Thuốc Lotusalic: Liều dùng, tác dụng phụ, giá thuốc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc bôi Lotusalic được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh da dày sừng, da khô có đáp ứng với corticoid như bệnh vẩy nến, viêm thần kinh da, viêm da dị ứng mãn tính… Nếu dùng không đúng cách, thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho người sử dụng. 

Lotusalic là thuốc gì?
Lotusalic là thuốc gì?
  • Tên hoạt chất: Betamethasone dipropionate, acid salicylic
  • Tên biệt dược: Genskinol, Genmysone, Betacylic 15g…
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu.
  • Dạng thuốc: Kem bôi da.

Thông tin thuốc bôi Lotusalic 15g

Trước khi sử dụng Lotusalic 15g, bạn cần nắm rõ một số thông tin như sau:

1. Thành phần

Thuốc Lotusalic 15g bao gồm các thành phần hoạt chất:

  • Betamethasone Dipropionate
  • Acid Salycylic

2. Chỉ định

Kem Lotusalic 15g được chỉ định để làm giảm các triệu chứng của các bệnh da dày sừng, da khô đáp ứng với corticoid như:

Ngoài ra, thuốc có thể được sử dụng với các mục đích khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Hãy trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

Tham khảo thêm: Các loại kem bôi và thuốc bôi điều trị vảy nến hiệu quả nhất

3. Chống chỉ định

Thuốc bôi Lotusalic 15g chống chỉ định với các trường hợp:

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Các bệnh da liễu do nhiễm trùng, nhiễm virus như thủy đậu, zona, herpes…

4. Liều dùng

Thoa kem Lotusalic lên vùng da bị tổn thương 2 lần/ngày.

5. Cách sử dụng

Sử dụng không đúng cách, thuốc Lotusalic 15g có thể gây ra nhiều tác dụng phụ
Sử dụng không đúng cách, thuốc Lotusalic 15g có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Để đảm bảo an toàn, trong quá trình sử dụng Lotusalic 15g, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Vệ sinh thật sạch rồi lau khô bằng khăn vùng da bị tổn thương, trước khi thoa thuốc. Điều này sẽ giúp tránh được nguy cơ bội nhiễm cho da.
  • Rửa sạch tay trước và sau khi thoa thuốc.
  • Chỉ được dùng thuốc với liều lượng đã được quy định. Không lạm dụng thuốc.
  • Thuốc chỉ được dùng để bôi ngoài da. Tránh để Lotusalic dính vào mắt, miệng, niêm mạc hoặc các vết thương hở. Nếu không may gặp phải trường hợp này, nhanh chóng rửa lại thật sạch cùng với nước.
  • Không sử dụng khăn, băng gạc để bít kín vùng da bị tổn thương. Bởi chúng có thể làm tăng lượng thuốc được cơ thể hấp thụ, nguy cơ mắc tác dụng cũng tăng theo.
  • Nếu sau một thời gian điều trị mà bệnh không giảm, hãy đi khám để được chỉ định cách điều trị hiệu quả hơn.

Xem thêm: Top 4 Loại Kem Bôi Trị Bệnh Chàm Tốt Nhất Trên Thị Trường

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.
  • Bảo quản thuốc nơi khô thoáng. Tránh cất thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc có nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Không đông lạnh thuốc, không lưu trữ thuốc đã hết hạn sử dụng.

7. Tác dụng phụ

Khi sử dụng Lotusalic 15g, bạn có thể gặp phải các vấn đề như sau:

  • Nóng, ngứa, kích ứng, khô vùng da được thoa thuốc.
  • Viêm nang lông
  • Lông mọc nhiều
  • Phát ban dạng mủ
  • Làm giảm sắc tố da
  • Viêm da quanh miệng
  • Hăm da
  • Dị ứng tiếp xúc, nhiễm khuẩn
  • Làm cho da có vằn, teo da.
  • Có thể làm giảm chức năng thượng thận, nhất là với đối tượng trẻ em.
  • Nếu thoa thuốc trên diện rộng và được băng kín, chúng có thể gây ra phản ứng toàn thân.

8. Thận trọng

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Lotusalic 15g cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Không được để thuốc dính vào mắt, niêm mạc, vết thương hở.

Thông tin thêm về thuốc bôi Lotusalic 15g

  • Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược TW Huế Medipharco – VIỆT NAM
  • Quy cách đóng gói: Hộp 1 tuyp 15g
  • Giá thuốc Lotusalic: 42. 000vnđ. Đây là giá mang tính chất tham khảo. Tùy vào nhà phân phối và từng cơ sở kinh doanh thuốc khác nhau mà giá thuốc Lotusalic có sự khác nhau.

Trên đây là các thông tin tham khảo về thành phần, công dụng, liều dùng, giá thuốc Lotusalic 15g và nhiều thông tin khác nữa. Để được cập nhật các thông tin chính xác nhất về loại thuốc này, hãy liên hệ với nhà sản xuất, các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm

  • Thuốc bôi da Hidem Cream: Công dụng và liều dùng
  • Lotusone: Tác dụng, liều lượng và lưu ý khi dùng

Bí kíp trị chàm sữa bằng lá trầu không đúng cách

Lá trầu không có công dụng điều trị nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm sữa. Bên cạnh...

Cách chữa bệnh chàm ở chân phổ biến hiện nay

Bệnh chàm ở chân, tay có tên khoa học là Pompholyx hoặc Dyshidrotic eczema. Các phương pháp điều trị bệnh...

Bệnh chàm thể tạng là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Chàm thể tạng là bệnh da liễu xuất hiện ở nhiều độ tuổi và gây ra các triệu chứng như...

6 cách trị chàm môi theo dân gian

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, cách trị chàm môi theo dân gian cũng là một phương...

Bệnh chàm môi có lây lan không?

Chàm môi là một trong những bệnh ngoài da dễ nhầm lẫn với tình trạng nứt nẻ, khô môi và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *