ăn nhẹ theo sự chỉ định của bác sĩ. Không dùng Clavurem 625 chung với thức phẩm chứa chất béo. Bởi chất béo làm cản trở khả năng hấp thu thuốc. Không nên uống thuốc bằng cách nhai hoặc nghiền nát. Cách làm này sẽ làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ.

Theo các bác sĩ và dược sĩ, để thuốc kháng sinh phát huy tác dụng điều trị bệnh, tốt nhất nên duy trì nồng độ thuốc ổn định trong cơ thể. Người bệnh nên uống thuốc đều đặn mỗi ngày trong những khoảng thời điểm nhất định. Không được tự ý ngưng hoặc bỏ thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Nên tiếp tục uống thuốc ngay cả khi triệu chứng bệnh đã biến mất một vài ngày.

Để việc sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều, tránh những ảnh hưởng phụ đối với cơ thể, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến chuyên viên y tế trước khi dùng thuốc.

Tham khảo thêm: Thuốc Menison điều trị bệnh lý nào?

3. Liều dùng cho người lớn và trẻ em

Liều thường dùng cho người lớn là 250 mg – 500 mg, cách 8 giờ uống một lần.

Đối với trẻ em:

  • Trẻ trên 10 tuổi có thể dùng liều 125 – 250 mg, cách 8 giờ uống một lần.
  • Còn với trẻ em dưới 20 kg thường dùng liều 20 – 40 mg/kg thể trọng/ngày.

Với liều cao hơn, bác sĩ thường cho uống liều duy nhất hoặc trong các đợt ngắn để điều trị một vài bệnh như:

  • Điều trị áp xe quanh răng: 3 g uống sau 8 giờ.
  • Nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu không biến chứng: Uống Clavurem 625 với liều 3g sau 10 – 12 giờ.
  • Dự phòng viêm màng trong tim: Liều duy nhất 3 g, uống cách 1 giờ trước khi làm thủ thuật như nhổ răng.

4. Tác dụng phụ của Clavurem 625 là gì?

Khi sử dụng Clavurem 625 điều trị bệnh, bệnh nhân có thể gặp phải một trong những tác dụng phụ này:

Tác dụng phụ của Clavurem 625
Đau đầu là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Clavurem 625
  • Tác dụng phụ ở hệ tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, khó tiêu hoặc bị tiêu chảy và rất hiếm khi bị viêm ruột giả mạc.
  • Tăng men gan, phát ban đỏ, mề đay.
  • Nhức đầu, choáng váng.
  • Vàng da ứ mật, viêm gan hoặc phát ban da nặng.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc Azithromycin điều trị viêm phế quản

5. Tương tác thuốc Clavurem 625

Người bệnh không nên dùng alopurinol với Clavurem 625. Bởi thuốc sẽ làm tăng khả năng phát ban của amoxicillin  có trong Clavurem 625. Đồng thời, không nên dùng Clavurem 625 với các loại thuốc sau:

  • Tetracyclin.
  • Cloramphenicol.
  • Probenecid.
  • Disulfiram.
  • Thuốc ngừa thai.

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Clavurem 625

  • Với trường hợp dị ứng thuốc: Ở người bệnh có tiền sử dị ứng với thành phần penicillin trong Clavurem 625, trong suốt quá trình điều trị dài ngày, người bệnh nên tiến hành kiểm tra định kỳ chức năng gan. Tránh trường hợp thuốc gây tác dụng phụ nguy hiểm. Nếu thuốc gây phản ứng phụ như xuất hiện ban đỏ, sốc phản vệ, phù Quincke, hội chứng stevens – Johnson, bệnh nhân nên ngưng sử dụng thuốc và đến ngay bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh thuốc trị liệu.
  • Đối với trường hợp mang thai: Clavurem 625 sử dụng trong thời kỳ mang thai cho đến nay vẫn chưa được xác định có an toàn cho thai hay không. Tuy nhiên, cũng chưa có bằng chứng nào nói về tác dụng có hại của Clavurem 625  đối với thai nhi. Nhưng, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé, thai phụ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định.
  • Phụ nữ cho con bú: Trong giai đoạn cho con bú, chị em không nên dùng Clavurem 625 để điều trị nhiễm khuẩn. Bởi amoxicillin bài tiết vào sữa mẹ có thể gây phản ứng phụ ảnh hưởng đến con.

Clavurem 625 có tác dụng điều trị viêm phế quản và một số bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp. Và để biết thêm nhiều thông tin về sản phẩm, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Viêm phế quản mạn tính là gì? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị?

Viêm phế quản mạn tính là một trong những bệnh về phổi mà hiện nay nhiều người mắc phải. Theo...

Viêm phế quản dị ứng và những điều cần biết

Viêm phế quản dị ứng: Bạn đã biết gì về căn bệnh này?

Viêm phế quản dị ứng cũng là một dạng của bệnh viêm phế quản, xảy ra khi có các yếu...

Viêm phế quản cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm phế quản cấp tính là tình trạng ống dẫn không khí từ khí quản vào phổi bị viêm và...

Phương pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản

Phương pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản có cách thực hiện đơn giản, ít tác dụng phụ và có...

Tìm hiểu về bệnh co thắt phế quản và cách điều trị

Co thắt phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Các đường thở bị thắt chặt do bệnh co thắt phế quản gây ra sẽ làm cho bạn khó thở,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *