Thuốc bôi da Hidem Cream: Công dụng và liều dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Hidem Cream là dược phẩm được chỉ định trong quá trình điều trị các bệnh da liễu thường gặp như chàm (eczema), viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, hăm, viêm da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời,…

Hidem cream
Hidem cream là dược phẩm điều trị bệnh da liễu thường gặp

  • Tên thuốc: Hidem Cream
  • Phân nhóm: Thuốc điều trị bệnh da liễu
  • Dạng bào chế: Kem bôi ngoài da

Thông tin cần biết về thuốc Hidem Cream

Hidem Cream được đóng gói ở dạng tuýp, bao gồm tuýp 10 gram và tuýp 15 gram.

1. Thành phần của Hidem Cream

Thuốc Hidem Cream bao gồm các thành phần sau:

  • Gentamicin (dưới dạng gentamicin sulfat)
  • Betamethason dipropiona
  • Clotrimazol

Tá dược bao gồm: Stearyl alcohol, dầu khoáng trắng, isopropyl myristat, octyl dodecyl myristat, cetanol, polyethylene glycol 400, glycerin, paraffin lỏng, natri pyrosulfit,… và nước tinh khiết.

2. Chỉ định

Hidem Cream được chỉ định trong các trường hợp sau:

tác dụng của thuốc hidem cream
Hidem cream được chỉ định trong quá trình điều trị chàm (eczema), viêm da bội nhiễm, nấm da,…
  • Chàm (eczema)
  • Viêm da tiếp xúc
  • Viêm da dị ứng
  • Hăm
  • Viêm da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Ngứa có bội nhiễm vi khuẩn hoặc vi nấm
  • Vảy nến
  • Bỏng nhẹ
  • Ngứa rát do côn trùng cắn
  • Nấm da

Thuốc có nhiều tác dụng không được in trên bao bì, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để nhận được thông tin cụ thể.

3. Chống chỉ định

Hidem Cream chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng và mẫn cảm với các thành phần trong thuốc.
  • Không dùng thuốc cho mắt
  • Vùng da điều trị phải băng ép
  • Eczema tai ngoài có thủng màng nhĩ
  • Loét da

Nếu bạn có bất cứ vấn đề sức khỏe nào khác, bạn nên thông báo với bác sĩ để được cân nhắc việc sử dụng thuốc.

4. Cách dùng – liều lượng

Dùng trực tiếp thuốc lên vùng da cần điều trị. Tuy nhiên cần làm sạch tay và vùng da bị bệnh trước khi tiếp xúc với thuốc. Trừ khi bạn cần điều trị ở vùng da tay, nếu không bạn buộc phải rửa tay bằng xà phòng sau khi dùng thuốc để tránh tình trạng kích ứng.

cách dùng hidem cream
Rửa sạch tay trước và sau khi tiếp xúc với thuốc

Không băng kín hay che phủ vùng da dùng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Nếu vùng da này được che phủ bởi quần áo, bạn hãy thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng thích hợp.

Liều dùng:

  • Dùng thuốc 2 lần/ngày (sáng và tối)
  • Nên dùng thuốc đều đặn

Thời gian điều trị bằng Hidem Cream phụ thuộc vào mức độ bệnh lý và phản ứng của da đối với thuốc. Tuy nhiên bạn không nên kéo dài thời gian quá 4 tuần. Nếu thuốc không đáp ứng được các triệu chứng trên da, bạn nên ngưng thuốc và gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa.

5. Bảo quản Hidem Cream

Bạn nên bảo quản Hidem Cream theo hướng dẫn trên bao bì. Hoặc bảo quản theo cách thông thường:

  • Để ở nhiệt độ từ 15 – 30 độ C
  • Tránh nơi ẩm thấp và ánh nắng trực tiếp
  • Để xa tầm với của trẻ em và thú nuôi

Khi thuốc có dấu hiệu bị côn trùng cắn hoặc đổi màu, biến chất, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Tham khảo hướng dẫn trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.

Tham khảo thêm: Các thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay và lưu ý

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Hidem Cream

Mặc dù là thuốc bôi ngoài da nhưng Hidem Cream vẫn có khả năng gây ra những tác dụng không mong muốn. Bạn cần thận trọng và chủ động trong việc phòng ngừa những tác dụng phụ từ thuốc.

1. Thận trọng

Sử dụng thuốc trên diện rộng có thể gây kích ứng toàn thân và tăng hàm lượng thuốc được cơ thể hấp thụ. Nếu phạm vi vùng da bị bệnh lớn, bạn nên báo với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc thích hợp hơn.

Thận trọng khi dùng thuốc Hidem Cream
Thận trọng khi dùng thuốc Hidem Cream cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú

Thuốc có chứa corticoid nên có khả năng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định sử dụng thuốc trong thời gian mang thai. Trong trường hợp bạn cho con bú, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng cho bé bú trong thời gian sử dụng thuốc.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay tăng giảm liều lượng nếu không có chỉ định từ bác sĩ hay chuyên gia da liễu.

2. Tác dụng phụ

Một số tác dụng không mong muốn có thể phát sinh trong thời gian dùng Hidem Cream, như:

  • Bỏng rát da
  • Xuất hiện mụn nước
  • Ban đỏ
  • Bong da
  • Nổi mề đay
  • Kích ứng da

Thông tin này chưa bao gồm tất cả các tác dụng phụ có thể xuất hiện trong thời gian sử dụng. Hãy chủ động báo với bác sĩ nếu cơ thể bạn xuất hiện những biểu hiện khác lạ.

3. Tương tác thuốc

Không có tài liệu về tương tác thuốc Hidem Cream. Bạn nên trình bày những loại thuốc mình đang sử dụng để bác sĩ kiểm soát tình trạng này.

4. Nên ngưng thuốc khi nào?

Nên ngưng sử dụng Hidem Cream khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường hoặc các phản ứng dị ứng. Ngoài ra, nếu các triệu chứng trên da không thuyên giảm sau 4 tuần điều trị. Bạn nên ngưng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị đúng cách.

Trên đây là thông tin về thuốc bôi da Hidem Cream. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Mẹo dân gian dùng lá diếp cá trị chàm sữa

Trẻ bị chàm sữa, gây ra quấy khóc, mệt mỏi, không chịu ngủ. Phụ huynh lo lắng tìm kiếm các...

Bệnh chàm thể tạng là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Chàm thể tạng là bệnh da liễu xuất hiện ở nhiều độ tuổi và gây ra các triệu chứng như...

chàm dị ứng thời tiết

Bệnh chàm dị ứng ở trẻ: Những điều mẹ cần biết

Chàm dị ứng có thể xuất hiện dưới dạng các mảng đỏ, giòn trên da của trẻ. Chàm dị ứng...

Phương pháp chữa chàm môi bằng Đông y

Bệnh chàm môi tưởng chừng đơn giản nhưng không hề đơn giản như bạn nghĩ, đau khi mở miệng nói...

Bạn đã biết mẹo chữa chàm môi bằng dầu dừa đúng cách chưa?

Nhờ vào đặc tính chống viêm, dưỡng ẩm, lành tính mà dầu dừa được ứng dụng rộng rãi trong chăm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *