Thuốc Pacemin là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Pacemin thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt. Thuốc thường được sử dụng để làm giảm cơn nhức đầu, đau dây thần kinh và những triệu chứng liên quan đến cảm sốt. Ngoài ra Pacemin còn thường xuyên góp mặt trong đơn thuốc điều trị gout và các bệnh lý về cơ xương khớp khác.

Thuốc Pacemin
Thông tin về thành phần, công dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Pacemin

  • Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt; thuốc điều trị gout và các bệnh về cơ xương khớp; thuốc chống viêm không Steroid
  • Dạng bào chế: Viên nén dài
  • Quy cách đóng gói: Hộp 50 vỉ x 10 viên nén

Thông tin về thuốc Pacemin

1. Thành phần

Thuốc Pacemin được bào chế từ 325mg hoạt chất Acetaminophen (Paracetamol), 2mg hoạt chất Chlorpheniramine và lượng tá dược vừa đủ trong một viên.

2. Công dụng

Thuốc Pacemin có công dụng ngăn ngừa và điều trị những bệnh lý sau:

Lưu ý: Thuốc Pacemin có thể được dùng trong những trường hợp không được liệt kê trong bài viết. Nếu có thắc mắc về vấn đề này, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp cụ thể.

3. Chống chỉ định

Thuốc Pacemin chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Acetaminophen, hoạt chất Chlorpheniramine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Những người đã từng hoặc đang bị dị ứng với các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc điều trị gout và thuốc chống viêm không Steroid khác
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Bệnh nhân bị suy chức năng gan, suy chức năng thận hoặc những bệnh lý liên quan
  • Người bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD)
  • Những người bị hen suyễn cấp tính, phì đại tuyến tiền liệt, tắc cổ bàng quang, tắc môn vị, tá tràng, glocom góc hẹp
  • Những người thường xuyên bị thiếu máu
  • Người bị bệnh tim, bệnh phổi
  • Những người đang dùng IMAO trong vòng 14 ngày.

4. Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Thuốc Pacemin được sử dụng thông qua đường uống. Người bệnh nên uống trọn một viên thuốc với một cốc nước đầy. Bạn không nên phá vỡ cấu trúc của thuốc, không tán nhuyễn thuốc trước khi sử dụng và không nhai thuốc trước khi nuốt.

Ngoài ra người dùng có thể sử dụng thuốc cùng với thức ăn hoặc không có thức ăn. Trong trường hợp người bệnh thường xuyên có cảm giác nôn ói khi dùng thuốc, tốt nhất bạn nên uống thuốc cùng với thức ăn. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng uống lại thuốc khi bạn nôn ói.

Liều dùng

Tùy thuộc vào độ tuổi người bệnh và mức độ phát triển bệnh lý, liều dùng thuốc Pacemin đối với từng bệnh nhân cũng khác nhau.

Liều dùng thuốc Pacemin
Liều dùng thuốc Pacemin

Đối với người lớn

Dùng từ 1 – 2 viên/lần, sử dụng từ 3 – 4 lần/ngày.

Đối với trẻ em

Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Dùng từ ½ – 1 viên/lần, sử dụng từ 1 – 3 lần/ngày.

Trẻ em từ 7 – 15 tuổi: Dùng 1 viên/lần, sử dụng từ 2 – 3 lần/ngày.

Lưu ý:

  • Các lần dùng thuốc nên cách nhau ít nhất 4 giờ
  • Liều dùng thuốc có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

5. Bảo quản

Người dùng nên bảo quản thuốc Pacemin tại những nơi khô ráo, có nhiệt độ trong phòng từ 25 – 30 độ C. Bạn không nên bảo quản thuốc trong tủ lạnh và những nơi có độ ẩm cao. Ngoài ra, bạn cần tránh để thuốc trong toilet và những nơi ẩm ướt khác. Đồng thời không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thú nuôi và tầm tay trẻ em.

Trong trường hợp bạn không còn sử dụng thuốc hoặc thuốc đã hết hạn, hãy hỏi ý kiến dược sĩ hoặc Trung tâm xử lý rác thải địa phương về cách xử lý thuốc an toàn, không gây ô nhiễm. Người dùng không nên xử lý thuốc trong toilet, xả thuốc qua ống dẫn nước hoặc vứt thuốc ra ngoài môi trường tự nhiên trừ khi có yêu cầu.

Nếu trong bao bì có cách xử lý thuốc, bạn vui lòng làm theo hướng dẫn.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Pacemin

1. Khuyến cáo khi dùng

Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị thiếu máu cần đặc biệt thận trọng trước khi quyết định sử dụng thuốc Pacemin. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng tác động và khiến tình trạng thiếu máu của bạn trở nên nguy hiểm hơn.

Bên cạnh đó những người bị suy gan, suy thận, bệnh tim, bệnh phổi và những bệnh nhân thường xuyên thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD) cần thận trọng với thuốc Pacemin. Tốt nhất bạn không nên sử dụng thuốc hoặc chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết, có chỉ định điều trị và sự theo dõi từ bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra trước khi sử dụng thuốc và trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc bừa bãi. Hãy dùng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thuốc dựa trên thông tin hướng dẫn đã được nhà sản xuất đề cập trên nhãn thuốc
  • Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần thông báo với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại
  • Không sử dụng khi thuốc đã hết hạn và có nhiều thay đổi bất thường. Tốt nhất trước khi uống thuốc bạn nên kiểm tra kỹ hạn sử dụng của thuốc được in trên bao bì
  • Người lớn tuổi và trẻ em nếu muốn sử dụng thuốc cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ
  • Bạn không nên dùng thuốc trong một thời gian dài, không sử dụng thuốc với liều dùng cao hơn hoặc thấp hơn so với chỉ định
  • Người dùng nên chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Những loại thuốc có thể bao gồm thuốc theo đơn, thuốc không theo đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, chất sắt và những loại thảo dược khác
  • Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu mẫn cảm với hoạt chất Acetaminophen, hoạt chất Chlorpheniramine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về những tác hại khi sử dụng thuốc trong thời gian bạn muốn sinh con
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng gây nên nhiều tác dụng phụ nghiêm trong làm ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ nhỏ. Chính vì thế bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và có sự chỉ định từ bác sĩ. Ngoài ra bạn cần liên hệ và trao đổi với bác sĩ về những tác hại, lợi ích khi sử dụng thuốc trong khoảng thời gian này
  • Do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc, bệnh nhân có nguy cơ bí tiểu tiện trong một thời gian
  • Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em để điều trị các cơn đau
  • Bạn cần ngưng sử dụng thuốc và báo ngay với bác sĩ khi cơn đau hoặc những triệu chứng khác không thể khỏi
  • Bạn không được tự ý sử dụng thuốc để điều trị sốt cao trên 39,5 độ C, sốt tái phát hoặc sốt kéo dài trên 3 ngày
  • Không uống rượu trong thời gian dùng thuốc
  • Thuốc có khả năng gây buồn ngủ và chóng mặt nghiêm trọng. Chính vì thế bệnh nhân không nên lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian này.

2. Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Pacemin, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:

Tác dụng phụ thường gặp

Đau dạ dày là tác dụng phụ thường gặp của thuốc Pacemin
Đau dạ dày là tác dụng phụ thường gặp của thuốc Pacemin

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Thiếu máu tiêu huyết
  • Giảm bạch cầu hạt
  • Giảm bạch cầu trunh tính
  • Giảm toàn thể huyết cầu
  • Thiếu máu
  • Rối loạn máu
  • Suy giảm hô hấp
  • Bệnh phổi mãn tính
  • Ngủ gà
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Phản ứng quá mẫn
  • Khó thở
  • Vùng mắt, môi, lưỡi, miệng và cổ họng có dấu hiệu phù nề
  • Hoa mắt
  • Suy giảm thị giác
  • Tổn thương niêm mạc
  • Bí tiểu tiện
  • Phát ban
  • Nổi mề đay
  • Ngứa ngáy.

Nếu những tác dụng phụ thường xuyên tái phát hoặc xuất hiện trong một thời gian dài, bạn cần ngưng sử dụng thuốc và báo ngay với bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, khi gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng (trong mục tác dụng phụ hiếm gặp), bạn cần đến bệnh viện hoặc gọi đến Trung tâm y tế để nhận hỗ trợ. Khi đó bác sĩ sẽ kiểm tra và xử lý kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Pacemin có khả năng tương tác với những loại thuốc điều trị khác, đồ uống và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Pacemin tương tác với những loại thuốc nào?

Thuốc Pacemin có khả năng tương tác mạnh mẽ với một số loại thuốc điều trị khác. Sự tương tác này làm thay đổi các hoạt động chữa bệnh của thuốc. Đồng thời làm tăng tỉ lệ xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, hãy chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Kể cả thuốc theo đơn, thuốc không theo đơn, thực phẩm chức năng, chất sắt, vitamin và thảo dược.

Pacemin tương tác mạnh mẽ với những loại thuốc sau:

  • Thuốc đối kháng thụ thể muscarinic (một loại kháng cholinergic): Atropine
  • Thuốc chống trầm cảm: IMAO
  • Chất ức chế thần kinh trung ương
  • Cồn.

Pacemin tương tác với những loại đồ uống, thực phẩm nào?

Bạn không nên uống rượu, bia, sử dụng thuốc lá hoặc những chất kích thích khác trong thời gian sử dụng thuốc. Bởi chúng có khả năng tương tác mạnh mẽ với nhau và làm tăng độc tính với gan.

Tương tác thuốc Pacemin
Pacemin và rượu có khả năng tương tác mạnh mẽ với nhau và làm tăng độc tính ở gan

Tình trạng sức khỏe nào bị ảnh hưởng bởi Pacemin?

Thành phần trong thuốc có khả năng khiến tình trạng sức khỏe của bạn trở nên trầm trọng hơn. Hãy thông báo với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh hoặc tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại, nhất là:

  • Thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD)
  • Hen suyễn cấp tính
  • Tắc cổ bàng quang
  • Tắc môn vị
  • Viêm loét tá tràng
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Glocom góc hẹp
  • Suy giảm chức năng gan, thận
  • Bệnh tim
  • Bệnh phổi
  • Thiếu máu.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu liều hoặc quá liều

Nên làm gì khi dùng thuốc quá liều?

Người bệnh không nên sử dụng thuốc Pacemin quá số liều quy định và không nên sử dụng thuốc trên 10 ngày. Đối với trường hợp sử dụng thuốc quá liều sẽ khiến cơ thể bị sốc và dễ xuất hiện những phản ứng nguy hiểm như: Phát ban; vùng mặt, mắt, môi, lưỡi và cổ họng phù nề; co giật; động kinh; ảo giác; ngất xỉu; sốt cao; chóng mặt nghiêm trọng; mất thăng bằng…

Khi đó bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc gọi đến Trung tâm y tế để được kiểm tra và cấp cứu kịp thời.

Bên cạnh đó trong thời gian cấp cứu, người bệnh cần chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Điều này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng kiểm tra và tìm ra cách xử lý thích hợp. Những loại thuốc có thể bao gồm thuốc theo toa, thuốc không theo toa, chất sắt, chất kẽm, vitamin, thực phẩm chức năng và các loại thảo dược.

Nên làm gì khi quên một liều thuốc?

Đối với trường hợp quên sử dụng một liều thuốc Pacemin, bạn cần nhanh chóng uống liều đã quên khi vừa nhớ ra. Tuy nhiên nếu liều đã quên quá gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp đúng với dự định ban đầu. Bạn tuyệt đối không được uống bù hoặc sử dụng gấp đôi số liều dùng đã quy định.

5. Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc

Người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc Pacemin và báo ngay với bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu nguy hiểm như: Tiêu chảy nặng, xuất huyết dạ dày, đi ngoài có máu, mệt mỏi… Bên cạnh đó nếu quá trình sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả như mong đợi, tác dụng phụ xuất hiện ngày càng nhiều, bạn cần ngưng sử dụng thuốc và chia sẻ với bác sĩ về tình trạng hiện tại.

Bài viết trên đây là thông tin cơ bản về công dụng, liều lượng, cách dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Pacemin. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính tham khảo. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc, sử dùng thuốc khi không có sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời không tự ý ngưng sử dụng thuốc và thay đổi liều dùng.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn dùng cây xạ can chữa viêm họng hạt đúng cách

Xạ can (hay còn gọi là rẻ quạt) là vị thuốc có tính hàn, có khả năng giải độc, tiêu...

Bé bị ho khàn tiếng phải làm sao? Khi nào đi viện?

Bé bị ho khàn tiếng là hiện tượng thường gặp khi trẻ quấy khóc, la hét quá nhiều hoặc do...

cách trị ho cho bà bầu

10 cách trị ho cho bà bầu hiệu quả và cực an toàn

Bà bầu rất dễ bị ho khi mang thai do nhiều yếu tố tác động. Cần sớm có biện pháp...

Gợi ý mẹo chữa viêm phế quản bằng gừng tươi tại nhà

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc đường hô hấp bị sưng, viêm gây nên các triệu chứng: ho...

Viêm họng ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách điều trị

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị vi khuẩn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *