Thuốc Esmolol chẹn beta 1: Chỉ định, Liều dùng & Những lưu ý khi sử dụng

Thuốc Esmolol có tác dụng ức chế thụ thể beta 1 của tim. Thuốc được sử dụng trong trường hợp tăng huyết áp, nhịp tim nhanh trong và sau phẫu thuật, loạn nhịp nhanh trên thất, tứ chứng Fallot bẩm sinh ở trẻ nhỏ.

esmolol thuoc biet duoc
Thuốc Esmolol có tác dụng ức chế thụ thể beta 1 của tim

  • Tên thuốc: Esmolol
  • Tên thành phần: Esmolol hydrochloride
  • Phân nhóm: Thuốc chẹn beta

Những thông tin cần biết về thuốc Esmolol

1. Tác dụng

Esmolol là thuốc chẹn beta 1 chọn lọc có thời gian tác dụng ngắn. Thuốc phong bế cạnh tranh các thụ thể beta 1 của tim và beta 2 của mạch máu, cơ trơn phế quản (tác dụng yếu hơn so với beta 1) nhằm ức chế chọn lọc đáp ứng kích thích giao cảm.

Tuy nhiên khi sử dụng Esmolol liều cao (> 300 microgam/ kg/ phút) nhận thấy khả năng chọn lọc lên beta 1 giảm và tăng tác dụng ức chế đối với beta 2.

Thuốc Esmolol được chuyển hóa tại máu, thanh thải chủ yếu qua thận và có khoảng 5% được thải trừ qua phân.

2. Chỉ định

Thuốc Esmolol được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Tăng huyết áp
  • Nhịp tim nhanh trong và sau khi phẫu thuật
  • Loạn nhịp nhanh trên thất (nhịp tim nhanh xoang, rung nhĩ và cuồng nhĩ)
  • Trẻ bị tim bẩm sinh tứ chứng Fallot

Thuốc chỉ được sử dụng khi có đề nghị từ bác sĩ chuyên khoa.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Esmolol cho những trường hợp sau:

  • Nhịp tim xoang chậm
  • Suy tim
  • Block nhĩ độ 2 và 3
  • Sốc do tim

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Esmolol được bào chế ở dạng thuốc tiêm với các hàm lượng và quy cách sau:

  • Hàm lượng 10mg/ ml – lọ 10ml tiêm tĩnh mạch
  • Hàm lượng 20mg/ ml – lọ 5ml tiêm tĩnh mạch
  • Hàm lượng 10mg/ ml – túi 250ml truyền tĩnh mạch
  • Hàm lượng 20mg/ ml – túi 100ml truyền tĩnh mạch

5. Cách sử dụng – liều dùng

Thuốc Esmolol được sử dụng bằng cách tiêm/ truyền tĩnh mạch. Không tiêm/ truyền ở những tĩnh mạch nhỏ. Đối với trẻ em, cần đưa thuốc qua catheter tĩnh mạch trung tâm.

esmolol thuoc biet duoc
Thuốc Esmolol được sử dụng bằng cách tiêm và truyền tĩnh mạch

Liều dùng thuốc Esmolol được chỉ định dựa trên độ tuổi và các vấn đề sức khỏe.

Người lớn:

Liều dùng thông thường khi điều trị loạn nhịp nhanh trên thất

  • Liều khởi đầu: Tiêm tĩnh mạch 500 microgam/ kh trong 60s
  • Liều duy trì: Truyền tĩnh mạch 50 microgram/ kg/ phút trong vòng 4 phút
  • Ở bệnh nhân chưa có đáp ứng hoặc đáp ứng kém sau 5 phút đầu tiên, tiêm tĩnh mạch 500 microgam/ kg trong 60s và truyền tĩnh mạch 100 microgam/ kg/ phút trong 4 phút
  • Lặp lại chu trình truyền tĩnh mạch, mỗi lần truyền tăng thêm 50 microgam/ kg/ phút cho đến khi đạt liều tối đa: 200 microgram/ kg/ phút

Khi điều trị loạn nhịp nhanh trên thất, cần sử dụng 1 liều tấn công sau đó thực hiện truyền tĩnh mạch duy trì.

Ngoài ra, cần giảm 50% liều thuốc Esmolol sau 30 phút sử dụng thuốc chống loạn nhịp khác. Và ngưng sử dụng Esmolol sau 1 giờ dùng liều thứ 2.

Liều dùng thông thường khi điều trị tăng huyết áp và nhịp tim nhanh trong phẫu thuật

  • Liều dùng khi đang gây mê: Tiêm tĩnh mạch 80mg trong 15 – 30s. Sau đó truyền tĩnh mạch với tốc độ 150 microgam/ kg/ phút. Liều tối đa: 300 microgam/ kg/ phút.
  • Liều dùng khi hồi tỉnh sau gây mê: Truyền tĩnh mạch 500 microgam/ kg/ phút trong 4 phút. Liều tối đa: 300 microgram/ kg/ phút

Nếu sau phẫu thuật, nhịp tim vẫn nhanh cần áp dụng liều dùng tương tự như trường hợp điều trị loạn nhịp nhanh trên thất.

Trẻ em:

Liều dùng thông thường khi điều trị tăng huyết áp và loạn nhịp tim ( 1 tháng – 18 tuổi)

  • Liều khởi đầu: Tiêm tĩnh mạch 500 microgam/ kg/ phút
  • Liều duy trì: Truyền tĩnh mạch 50 microgam/ kg/ phút trong 4 phút. Nếu huyết áp và tần số tim thấp, cần giảm tốc độ truyền.
  • Ở trường hợp chưa có đáp ứng, tiêm tĩnh mạch liều 500 microgam/ kg/ phút và truyền tĩnh mạch với liều 100 microgam/ kg/ phút trong 4 phút
  • Mỗi lần truyền tĩnh mạch, tăng thêm 50 microgam/ kg/ phút cho đến khi đạt được liều 200 microgam/ kg/ phút.

Liều dùng thông thường khi điều trị tứ chứng Fallot bẩm sinh ở trẻ

  • Liều dùng khởi đầu: Tiêm tĩnh mạch 600 microgam/ kg/ 1 – 2 phút
  • Liều duy trì (nếu cần thiết): Truyền tĩnh mạch 300 – 900 microgam/ kg/ phút

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc Esmolol trong bao bì kín, ở nhiệt độ dao động từ 20 – 25 độ C. Dung dịch đã được pha chỉ sử dụng trong 24 giờ nếu bảo quản trong tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ từ 15 – 30 độ C.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Esmolol

1. Thận trọng

Thuốc Esmolol có thể gây co thắt phế quản, vì vậy nên điều chỉnh liều và quan sát biểu hiện ở những bệnh nhân có nguy cơ.

Esmolol thường được sử dụng trong điều trị ngắn hạn. Trong trường hợp phải tiếp tục sử dụng, có thể giảm tốc độ truyền khi biểu hiện của suy tim thuyên giảm.

Cân nhắc trước khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc làm giảm sức cản ngoại vi, giảm co bóp và giảm máu đến cơ tim, bệnh nhân giảm huyết động và người giảm lan truyền xung động điện tại cơ tim.

Người bị tăng huyết áp do co mạch đi kèm với triệu chứng giảm thân nhiệt không được sử dụng thuốc Esmolol.

Thuốc có thể gây suy tim hoặc giảm khả năng co bóp cơ tim ở bệnh nhân suy tim sung huyết. Nếu sử dụng cho những đối tượng này, cần chủ động ngưng thuốc khi dấu hiệu suy tim xuất hiện.

thuốc esmolol
Thuốc có thể che lấp dấu hiệu nhịp tim nhanh do giảm đường huyết ở người bệnh tiểu đường

Cần xét nghiệm đường huyết trước khi dùng thuốc, vì Esmolol có thể che lấp dấu hiệu nhịp tim nhanh do giảm đường huyết ở người đái tháo đường.

Thận trọng khi tiêm tĩnh mạch Esmolol cho bệnh nhân rung nhĩ cấp đi kèm với triệu chứng hạ huyết áp và suy chức năng thất trái nặng.

Bệnh nhân suy thận có nguy cơ ngộ độc thuốc cao không nên sử dụng. Dùng thuốc Esmolol trong những tháng cuối thai kỳ và lúc chuyển dạ có thể gây chậm nhịp tim ở thai nhi.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Giảm huyết áp
  • Ngủ gà
  • Đau đầu
  • Suy nhược
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Lẫn lộn
  • Kích thích
  • Đau nhức ở vị trí tiêm
  • Nôn mửa

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Xanh xao
  • Chậm nhịp tim
  • Phù phổi
  • Ngất xỉu
  • Suy nhược
  • Rối loạn ngôn ngữ
  • Suy nghĩ bất thường
  • Khó tiêu
  • Đau bụng
  • Khò khè
  • Khó thở
  • Ngứa ran mũi
  • Phù da
  • Đổi màu da ở vị trí tiêm
  • Hoại tử da ở vị trí thoát mạch
  • Thiếu máu ngoại vi
  • Đỏ bừng
  • Đau ngực
  • Block tim
  • Mệt mỏi
  • Trầm cảm
  • Co cứng hoặc rung giật
  • Táo bón
  • Chán ăn
  • Co thắt phế quản
  • Nghẹt mũi
  • Ngáy
  • Ban đỏ da
  • Xuất hiện huyết khối tắc mạch

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Tăng áp lực động mạch phổi
  • Loạn vị giác
  • Sung huyết phổi
  • Kích thích thần kinh
  • Ban đỏ, ban sần
  • Thâm nhiễm da ở vị trí tiêm
  • Rối loạn thị giác
  • Ớn lạnh
  • Giảm hemoglobin
  • Bí tiểu
  • Sốt

Tác dụng phụ rất nghiêm trọng:

  • Phản ứng phản vệ
  • Phù phổi
  • Block tim
  • Động kinh

Khi có tác dụng phụ phát sinh, cần thông báo để bác sĩ giảm tốc độ truyền hoặc ngưng thuốc trong trường hợp cấp bách.

Xử lý khi có tác dụng phụ:

  • Co thắt phế quản: Ngưng truyền thuốc Esmolol và sử dụng thuốc kích thích thụ thể beta 2-adrenergic để làm giãn phế quản.
  • Phản ứng phản vệ: Có thể sử dụng Ipratropium hoặc Glucagon trong trường hợp này.

Việc xử lý tình trạng quá liều phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị các tác dụng ngoại ý của thuốc Esmolol.

3. Tương tác thuốc

Esmolol có thể tương tác với những loại thuốc sau:

thuốc esmolol
Esmolol có thể tương tác với Digoxin, Epinephrine, Dopamin, Norepinephrine,…
  • Digoxin: Esmolol làm tăng nồng độ Digoxin trong huyết thanh lên từ 10 – 20%. Vì vậy có thể phối hợp để điều trị loạn nhịp nhanh trên thất.
  • Verapamil tiêm tĩnh mạch: Phối hợp với Esmolol có thể gây ngừng tim và dẫn đến tử vong.
  • Thuốc co cơ hoặc co mạch như Epinephrine, Dopamin, Norepinephrine,…: Làm phát sinh nguy cơ co bóp tim khi dùng chung với Esmolol.
  • Thuốc hủy catecholamine: Làm tăng tác dụng của Esmolol. Vì vậy cần theo dõi huyết áp và tần số tim khi điều trị phối hợp.
  • Morphin: Khi sử dụng chung cần điều chỉnh liều Esmolol.
  • Thuốc chống đông máu warfarin: Làm tăng nồng độ thuốc Esmolol, vì vậy cần giảm liều khi phối hợp.

4. Quá liều và cách xử trí

Triệu chứng quá liều thuốc Esmolol: Hạ huyết áp, block nhĩ thất nghiêm trọng, giảm dẫn truyền và co bóp cơ tim, sốc, ngừng tim, chậm nhịp tim, co giật, co thắt phế quản, phân ly điện cơ học, hạ đường huyết, mất ý thức,… Ở một số bệnh nhân nhạy cảm, quá liều có thể gây tàn phế vĩnh viễn hoặc tử vong.

Cách xử trí khi sử dụng thuốc Esmolol quá liều:

  • Ngưng thuốc và thông báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất
  • Sử dụng Atropin sufat hoặc những thuốc kháng cholinergic tiêm tĩnh mạch trong trường hợp chậm nhịp tim kèm triệu chứng
  • Dùng thuốc lợi tiểu hoặc glycoside trợ tim để giảm tình trạng suy tim
  • Thuốc tăng huyết áp hoặc truyền dịch được chỉ định cho bệnh hạ huyết áp có triệu chứng
  • Tiêm tĩnh mạch Glucogon khi bệnh nhân hạ huyết áp và bị ức chế cơ tim do thuốc Esmolol.
  • Sử dụng Theophyllin, thuốc chủ vận beta 2 adrenergic khi bệnh nhân bị co thắt phế quản.
  • Nếu bệnh nhân giảm co bóp cơ tim, sử dụng thuốc hướng co cơ như Dopamin, Isoproterenol và Dobutamine để điều trị.

Tai biến mạch máu não lần 2 nguy hiểm như thế nào?

Tai Biến Mạch Máu Não Lần 2 Có Nguy Hiểm Nhiều Không?

Tai biến mạch máu não lần 2 là một trong những vấn đề nguy hiểm có khả năng đe dọa...

Xơ vữa động mạch chi dưới là gì? 

Xơ Vữa Động Mạch Chi Dưới: Cách chẩn đoán, Phòng ngừa

Xơ vữa động mạch chi dưới nếu kéo dài có thể gây biến chứng khiến người bệnh mất khả năng...

Dấu hiệu nhận biết suy thận do tăng huyết áp

Tăng Huyết Áp Gây Suy Thận và Cách Ngăn Chặn, Chữa Trị

Tăng huyết áp gây suy thận là biến chứng có thể xảy ra nếu người bệnh không phát hiện và...

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?c

Nhồi Máu Cơ Tim: Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách chữa trị

Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim ngày càng gia tăng. Đây là một trong...

Cách phòng chống đột quy tai biến 

9 Cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản chớ bỏ qua

Đột quỵ hay còn gọi lại tai biến mạch máu não xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn, bị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.