Thuốc Nasrix là thuốc gì?

Thuốc Nasrix là thuốc điều trị bệnh cholesterol trong máu. Thuốc giúp làm giảm cholesterol trong máu, giúp người bệnh phòng tránh đau tim, đột quỵ. Khi dùng thuốc Nasrix để điều trị, bạn nên kết hợp với chế độ ăn kiêng khoa học và tập luyện thể dục đúng cách. Bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin về thuốc Nasrix trong bài viết này.

Thuốc Nasrix làm giảm cholesterol trong máu, giúp phòng tránh đau tim, đột quỵ.

  • Tên biệt dược: Nasrix;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc tim mạch;
  • Dạng bào chế: Viên nén.

Những thông tin cần biết về thuốc Nasrix

1. Thành phần

Thuốc Nasrix gồm hai thành phần chính, đó là:

  • Simvastatin (20mg): Đây là một chất có tính năng ức chế men khử HMG-CoA. Loại hóa dược này hấp thụ tốt ở ruột, đi đến gan và có tác dụng hạ cholesterol trong máu.
  • Ezetimibe (10mg): Một loại thuốc có tác dụng giảm cholesterol trong máu và làm ruột non hạn chế hấp thụ cholesterol.

2. Chỉ định – Công dụng

Thuốc Nasrix có các công dụng sau:

3. Chống chỉ định

Thuốc Nasrix không thích hợp dùng để điều trị ở các bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4. Cách dùng

Thuốc Nasrix được bào chế ở dạng viên nén, thích hợp cho việc uống thuốc trực tiếp. Bệnh nhân uống thuốc Nasrix bằng nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Không nên nhai thuốc hoặc nghiền nát thuốc nếu bác sĩ không yêu cầu.

5. Liều dùng

Thuốc Nasrix được khuyên dùng với liều lượng như sau:

  • Số lượng: 1 viên/lần uống;
  • Số lần: 1 – 2 lần/ngày.
  • Bệnh nhân có thể uống thuốc vào 2 buổi trong ngày: 1 liều vào buổi sáng và 1 liều vào buổi tối.

Lưu ý: Liều dùng trên đây chỉ là liều dùng tham khảo, không áp dụng cho tất cả các trường hợp bệnh, không thay thế cho chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mỗi trường hợp bệnh sẽ có chỉ định liều lượng dùng thuốc khác nhau. Tốt nhất, bạn hãy đến bệnh viện thăm khám và uống thuốc Nasrix theo chỉ định của bác sĩ.

6. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc Nasrix ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ. Giữ thuốc nguyên vẹn trong vỉ khi chưa có nhu cầu sử dụng. Lưu ý, để thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Nasrix

1. Chú ý

Ngoài việc dùng thuốc Nasrix để điều trị cholesterol trong máu, bạn nên kết hợp điều trị với một chế độ ăn kiêng khoa học và tập luyện thể dục thể thao đúng cách.

Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau nhức cơ, đau đầu,… do đó, những người tham gia lái xe, điều khiển máy móc nên thận trọng trước khi dùng. Nếu cảm thấy mệt mỏi, bạn nên nghỉ ngơi thay vì tiếp tục công việc.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Nasrix có thể sẽ gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như:

  • Sốt;
  • Mệt mỏi;
  • Nước tiểu sẫm màu;
  • Đau nhức cơ bắp;
  • Đãng trí, lú lẫn;
  • Đau rát khi đi tiểu, tiểu ít;
  • Tăng cân;
  • Khát nước;
  • Mau đói;
  • Khô miệng;
  • Buồn ngủ;
  • Khô da;
Thuốc Nasrix có thể gây ra một số tác dụng phụ như sụt cân, mệt mỏi, đau nhức,... Bạn nên khai báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.
Thuốc Nasrix có thể gây ra một số tác dụng phụ như sụt cân, mệt mỏi, đau nhức,… Bạn nên khai báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.
  • Sụt cân;
  • Mờ mắt;
  • Hơi thở có mùi;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Đau bụng trên;
  • Ngứa;
  • Chán ăn;
  • Đau khớp nhẹ;
  • Táo bón;
  • Cảm lạnh.

Trên đây chỉ là những triệu chứng thường gặp khi dùng thuốc Nasrix. Thông thường, các tác dụng phụ của thuốc sẽ biến mất nếu bạn ngưng sử dụng thuốc. Những tác dụng phụ mà chúng tôi liệt kê bên trên chưa phải toàn bộ các tác dụng phụ người dùng có thể sẽ gặp phải. Bởi vì tác dụng phụ của thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân.

Nếu gặp phải những triệu chứng khó chịu trong quá trình điều trị bằng thuốc Nasrix, hãy khai báo với bác sĩ để có cách khắc phục kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Hiện nay vẫn chưa có báo cáo nghiên cứu nào về tương tác giữa thuốc Nasrix với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, bạn cũng nên thận trọng trong việc kết hợp dùng thuốc, nếu có. Hãy cho bác sĩ biết bạn muốn sử dụng đồng thời thuốc Nasrix với các loại thuốc nào để được hướng dẫn và nhận được lời khuyên hữu ích.

4. Nên ngưng dùng thuốc khi nào?

Bệnh nhân ngưng uống thuốc Nasrix khi:

  • Bác sĩ chuyên khoa khuyên dừng, chỉ định dừng thuốc;
  • Xuất hiện các triệu chứng lạ trong quá trình dùng;
  • Bị dị ứng nghiêm trọng trong quá trình dùng thuốc;
  • Bệnh cholesterol trong máu đã hoàn toàn khỏi.

5. Mua thuốc Nasrix ở đâu, giá bao nhiêu?

Thuốc Nasrix do Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú sản xuất và phân phối. Thuốc được trình bày trong hộp giấy, mỗi hộp có 4 vỉ x 7 viên.

Bạn có thể tìm mua thuốc Nasrix ở bất kỳ nhà thuốc uy tín nào trên toàn quốc hoặc liên lạc đơn vị sản xuất thuốc để được hỗ trợ, biết thêm chi tiết.

Về giá thuốc, Nasrix bạn có thể liên lạc nhà sản xuất để biết thêm chi tiết hoặc tham khảo giá trực tiếp ở các nhà thuốc. Giá thuốc sẽ có sự thay đổi tùy theo mỗi thời điểm và mỗi đại lý khác nhau.

Thuốc hỗ trợ điều trị cholesterol trong máu Nasrix do công ty Đạt Vi Phú sản xuất. Mỗi hộp chứa: 4 vỉ x 7 viên.
Thuốc hỗ trợ điều trị cholesterol trong máu Nasrix do công ty Đạt Vi Phú sản xuất. Mỗi hộp chứa: 4 vỉ x 7 viên.

Thông tin liên lạc của công ty sản xuất thuốc Nasrix:

  • Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm);
  • Địa chỉ: Đường D17, Khu Công Nghiệp Mỹ Phước 1, Bến Cát, Bình Dương;
  • Số điện thoại: (84) 0274 3567 687;
  • Email: support@davipharm.info;
  • Website: http://www.davipharm.info

Xem thêm:

Sử dụng thuốc huyết áp và nguyên tắc điều trị

Top 11 Loại Thuốc Điều Trị Cao Huyết Áp Tốt Nhất

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không nên dùng thuốc...

Người bị bệnh tim có nên uống cà phê không?

Bị bệnh tim có nên uống cà phê không? Chia sẻ từ Bác sĩ

Bị bệnh tim có nên uống cà phê không là câu hỏi được quan tâm hiện nay. Bởi có nhiều...

Người huyết áp cao có uống được quả la hán không?

Huyết áp cao có uống được quả la hán không? Tốt hay hại?

Huyết áp cao có uống được quả la hán không? Theo ghi chép y học cổ truyền, loại quả này...

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Đột Quỵ Ở Người Trẻ Do Đâu? Dấu hiệu và Cách phòng ngừa

Đột quỵ ở người trẻ hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây là tình trạng nguy hiểm,...

Đối tượng có khả năng bị đột quỵ cao trong gia đình?

Cách Xử Lý Khi Người Thân Bị Đột Quỵ Nhất Định Phải Biết

Không phải ai cũng biết cách xử lý khi người thân bị đột quỵ. Vì thế nhiều trường hợp cấp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *