Thuốc Imeflox có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Imeflox là một loại biệt dược có công dụng điều trị tình trạng nhiễm trùng từ trung bình đến nặng. Nắm bắt được những thông tin tổng quan về thuốc sẽ có thể giúp bạn tránh được các kết quả không mong muốn.

  • Tên biệt dược: Imeflox
  • Tên hoạt chất: Levofloxacin
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm.
thông tin về thuốc Imeflox
Thuốc kháng khuẩn Imeflox có thể chữa được nhiều bệnh như viêm xoang, viêm phê quản v.v…

Thông tin về thuốc Imeflox [bạn cần biết]

Dưới đây là 8 đề mục giúp bạn có thể hiểu được một cách chi tiết nhất về thuốc kháng khuẩn Imeflox.

# Chỉ định

Thuốc Imeflox thường được các bác sĩ dùng để điều trị các đợt nhiễm trùng từ nhẹ, trung bình đến nặng ở bệnh nhân trên 18 tuổi. Các vấn đề bệnh lý mà thuốc có thể tác động bao gồm:

  • Viêm xoang cấp
  • Viêm phế quản cấp và mãn tính
  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng da và cấu trúc da
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (không có biến chứng)
  • Viêm thận và viêm bể thận cấp tính.

Ngoài ra, thuốc có thể được sử dụng để điều trị một số vấn đề khác chưa được đề cập ở trên.

# Chống chỉ định

Imeflox chống chỉ định đối với các trường hợp sau đây:

  • Người bị tăng mẫn cảm với levoflovacxin hoặc bất cứ tá dược nào của thuốc.
  • Người quá mẫn cảm với nhóm quinolon.
  • Bệnh nhân động kinh.
  • Bệnh nhân có tiền sử bị đau cơ gân (liên quan đến việc sử dụng fluoroquinolone).
  • Người bệnh là trẻ em và thiếu niên dưới 18 tuổi.
  • Phụ nữ đang có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.

# Dược lực – dược động học

Dược lực

Thành phần chủ yếu của Imeflox là levoflovacxin, đây là một fluoroquinolone kháng khuẩn tổng hợp thường được dùng qua đường uống và tiêm tĩnh mạch.

Theo đó, levoflovacxin hoạt động bằng cách ức chế sự tổng hợp ADN của vi khuẩn (tác động lên phức hợp gyrase và topoiso-merase IV ADN). Nó có tác dụng lên nhiều vi khuẩn gram âm, gram dương, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột và các vi khuẩn không điển hình khác.

Dược động học

  • Sự hấp thu: Sau khi uống, thành phần levofloxacin của thuốc sẽ được hấp thu tương đối nhanh với sinh khả dụng tuyệt đối vào khoảng 100%. Thức ăn không ảnh hưởng đáng kể đến sự hấp thu levofloxacin.
  • Sự phân bố: Khoảng 30-40 % thành phần của thuốc cần có sự gắn với protein huyết thanh, trạng thái ổn định đạt được trong khoảng 3 ngày. Thuốc Imeflox thâm nhập khá tốt vào mô xương, dịch nốt phỏng, mô phổi nhưng lại thâm nhập kém vào dịch não tủy.
  • Sự chuyển hóa: Thành phần của thuốc Imeflox được chuyển hóa rất thấp, cụ thể là 2 chất chuyển hóa chỉ chiếm dưới 5% lượng chất được bài tiết trong nước tiểu.
  • Sự thải trừ: Levofloxacin thải trừ ra khỏi huyết tương khá chậm, trong đó sự bài tiết chủ yếu là qua thận. Vì vậy, nếu người bệnh bị suy giảm chức năng thận thì sự thải trừ và thanh thải ở thận sẽ giảm đi, đồng thời thời gian bán thải tăng lên (độ thanh thải creatinine trong khoảng 20-40 ml/ phút).

Không có sự khác biệt về các thông số dược động học giữa tình trạng sau khi uống và sau khi tiêm tĩnh mạch, chúng có thể thay thế cho nhau.

liều lượng và cách dùng thuốc Imeflox
Imeflox dùng để điều trị các vấn đề về nhiễm khuẩn ở người trên 18 tuổi.

# Liều lượng – cách dùng

Liều lượng:

Thuốc Imeflox sẽ được sử dụng với liều lượng tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn, độ nhạy của tác nhân gây bệnh và thể trạng của bệnh nhân.

Trong trường hợp cần phải điều trị ban đầu bằng đường tĩnh mạch với dung dịch tiêm truyền levofloxacin do bệnh nhân không thích hợp với đường uống, thì sau vài ngày có thể chuyển từ đường tĩnh mạch sang đường uống với cùng liều lượng (và tùy theo tình trạng của bệnh nhân).

Liều lượng và thời gian điều trị ở người lớn (có chức năng thận bình thường)

  • Viêm xoang cấp: Uống 500 mg/ngày, duy trì trong 10-14 ngày.
  • Viêm phế quản mãn tính (đợt kịch phát): Uống 250 – 500 mg/ngày, mỗi ngày uống 1 lần và duy trì trong 7-10 ngày.
  • Viêm phổi do lây nhiễm: Uống hoặc truyền tĩnh mạch 500mg thuốc mỗi ngày, ngày từ 1-2 liều và duy trì trong 7-14 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng (kể cả viêm bể thận): Uống 250 mg/ngày/lần, duy trì trong 7-10 ngày. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng hơn cần xem xét tăng liều bằng cách tiêm đường tĩnh mạch song song với uống thuốc.
  • Nhiễm khuẩn trên da: Uống hoặc truyền tĩnh mạch 250 mg/ngày/lần hoặc 500 mg/ngày chia thành 2 lần, duy trì trong 7-14 ngày.

Bệnh nhân bị suy chức năng gan có thể uống Imeflox với liều tương tự như người có chức năng gan bình thường. Liều lượng chỉ cần điều chỉnh đối với bệnh nhân cao tuổi và người bị suy giảm chức năng thận.

Cách dùng:

  • Khi dùng, người bệnh cần nuốt trọn viên thuốc Imeflox với lượng nước vừa đủ và lưu ý không nghiền nát thuốc vì sẽ khiến cho cơ thể không kịp đáp ứng, dẫn đến tình trạng quá liều.
  • Thuốc có thể bẻ đôi (theo đường khía trên thân thuốc) để phân liều hoặc để dễ uống hơn.
  • Người bệnh có thể uống thuốc trong bữa ăn hoặc giữa 2 bữa ăn đều được.
  • Imeflox dạng dung dịch tiêm chỉ được sử dụng để truyền tĩnh mạch chậm từ 1-2 lần/ngày.

# Dạng bào chế

Thuốc chống nhiễm khuẩn Imeflox được bào chế ở dạng viên nén bao phim, hàm lượng 500mg/viên và dạng dung dịch tiêm tĩnh mạch. Đối với dạng thuốc uống, Imeflox được đóng gói thành hôp, mỗi hộp 3 vỉ, mổi vỉ gồm 10 viên thuốc.

# Tác dụng phụ của thuốc

Mức độ nặng nhẹ của các tác dụng phụ còn phụ thuộc vào thể trạng và mục đích điều trị bệnh. Các phản ứng phụ không mong muốn của thuốc Imeflox có thể xảy ra bao gồm:

Tác dụng phụ đối với hệ Tiêu hóa

  • Thường gặp: Buồn nôn, tiêu chảy.
  • Ít gặp: Chán ăn, ói mửa, khó tiêu, đau bụng.
  • Hiếm gặp: Tiêu chảy nhiều lần và có lẫn máu ở trong phân,viêm ruột kết.
  • Rất hiếm gặp: Hạ đường huyết.

Phản ứng ngoài da và dị ứng

  • Ít gặp: Nổi mẩn đỏ trên da kèm cảm giác ngứa ngáy.
  • Hiếm gặp: Nổi mề đay, khó thở.
  • Rất hiếm gặp: Tình trạng phù Quincke (bao gồm phù mặt, lưỡi, họng, thanh quản), hạ huyết áp, sốc phản vệ, nhạy cảm ánh sáng.
  • Một số trường hợp cá biệt có thể bị nổi bọng nước ngoài da và trên niêm mạc, hoại tử thượng bì nhiễm độc, viêm da xuất tiết.
các tác dụng phụ của thuốc Imeflox
Thuốc Imeflox có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn trên da, hô hấp. tim v.v…

Tác dụng phụ đối với hệ Thần kinh

  • Ít gặp: Nhức đầu, ù tai, chóng mặt, buồn ngủ.
  • Hiếm gặp: Trầm cảm, lo sợ, phản ứng loạn thần, hay có các cảm giác bất thường (như tê, kim châm và bỏng rát trên da), dễ kích động, hay quân, co giật.
  • Rất hiếm gặp: Giảm cảm giác với các kích thích, rối loạn các giác quan như thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác.

Tác dụng phụ đối với hệ Tim mạch

  • Hiếm gặp: Nhịp tim đập nhanh bất thường, huyết áp hạ.
  • Rất hiếm gặp: Sốc phản vệ.

Tác dụng phụ đối với cơ – xương

  • Hiếm gặp: Đau khớp, đau đầu gối, rối loạn gân cơ, viêm gân.
  • Rất hiếm gặp: Đứt gân, yêu cơ.

Tác dụng phụ đối với gan và thận

  • Thường gặp: Xuất hiện tình trạng tăng enzym gan, tăng bilirubin và creatinin hyết thanh.
  • Rất hiếm gặp: Viêm gan hoặc suy thận cấp.

Tác dụng phụ đối với máu

  • Ít gặp: Tăng bạch cầu và giảm bạch cầu khó kiểm soát.
  • Hiếm gặp: Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt. Một số trường hợp hiếm hơn bị thiếu máu toàn dòng, làm giảm số lượng tất cả các loại tế bào máu.

Các tác dụng phụ khác

  • Thường gặp: Cảm giác đau và đỏ tại chỗ tiêm, viêm tĩnh mạch.
  • Ít gặp: Suy nhược cơ thể, nhiễm nấm và tăng sinh các vi khuẩn kháng thuốc.
  • Rất hiếm gặp: Viêm phổi dị ứng, sốt.

# Thận trọng khi dùng

Người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu bản thân rơi vào một trong những trường hợp sau đây:

  • Bạn đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Người bệnh là trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Bạn đang sử dụng một số loại thuốc (kê toa hoặc không kê toa), thảo dược, thực phẩm chức năng.
  • Người bệnh có những dị ứng về mặt cơ địa đối với các thực phẩm, hóa chất và tá dược nhất định.

# Hướng dẫn bảo quản

Để đảm bảo giữ được hiệu quả của thuốc trong thời gian dài, bạn cần bảo quản chúng ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, độ ẩm ổn định và tránh sự chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Lưu ý, không giữ thuốc trong tủ lạnh hoặc nhà tắm vì điều kiện ở đó sẽ có thể làm thay đổi thành phần của Imeflox. Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.

Trên đây là những thông tin (mang tính tham khảo) về thuốc Imeflox, giúp bạn có một cái nhìn cụ thể về loại biệt dược này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Chữa viêm xoang bằng thuốc tây có loại nào, cần lưu ý điều gì?

Viêm xoang là bệnh lý đường hô hấp trên phổ biến, xảy ra khi các xoang cạnh mũi bị tắc...

Dùng cá ngựa trị viêm xoang có được không? Chuyên gia tư vấn

Viêm xoang là bệnh có xu hướng mãn tính, đặc trưng bởi triệu chứng đau nhức xoang mũi, nhức đầu,...

Viêm xoang mãn tính là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm xoang mãn tính là căn bệnh được chẩn đoán khi có hiện tượng phù nề, nhiễm trùng trong xoang...

Top 7+ thuốc xịt mũi trị viêm xoang tốt nhất và cách sử dụng

Thuốc xịt mũi trị viêm xoang là những loại thuốc có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm tại chỗ, giúp...

Tỏi ngâm mật ong chữa viêm xoang – Cách thực hiện, lưu ý

Tỏi ngâm mật ong chữa viêm xoang là một trong những mẹo vặt dân gian được đông đảo người bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.