Viêm Da Dị Ứng Mạn Tính Và Cách Điều Trị Từ Gốc Bằng Thảo Dược

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm da dị ứng mạn tính là một trong những bệnh ngoài da khá phổ biến, có tỉ lệ mắc phải khá cao. Tuy nhiên, cho đến nay bệnh viêm da dị ứng mãn tính vẫn chưa được hiểu một cách cụ thể và đầy đủ.

Hiểu về bệnh viêm da dị ứng mạn tính

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da do bệnh nhân có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với một hoặc một số yếu tố kích ứng. Đây là bệnh lý có nhiều hình thái khác nhau với rất nhiều nguyên nhân thúc đẩy bệnh xuất hiện. Các bệnh da liễu, thường có dạng cấp tính và mạn tính (hay mãn tính). Đối với bệnh viêm da dị ứng, đa số những trường hợp thường ở dạng mạn tính.

viêm da dị ứng mạn tính
Viêm da dị ứng mạn tính là bệnh thường tái đi tái lại thành từng đợt

Đa số những trường hợp bị viêm da dị ứng mạn tính thường bắt đầu từ giai đoạn thơ ấu kéo dài đến tuổi trưởng thành, ít khi biến mất như nhiều bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ khác. Do đó trẻ nhỏ có tiền sử viêm da dị ứng với một yếu tố nào đó thì khi trưởng thành vẫn có thể tái phát viêm da dị ứng nếu tiếp xúc với yếu tố đó.

Nghiên cứu quốc tế về hen suyễndị ứng ở trẻ em (ISAAC), cho biết viêm da dị ứng mạn tính có tỉ lệ 15% – 30% trong số các bệnh ngoài da ở trẻ em. Nhóm tuổi có tỉ lệ bùng phát viêm da dị ứng nhiều nhất là từ 12 tháng tuổi cho đến dưới 11 tuổi. Tại một số quốc gia, tỉ lệ viêm da dị ứng đặc biệt cao, riêng tại Hoa Kỳ có đến hơn 18 triệu người trưởng thành đang bị viêm da dị ứng.

Xem thêm: Viêm da dị ứng có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp

Những triệu chứng viêm da dị ứng mạn tính

Viêm da dị ứng mạn tính có triệu chứng thương tổn xuất hiện rải rác trên bề mặt da. Tùy mức độ kích ứng của da mà sau vài giờ đến khoảng 1 ngày da sẽ bắt đầu có một số triệu chứng điển hình bao gồm như:

  • Thương tổn lớp biểu bì (lớp ngoài cùng của da). Đặc trưng là tình trạng nổi sẩn, ngứa và phát ban đỏ.
  • Thương tổn lớp hạ bì (lớp da nằm bên dưới lớp biểu bì). Có thể dẫn đến tình trạng xung huyết dưới da.
  • Những trường hợp nặng còn có thể kèm theo các vấn đề như mụn nước, ngứa ngoài da, rỉ các dịch tiết.

Thời gian kéo dài các triệu chứng thường không cụ thể, đa số các triệu chứng chỉ bắt đầu biến mất sau khi bệnh nhân ngưng tiếp xúc với các yếu tố kích ứng đồng thời kết hợp các biện pháp điều trị giảm sưng, viêm đau. Khi các tác nhân kích ứng biến mất và giảm dần các triệu chứng thì tình trạng bệnh cũng giảm dần.

Thông thường những trường hợp viêm da dị ứng mạn tính thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày tùy mức độ. Cá biệt những vùng da thương tổn nặng thì cần thời gian điều trị lâu hơn, đặc biệt là những dạng thương tổn kèm theo nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng mạn tính

Viêm da dị ứng mạn tính là một trong những bệnh ngoài da tương đối phức tạp. Thống kê cho thấy có một số nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng mạn tính hoặc kích thích các đợt bùng phát mạn tính tái phát trở lại, bao gồm:

1. Yếu tố di truyền

Di truyền là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tình trạng viêm da dị ứng mạn tính. Những gia đình có tiền sử viêm da dị ứng mạn tính thì con cái cũng có khả năng cao mắc phải căn bệnh này. Trường hợp huyết thống càng gần nhau thì nguy cơ di truyền viêm da dị ứng càng cao.

Cha mẹ cùng có tiền sử viêm da dị ứng thì con cái có nguy cơ viêm da dị ứng di truyền cao nhất, đạt tỷ lệ trên 50%. Những trường hợp trong cùng một gia đình nhưng mối quan hệ xa hơn như cô, dì, chú bác, ông bà,… tỉ lệ viêm da dị ứng đối với trẻ nhỏ sẽ thấp hơn.

yếu tố di truyền gây viêm da dị ứng
Yếu tố di truyền có thể dẫn đến viêm da dị ứng

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm da dị ứng có lây không?

2. Yếu tố kích ứng hóa học

Những yếu tố kích ứng có liên quan đến các chất tẩy rửa, các loại dầu gội, sản phẩm chăm sóc da, sơn, dung môi và một số hóa chất khác có nguy cơ kích ứng da mạnh. Tùy thuộc vào cơ địa, mức độ quá mẫn trên bề mặt da mà tỉ lệ kích ứng, dị ứng đối với các yếu tố hóa học cũng khác nhau.

Mức độ thương tổn do kích ứng gây ra cũng phụ thuộc vào hoạt lực của các yếu tố kích ứng hóa học gây ra trên da. Đa số những trường hợp kích ứng hóa học thường có dấu hiệu ửng đỏ ngoài da, một số triệu chứng nổi sẩn, đỏ da cũng như một dấu hiệu gần giống bỏng da.

viêm da dị ứng do chất tẩy rửa
Chất tẩy rửa dễ gây kích ứng da và thúc đẩy viêm da dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm, mẫn cảm

3. Yếu tố kích từ thực phẩm

Viêm da dị ứng do thực phẩm thường xuất hiện ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng thực phẩm (food allergy). Tình trạng viêm da dị ứng do thực phẩm thường gặp nhiều ở những nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, đậu phộng, một số loại động vật có vỏ, hải sản, cá, các loại hạt, một số nhóm thực phẩm như sữa, trứng, các loại đậu, hạt, một số thực phẩm giàu tinh bột như lúa mạch, lúa mì,…

dị ứng, kích ứng với thực phẩm
Người có tiền sử kích ứng, dị ứng cần lựa chọn thực phẩm phù hợp, tránh các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng, dị ứng

Thông tin thêm: Dị ứng đậu phộng – Dấu hiệu, cách xử lý và phòng tránh

4. Yếu tố môi trường – thời tiết

Môi trường là một trong những yếu tố gây viêm da dị ứng khá phổ biến. Tuy nhiên đây cũng là yếu tố bùng phát trên diện rộng, khó kiểm soát, điều trị và khống chế. Yếu tố môi trường rất đa dạng, có thể điểm qua một số ảnh hưởng từ môi trường gây viêm da dị ứng:

  • Khói bụi, phấn hoa, các hạt kim loại trong không khí.
  • Độ ẩm và nhiệt độ không khí.
  • Ánh sáng mặt trời.
  • Một số yếu tố khác có thể gây kích ứng da như nước bẩn, đất bẩn,…

5. Một số yếu tố khác

Ngoài một số nguyên nhân kể trên, viêm da dị ứng còn có thể bùng phát do một số yếu tố như:

  • Các loại len, vải sợi tổng hợp, những loại vải dày, thô ráp, khó thấm hút mồ hôi cũng có thể gây ra tình trạng kích ứng da.
  • Quá trình thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là ở tuổi dậy thì và giai đoạn mang thai ở phụ nữ cũng là những giai đoạn dễ mắc các vấn đề ngoài da.
  • Kim loại cũng là một trong những yếu tố có thể gây ra viêm da dị ứng, đặc biệt là một số kim loại như crom, nikel.
  • Cao su là một trong những yếu tố có thể gây ra tình trạng thương tổn ở những người có cơ địa viêm da dị ứng với cao su.
  • Một số chất kích ứng có trong các loại cây như ivy độc, cây sồi độc, cây thù du,… và một số loại cây khác.
viêm da dị ứng do kim loại
Các vật dụng kim loại có thể thúc đẩy viêm da tái phát ở những người có cơ địa dị ứng

Hướng điều trị viêm da dị ứng

Thông tin trong phần điều trị mang tính tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Trong điều trị cần áp dụng ngay các biện pháp phòng tránh, không để cho các yếu tố dị ứng tiếp xúc với da. Song song với các biện pháp phòng tránh, bệnh nhân có thể được điều trị sớm bằng một số loại thuốc như:

  • Nhóm thuốc kháng histamine là một trong những nhóm thuốc có tác dụng giảm ngứa ngáy, khó chịu. Tác dụng chính của nhóm thuốc này giúp cải thiện tình trạng dị ứng, kích ứng và ngứa ngáy bằng cách kiềm hãm tiết histamine – một trong những hoạt chất quan trọng có trong các phản ứng dị ứng.
  • Sử dụng một số thuốc bôi ngoài da để giảm tình trạng viêm sưng. Tùy theo mức độ thương tổn mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi phù hợp như hydrocortisone.
  • Những trường hợp thương tổn lan rộng, kéo dài từ 2 – 3 ngày thì bác sĩ có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng corticosteroid dưới dạng kem bôi hoặc thuốc mỡ với mức độ hoạt lực phù hợp.

Các loại thuốc Tây y có ưu điểm là giúp giảm nhanh triệu chứng, cải thiện cơn ngứa do viêm da dị ứng sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, các sản phẩm tân dược chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng bên ngoài, không thể trị được gốc rễ bệnh. Do vậy, sau thời gian ngắn viêm da dị ứng hoàn toàn có thể tái phát, triệu chứng đợt sau nặng hơn đợt trước. Nhiều trường hợp do lạm dụng một số thuốc uống còn gặp phải tình trạng suy gan, suy thận, đau dạ dày… vô cùng nghiêm trọng.

Ngoài ra, trong các loại kem/thuốc bôi ngoài chứa hàm lượng lớn corticoid – thành phần có tác dụng trị ngứa, chống viêm nhưng lại là “con dao 2 lưỡi” đối với làn da và sức khỏe. Nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách sẽ gây ra hàng loạt tác dụng phụ không mong muốn như giãn mao mạch, teo da, dị ứng trầm trọng… Do vậy mỗi người cần tuyệt đối cẩn trọng, nên ưu tiên lựa chọn biện pháp an toàn hơn.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chẩn đoán toa thuốc, thông tin điều trị. Bệnh nhân mắc viêm da dị ứng mạn tính cần thăm khám sớm để có những hướng điều trị phù hợp nhất. 

Có thể bạn quan tâm

khác biệt giữa chàm sữa và viêm da cơ địa

Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa có gì khác nhau?

Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những vấn đề về da thường gặp. Với những biểu...

Cách dùng rau răm chữa viêm da cơ địa tại nhà

Chữa viêm da cơ địa bằng rau răm là một trong những phương thuốc dân gian quen thuộc, được ông...

Bài thuốc từ lá ổi chữa viêm da cơ địa ít người biết

Bệnh chàm không gây nguy đến tính mạng, xong các triệu chứng đau rát, ngứa rát, nóng đỏ lên da...

viêm da cơ địa ở đầu

Cách chữa viêm da cơ địa ở đầu đơn giản, hiệu quả

Viêm da cơ địa ở đầu gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Hơn nữa, bệnh lý này...

viêm da cơ địa khi mang thai

Viêm da cơ địa khi mang thai và cách điều trị an toàn

Mang thai là thời kỳ rất nhạy cảm, chị em phụ nữ thường dễ gặp phải các tình trạng bất...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *