Acetylcysteine là thuốc gì?

Acetylcysteine có tác dụng làm tiêu chất nhầy và dịch đàm. Thuốc được sử dụng để điều trị ngộ độc gan do dùng quá liều paracetamol hoặc được dùng để điều trị viêm phế quản cấp và hội chứng khô mắt.

thuốc Acetylcysteine
Acetylcysteine được dùng để điều trị viêm phế quản cấp và giải độc do dùng paracetamol quá liều

  • Tên thuốc: Acetylcysteine
  • Tên biệt dược: Acemuc, Acetylcysteine 200g, Acehasan 100,…
  • Phân nhóm: thuốc tác dụng trên đường hô hấp

Những thông tin cần biết về thuốc Acetylcysteine

1. Tác dụng

Acetylcysteine là dẫn xuất của N-acetyl – một amino acid tự nhiên. Acetylcysteine có tác dụng làm tiêu chất nhầy và dịch đàm. Thuốc làm giảm đàm tích tụ trong phổi bằng cách tách đôi cầu nối disulfua trong mucoprotein. Từ đó đàm dễ dàng thoát ra phổi.

Ngoài ra, Acetylcysteine còn được dùng để tránh ngộ độc gan do dùng paracetamol quá liều. Acetylcysteine duy trì và khôi phục nồng độ glutathione trong gan nhằm ức chế chuyển hóa paracetamol.

2. Chỉ định

Acetylcysteine được chỉ định trong các trường hợp sau:

Một số tác dụng của Acetylcysteine không được đề cập trong bài viết. Cần trao đổi với bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc với mục đích khác.

3. Chống chỉ định

Acetylcysteine chống chỉ định với các trường hợp sau:

Acetylcysteine 200mg
Acetylcysteine chống chỉ định với những người có tiền sử hen suyễn nặng
  • Tiền sử hen suyễn
  • Quá mẫn hoặc dị ứng với Acetylcysteine

Một số vấn đề sức khỏe có thể làm giảm khả năng hấp thu và thải trừ thuốc. Trao đổi với bác sĩ tiền sử bệnh lý và tình trạng sức khỏe hiện tại để được cân nhắc về việc sử dụng thuốc.

4. Cách dùng – liều lượng

Có thể dùng thuốc bằng cách hít trực tiếp hoặc nhỏ trực tiếp vào mũi hoặc mắt. Nên trao đổi với bác sĩ để dùng thuốc với hàm lượng thích hợp với mục đích sử dụng.

Người lớn:

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm phế quản cấp

  • Dùng từ 3 – 5 ml dung dịch 20%
  • Hoặc dùng từ 6 – 10ml dung dịch 10%
  • Xịt khoảng 3 – 4 lần/ngày

Liều dùng thông thường khi xét nghiệm chẩn đoán các bệnh về phổi

  • Dùng 1 – 2ml dung dịch 20%
  • Hoặc 2 – 4 ml dùng dịch 10%
  • Hít trực tiếp hoặc đặt trực tiếp vào khí quản 2 – 3 lần

Liều dùng thông thường khi điều trị khô mắt có tiết chất nhầy bất thường

  • Sử dụng dung dịch 5%
  • Nhỏ 1 – 2 giọt/lần, dùng 3 – 4 lần/ngày

Liều dùng thông thường để giải độc khi dùng paracetamol

  • Tiêm tĩnh mạch: dùng 150mg/kg trọng lượng cơ thể
  • Hoặc uống: dùng 140mg/kg trọng lượng cơ thể (dùng dung dịch 5%). Sau đó 4 giờ uống thêm 1 liều. Liều sau dùng 70mg/kg thể trọng (dùng thêm 17 liều)

Trẻ em:

Trẻ em thường được chỉ định Acetylcysteine 200mg – dạng thuốc cốm.

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm phế quản cấp

  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi: ½ gói/lần, ngày dùng từ 2 – 3 lần
  • Trẻ từ 6 – 14 tuổi: 1 gói/lần, ngày dùng 2 lần
  • Trẻ trên 14 tuổi: 1 gói/lần, ngày dùng từ 2 – 3 lần

5. Bảo quản

Bảo quản Acetylcysteine ở nhiệt độ phòng, tránh nơi có nhiệt độ cao, ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm thấp.

Không tiếp tục sử dụng thuốc hết hạn, biến chất và có dấu hiệu ẩm mốc. Nên tham khảo thông tin in trên bao bì hoặc trao đổi với dược sĩ để xử lý thuốc đúng cách.

Tham khảo thêm: Bị viêm phế quản nên ăn gì và tránh gì tốt?

Những điều cần lưu ý khi dùng Acetylcysteine

1. Thận trọng

Acetylcysteine có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên bạn cần thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều dùng phù hợp.

Phải giám sát chặt chẽ nếu người bệnh có tiền sử hen suyễn hoặc những người có nguy cơ dị ứng cao. Sử dụng Acetylcysteine có thể khiến nhiều đàm loãng xuất hiện ở phế quản, cần phải hút đàm ra để giảm ho.

2. Tác dụng phụ

Acetylcysteine có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng.

Acetylcysteine 200mg
Acetylcysteine có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, ù tai, phát ban, nôn mửa,…

Tác dụng phụ thông thường:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Buồn ngủ
  • Nhức đầu
  • Ù tai
  • Viêm miệng
  • Chảy nước mũi
  • Mề đay
  • Phát ban

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Phản ứng phản vệ
  • Sốt
  • Rét run

Phản ứng quá mẫn:

  • Phát hồng ban toàn thân
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Ngứa
  • Chóng mặt

Thông tin trên chưa bao gồm toàn bộ những triệu chứng bạn có thể gặp phải trong thời gian dùng thuốc. Nếu cơ thể phát sinh các biểu hiện bất thường, bạn nên thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Acetylcysteine có thể tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc trị ho khác
  • Penicillin
  • Oxacilin
  • Tetracyclin
  • Erythromycin lactobionat
  • Natri ampicillin

Thông tin này chưa bao gồm tất cả những loại thuốc có khả năng tương tác với Acetylcysteine. Vì vậy bạn cần chủ động thông báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng để được cân nhắc về tương tác có thể xảy ra.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Nếu bạn quên dùng một liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng kế hoạch. Không dùng gấp đôi để bù liều.

Trường hợp dùng quá liều Acetylcysteine có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Ngay khi xuất hiện những triệu chứng như giảm huyết áp, suy hô hấp, suy thận, tan máu và đông máu,… bạn nên đến bệnh viện để được cấp cứu. Đã có trường hợp tử vong do dùng Acetylcysteine quá liều khi đang điều trị nhiễm độc paracetamol.

Khi dùng Acetylcysteine, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế những rủi ro phát sinh. Cần chủ động đến bệnh viện khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường, không tự ý dùng thuốc để điều trị các tác dụng phụ của thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Viêm phế quản cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm phế quản cấp tính là tình trạng ống dẫn không khí từ khí quản vào phổi bị viêm và...

Bỏ túi cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không là phương pháp dân gian được nhiều người bệnh tin tưởng và...

Hướng dẫn cách chữa viêm phế quản bằng tỏi đơn giản lại rẻ tiền

Viêm phế quản là bệnh đường hô hấp phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh có thể tự khỏi...

Bệnh viêm phế quản có lây nhiễm không?

Hỏi: "Thưa bác sĩ, tôi được chẩn đoán là bị viêm phế quản cấp tính và đang được điều trị...

Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm phế quản tại nhà

Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm phế quản tại nhà

Sự sống của chúng ta đều phụ thuộc vào hệ hô hấp vì vậy khi có bất kỳ sự rối...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Tuấn AnhTuấn Anh says: Trả lời

    Chào bạn,

    Tôi thực sự cần Acetylcysteine hoặc một loại thuốc tiêu chất nhầy khác (carbocisteine, erdosteine) để hít.

    Bạn có biết có thể mua đó ở đâu ở Hà Nội ko?

    Tôi bị COPD GOLD III.

    Làm ơn cho mình biết.

    Cảm ơn bạn,
    Tuấn Anh

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *