Thuốc Methyldopa là thuốc gì?

Thuốc Methyldopa được bào chế ở dạng viên, được sử dụng để điều trị huyết áp cao, giúp giảm các nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, thư giãn mạch máu và lưu thông máu. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về loại thuốc này.

Thuốc Methyldopa được chỉ định để điều trị tăng huyết áp
  • Tên hoạt chất: Methyldopa
  • Tên thương hiệu: Aldomet
  • Phân nhóm: Thuốc trị huyết áp cao
  • Dạng bào chế: Viên nén

I. Thông tin về thuốc Methyldopa

1. Chỉ định

Thuốc Methyldopa tác động lên hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, được sử dụng để điều trị huyết áp cao, tăng huyết áp đột ngột cho các đối tượng mắc phải. Có thể sử dụng thuốc này một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị.

Ngoài ra, thuốc còn có công dụng ngăn ngừa các cơn đau tim, đột quỵ, các vấn đề về thận, giúp thư giãn các mạch máu, việc lưu thông máu được diễn ra tốt hơn.

2. Thành phần

Thành phần có trong thuốc Methyldopa là:

  • Hoạt chất Methyldopa……….. 250 mg, 500 mg
  • Hydrochlorothiazide……………25 mg, 50 mg

3. Chống chỉ định

Thuốc Methyldopa chống chỉ định với các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc; hoặc các đối tượng đang mắc phải một số triệu chứng sau:

  • Bệnh gan hoặc có tiền sử mắc bệnh gan
  • Bệnh thận hoặc đang trong quá trình lọc máu
  • Mắc các bệnh lý về tim

4. Cách dùng

Sử dụng thuốc Methyldopa qua đường uống, vì vậy cần uống đủ hoặc nhiều nước để quá trình hấp thụ thuốc diễn ra tốt hơn.

Uống thuốc cùng với nhiều nước để quá trình hấp thụ thuốc diễn ra nhanh và tốt hơn

5. Liều lượng

Tùy vào từng đối tượng, độ tuổi, cân nặng (đối với trẻ em) sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau.

Liều dùng cho người lớn:
  • Liều ban đầu: Dùng 250 mg, sử dụng 2 – 3 lần mỗi ngày, tối đa là 3 gram/ ngày.
  • Liều duy trì: Dùng 500 mg – 2 gram, chia đều cho 2 – 4 lần uống mỗi ngày, tối đa là 3 gram/ ngày.
Liều dùng cho trẻ em (từ 0 đến 17 tuổi):
  • Liều ban đầu: Dùng 10 mg/ kg, chia đều cho 2 – 4 lần uống mỗi ngày.
  • Liều tối đa: Dùng 65 mg/ kg hoặc 3 gram mỗi ngày.

6. Bảo quản thuốc

Thuốc Methyldopa được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nên cất trữ thuốc ở vị trí cao, tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Người bệnh chỉ được sử dụng thuốc còn hạn sử dụng, không được sử dụng thuốc quá hạn hoặc sắp hết hạn. Tham khảo lời khuyên của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trong việc xử lý thuốc hết hạn. Không được tự ý vứt thuốc vào bồn cầu hay cống rãnh khi chưa có chỉ định.

II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Methyldopa

1. Thận trọng

Điều trị bệnh bằng thuốc Methyldopa, người bệnh cần lưu ý một vài điểm để tránh gặp phải các hậu quả nghiêm trọng:

  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc. Sử dụng thuốc theo tờ giấy hướng dẫn của nhà sản xuất đi kèm trong mỗi hộp thuốc hoặc chỉ định từ bác sĩ.
  • Thuốc gây ra buồn ngủ, vì vậy cần thận trọng trong việc vận hành máy móc, điều khiển các phương tiện giao thông.
  • Chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột là điều không thể tránh khỏi khi sử dụng thuốc Methyldopa, người bệnh cần thay đổi tư thế từ từ, cần thận khi lên xuống cầu thang.
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp, xét nghiệm máu để theo dõi quá trình điều trị được chặt chẽ hơn.
  • Hạn chế hoặc không được sử dụng rượu khi dùng thuốc.
  • Không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai, có thể gây quái thai. Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú cần cân nhắc giữa việc dùng thuốc và cho con bú, bởi thuốc có thẻ truyền sang con bằng con đường cho bú.
Kết hợp việc dùng thuốc Methyldopa và thường xuyên kiểm tra huyết áp, xét nghiệm máu

2. Tác dụng phụ

Việc dùng thuốc có thể gặp phải các trường hợp của tác dụng phụ gây ra, thường khiến nhiều bệnh nhân lo lắng. Nhưng các triệu ứng ấy có thể biến mất sau vài ngày, tuy nhiên, người bệnh không được chủ quan với sức khỏe của bản thân mình, cần báo cáo ngay với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ.

Các tác dụng phụ của thuốc thường hay gặp phải như:

  • Nhức đầu
  • Buồn ngủ
  • Cơ thể dễ mệt mỏi, đuối sức

Các triệu chứng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, cần phát hiện sớm để ngăn chặn sự phát tán:

  • Các vấn đề về da như: phát ban da, ngứa, sưng đỏ, bong tróc,…
  • Đau thắt vùng ngựa
  • Đau hong, khó nuốt hoặc nuốt cảm thấy đau, khó khăn trong việc giao tiếp
  • Khàn giọng bất thường
  • Sưng miệng, mắt, mũi, môi, lưỡi hoặc cổ họng
  • Nước tiểu, phân sẫm màu
  • Đau dạ dày
  • Chống mặt đột ngột, bất tỉnh
  • Xuất hiện các vết bầm tím, chảy máu không xác định
  • Tăng cân đột ngột

Và một số triệu chứng khác, không được liệt kê đầy đủ tại đây.

3. Tương tác

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Methyldopa đồng thời với các loại thuốc khác, hãy báo cáo đầy đủ cho các sĩ điều trị của bạn được biết, kể cả các loại thảo dược và vitamin. Những loại thuốc ấy không chỉ gây phản tác dụng, ức chế cơ chế hoạt động của thuốc Methyldopa mà còn làm gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ.

Thận trọng khi sử dụng kết hợp với các thuốc sau:

  • Isocarboxazid
  • Linezolid
  • Methylen blue
  • Phenelzine
  • Tranylcypromine
  • Selegiline
  • Rasagiline
  • Lithium

Và một số thuốc khác bạn đang dùng, hãy cho bác sĩ điều trị của bạn được biết.

Hãy gọi cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc

Để đạt được kết quả điều trị như mong muốn, bệnh nhân cần được sử dụng thuốc liên tục, tránh bỏ liều hoặc quá liều, sử dụng thuốc đúng lộ trình được đặt ra. Và ngừng dùng thuốc khi gặp các triệu chứng lạ ngoài các triệu chứng mà chúng tôi đã cập nhật trong bài viết.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về thuốc Methyldopa. Tuy nhiên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Vì vậy, người bệnh không được sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định.

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Nhồi Máu Cơ Tim Block Nhánh Phải và Thông Tin Cần Biết

Nhồi máu cơ tim block nhánh phải là một trong các vấn đề tim mạch có mức độ nguy hiểm...

Một số tác dụng phụ của dầu cá bạn cần lưu ý

Người cao huyết áp có nên uống dầu cá (Omega 3) không?

Người cao huyết áp có nên uống dầu cá (Omega 3) không? Các chuyên gia cho biết, dầu cá chứa...

Người huyết áp cao có uống được quả la hán không?

Huyết áp cao có uống được quả la hán không? Tốt hay hại?

Huyết áp cao có uống được quả la hán không? Theo ghi chép y học cổ truyền, loại quả này...

Nhận biết dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Nhồi Máu Cơ Tim Ở Người Trẻ: Cách điều trị và Phòng tránh

Hiện nay tỷ lệ nhồi máu cơ ở người trẻ ngày càng gia tăng. Đây là hồi chuông đáng báo...

Gợi ý một vài cách trị tim đập nhanh tại nhà

Cách Trị Tim Đập Nhanh Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Cao

Tim đập nhanh do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như thở hổn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.