Opesinkast là thuốc gì?

Opesinkast là thuốc được dùng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, hen, dự phòng những cơn co thắt phế quản do luyện tập thể dục thể thao.

Opesinkast
Hình ảnh vỏ bao bì Opesinkast loại 4mg.

  • Tên biệt dược: Opesinkast
  • Phân nhóm: Thuốc tác dụng lên đường hô hấp

I. Thông tin về thuốc Opesinkast

Nắm rõ một số thông tin về thành phần, công dụng, dạng và hàm lượng, hướng dẫn sử dụng Opesinkast để dùng thuốc đúng mục đích và đúng cách.

1. Thành phần chính

2. Dạng và liều lượng

  • Thuốc có dạng viên nén bao phim, hàm lượng: 10 mg, 5mg, 4 mg.

3. Công dụng

Opesinkast được chỉ định cho những đối tượng sau:

  • Opesinkast được sử dụng để điều trị và dự phòng bệnh viêm phế quản mạn tính cho trẻ em trên 6 tháng tuổi và người lớn.
  • Điều trị hen do nhạy cảm với thuốc Aspirin.
  • Dự phòng co thắt phế quản do tập luyện thể dục thể thao quá sức.
  • Giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa ở trẻ em trên 2 tuổi và viêm mũi dị ứng quanh năm ở đối tượng trẻ em trên 6 tháng tuổi và người lớn.

Opesinkast có thể được dùng cho những mục đích điều trị đã được nhà nghiên cứu phê duyệt nhưng không được liệt kê bên trên.

4. Chống chỉ định

  • Không dùng Opesinkast cho bệnh nhân quá mẫn với Montelukast hay bất kì thành phần nào của thuốc.

5. Liều dùng

Tham khảo liều dùng trung bình Opesinkast do nhà sản xuất quy định sau đây:

  • Bệnh nhân trên 15 tuổi: Uống 2 viên Opesinkast (loại 5 mg) hoặc 1 viên Opesinkast (loại 10 mg) mỗi ngày một lần.
  • Trẻ em từ 6 – 14 tuổi: Uống 1 viên Opesinkast 5 mg/ lần/ ngày.
  • Trẻ em từ 2 – 5 tuổi: Uống 1 viên Opesinkast 4 mg/ lần/ ngày.
  • Trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi: Uống 1 viên Opesinkast 4 mg/ lần/ ngày.

Người bệnh cần đọc kĩ hướng dẫn được in trên tờ rơi và liều dùng hoặc dùng thuốc Opesinkast theo đúng như chỉ định của chuyên gia. Tùy theo độ tuổi, mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, liều dùng có thể điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp.

6. Hướng dẫn sử dụng

Người bệnh đọc kĩ thông tin được in trên tờ rơi hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng.

  • Đối với người bị bệnh viêm mũi dị ứng: có thể dùng thuốc bất kì thời điểm nào trong ngày.
  • Đối với người bị hen suyễn: nên dùng thuốc vào buổi tối.
  • Đối với người vừa bị viêm mũi dị ứng, vừa bị hen, nên uống thuốc mỗi ngày một viên, dùng đều đặn mỗi tối.

Dùng thuốc đều đặn một lần mỗi ngày khi no hoặc đói.

7. Thận trọng

Đặc biệt thận trọng dùng thuốc nếu như bạn thuộc một trong những nhóm đối tượng sau:

  • Hiện tại, chưa có nghiên cứu tác dụng tiêu cực của thuốc lên dối tượng phụ nữ đang mang thai. Do đó, cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc trên và chỉ nên dùng khi có chỉ định của chuyên gia.
  • Người ta không biết thuốc có bài tiết qua đường sữa mẹ hay không. Vì thế, phụ nữ đang cho con bú cũng cần đặc biệt thận trọng. Chỉ dùng thuốc khi lợi ích đem lại lớn hơn rủi ro tiềm ẩn.

8. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc Opesinkast ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo và thoáng mát.
  • Đặt thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và động vật nuôi trong nhà.

II. Một số lưu ý khi dùng Opesinkast

Bên cạnh những thông tin về thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau khi dùng Opesinkast trị bệnh.

1. Khuyến cáo

Một số khuyến cáo khi dùng thuốc Opesinkast gồm:

  • Không dùng đồng thời với dược phẩm khác có chức năng, cơ chế hoạt động tương tự như Montelukast.
  • Không dùng thuốc Opesinkast để điều trị cơn hen suyễn cấp.
  • Kể cả khi cơn hen đã được khống chế, người bệnh vẫn nên dùng thuốc Opesinkast để trị theo đúng liều dùng qui định của bác sĩ.
  • Không cần điều chỉnh liều dùng thuốc cho bệnh nhân bị suy gan, suy thận nhẹ, người cao tuổi…
  • Montelukast có thể được dùng đồng thời với những thuốc điều trị phối hợp khác như Corticosteroid dạng hít hoặc uống, thuốc giãn phế quản, tuy nhiên cần giảm liều lượng và theo dõi lâm sàn chặt chẽ bệnh nhân sau khi dùng những loại thuốc này.
  • Không thay thể đột ngột thuốc corticosteroid dạng hít hoặc uống bằng thuốc Montelukast.
  • Những người kém hấp thu Glucose-galactose, không dung nạp được Galactose thì không nên sử dụng thuốc trên để trị bệnh.

2. Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi dùng Opesinkast điều trị bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, co thắt khí quản sau khi tập thể dục… đó là:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Phản ứng quá mẩn: thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở gan, phản ứng phản vệ…
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Động kinh
  • Chảy máu cam
  • Đánh trống ngực
  • Tăng AST, ALT huyết thanh
  • Phù mạch, bầm tím, phát ban, nổi mề đay
  • Đau khớp
  • Suy nhược cơ thể, khó chịu và mệt mỏi trong người

Danh sách trên chưa phải là bản liệt kê đầy đủ nhất những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Opesinkast trị bệnh. Người bệnh cũng cần lưu ý là không phải ai cũng xuất hiện tác dụng phụ khi dùng thuốc.

Nếu phát hiện cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường (kể cả triệu chứng không được liệt kê bên trên), nên nhanh chóng liên hệ với chuyên gia để tìm biện pháp xử lý đúng đắn và kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Thận trọng khi dùng Opesinkast khi phối hợp với các tác nhân cảm ứng CYP3A4 (như phenobarbital, phenytoin, rifampicin).

Trên đây là một số thông tin về thuốc Opesinkast. Người bệnh cần lưu ý đọc kĩ thông tin được in trên nhãn dán hoặc hỏi thăm ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng để tránh được những rủi ro không đáng có.

Có thể bạn quan tâm

9 lý do khiến bạn không thể kiểm soát được bệnh hen suyễn

Sự thay đổi của thời tiết, lông vật nuôi, sử dụng rượu bia... có thể là nguyên nhân khiến cho...

Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự nhau nhưng lại xuất phát từ nguyên nhân khác...

Biến chứng bệnh hen suyễn

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh hô hấp mạn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khi không sớm phát hiện...

Hen suyễn khi mang thai: Những điều cần biết để kiểm soát bệnh

Hen suyễn khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của cả mẹ và em...

Tìm hiểu sự ảnh hưởng của thời tiết đối với người bệnh hen suyễn

Bên cạnh các yếu tố như da động vật, phấn hoa, khói bụi từ môi trường bị ô nhiễm, sự...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *