Thuốc Theophylin là thuốc gì?

Nhờ khả năng làm dãn cơ trơn của phế quản mà thuốc Theophylin có khả năng cải thiện các triệu chứng co thắt gây tắc nghẽn đường thở, đồng thời kích thích hoạt động của cơ quan hô hấp. 

Theophylin
Thuốc Theophylin hay được chỉ định với bệnh nhân bị mắc bệnh hen suyễn

  • Tên biệt dươc: Theophylin, Diaphylline, Petphyllin
  • Phân nhóm: thuốc tác dụng lên đường hô hấp
  • Dạng thuốc: dung dịch tiêm, viên nén bao đường, viên nén giải phóng chậm

Một vài thông tin nên biết về thuốc Theophylin

Chúng ta vẫn hay được chỉ định dùng thuốc Theophylin, nhưng có lẽ ít ai hiểu rõ những thông tin cơ bản về nó. Bạn cần phải hiểu rõ một vài điều như sau:

Tác dụng của thuốc

Thuốc có khả năng mở rộng đường dẫn khí ở phổi nên giúp người bệnh cảm thấy dễ thở hơn. Chính vì vậy mà thường được dùng trong trường hợp các bệnh về phổi như: viêm phế quản mạn tính, hen suyễn,…

Dược lực và cơ chế hoạt động

Thuốc Theophylin là thuốc làm giãn phế quản loại xanthin. Loại thuốc này có khả năng thẩm thấu và hòa tan trong dạ dày một cách hết sức dễ dàng.

Thông thường thuốc được hấp thụ hoàn toàn sau khi uống và được bài tiết hết sức dễ dàng sau khi đã hấp thụ. Chính vì vây mà bệnh nhân không nên quá lo ngại nếu sử dụng trong thời gian dài.

Tham khảo thêm: Thuốc Kacerin có tác dụng gì? Giá bao nhiêu?

Chống chỉ định

Thuốc không được chỉ định cho bệnh nhân có dấu hiệu mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Không sử dụng cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, có dấu hiệu động kinh.

Trường hợp phụ nữ có thai và đang cho con bú thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách sử dụng và liều dùng

Tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc với liều lượng khác nhau. Thuốc có thể dùng dạng uống hoặc tiêm. Bạn có thể tham khảo liều dùng cho người lớn và trẻ em như sau:

# Người lớn 

Thường dùng khoảng 5mg/kg và dùng 10mg/kg mỗi ngày với trường hợp khỏe mạnh.

Trong trường hợp suy tim xung huyết thì nên dùng 5mg/kg nhưng chú ý không quá 400mg/ ngày

# Trẻ em 

Duy trì 4mg/kg trong 6 tuần đầu tiên và trong những tuần tiếp theo thì duy trì với liều lượng 10mg/kg mỗi ngày.

Cách bảo quản thuốc

Việc bảo quản đúng sẽ giúp đảm bảo được hiệu quả tối đa mà thuốc Theophylin có thể có được. Chính vì vậy nên hỏi kĩ bác sĩ về vấn đề này. Thông thường, thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh xa tầm tay của trẻ em. Tuyệt đối không được dùng thuốc khi đã quá hạn sử dụng và có dấu hiệu ẩm mốc.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc Zaditen là thuốc gì?

Một vài điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Theophylin

Ngoài những thông tin về tác dụng cũng như cách sử dụng thuốc, bạn cũng cần nắm thêm một vài thông tin như sau:

Thận trọng khi sử dụng

  • Báo cho bác sĩ nếu bị dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc có tiền sử dị ứng với bất cứ loại thuốc nào.
  • Trường hợp đang mang thai hoặc cho con bú cũng cần báo cho bác sĩ biết
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ dưới 3 tuổi, cần có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Thận trọng nếu đang dùng bất cứ loại thuốc nào khác vì có thể diễn ra tương tác thuốc mà bạn không biết.
  • Báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh trước đây: viêm loét dạ dày, động kinh, suy gan, suy tim…

Tác dụng phụ của thuốc có thể gặp phải

Bệnh nhân có thể gặp phải rất nhiều tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc. Tác dụng phụ có thể làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan. Chẳng hạn như:

  • Hệ tiêu hóa: gây tiêu chảy, đau thượng vị, ói mửa
  • Hệ tim mạch: người bệnh có thể cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh, huyết áp giảm, tim loạn nhịp.
  • Hệ thần kinh: bệnh nhân có thể bị mất ngủ, nhức đầu, dễ bị kích thích, run giật cơ…

Tùy theo cơ địa của từng bệnh nhân mà có thể gặp phải những tác dụng phụ khác chưa được nhắc đến. Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để có phương án ứng phó kịp thời. Bệnh có thể chuyển biến xấu, thậm chí nguy hiểm nên bạn tuyệt đối không được chủ quan.

Tương tác thuốc

Thuốc có khả năng thay đổi hoặc bị thay đổi khi dùng chung với một số hóa chất hoặc thuốc khác. Chẳng hạn như:

  • Giảm khả năng hoạt động của thuốc khi dùng chung với rifampin, sulfinpyrazone, barbiturate…
  • Tăng cường hoạt động của thuốc khi dùng chung với allopurinol, cimetidin, ephedrin, corticosteroid…

Chính vì vậy mà người dùng cần phải hết sức thận trọng và báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Bao gồm cả thuốc đông y, thảo dược, thực phẩm chức năng…

Rượu, bia thuốc lá, các chất kích thích… có thể làm giảm hoạt động của thuốc Theophylin. Chính vì vậy cần phải hết sức thận trọng và hạn chế sử dụng trong suốt quá trình sử dụng thuốc.

Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Đây là hai trường hợp mà bạn rất hay gặp phải, cần có những biện pháp ứng phó kịp thời. Cụ thể, bạn nên:

  • Khi quen một liều thì hãy dùng ngay sang liều tiếp theo, tuyệt đối không được uống gấp đôi để bù lại liều đã quên. Trong trường hợp hay quên thì nên đặt lịch hẹn giờ để uống thuốc. Thuốc chỉ có tác dụng nếu dùng đủ liều lượng.
  • Với trường hợp dùng quá liều thì nên đến bệnh viện ngay để bác sĩ có hướng điều trị thật sự phù hợp

Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Bệnh nhân nên ngưng sử dụng thuốc trong các trường hợp:

  • Được bác sĩ yêu cầu
  • Bệnh có dấu hiệu trầm trọng hơn
  • Sau một thời gian sử dụng không có chuyển biến

Hy vọng qua những gì được chia sẻ bạn đã hiểu hơn về những gì mà thuốc Theophylin có thể mang lại. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc có bất kì thắc mắc nào thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu cặn kẽ hơn. Tránh tình trạng hiểu sai lệch làm cho việc sử dụng thuốc không có hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

bệnh hen suyễn tái phát vào mùa lạnh

Vì sao hen suyễn dễ tái phát vào mùa lạnh? Nên làm gì để điều trị?

Hen suyễn là một trong những bệnh thường gặp nhất ở hệ hô hấp, bệnh có xu hướng dễ tái...

9 lý do khiến bạn không thể kiểm soát được bệnh hen suyễn

Sự thay đổi của thời tiết, lông vật nuôi, sử dụng rượu bia... có thể là nguyên nhân khiến cho...

6 cách tập thể dục an toàn cho người bệnh hen suyễn nặng

Tập thể dục đúng cách khi bị hen suyễn có thể giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, cải thiện...

Hen suyễn khi mang thai: Những điều cần biết để kiểm soát bệnh

Hen suyễn khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của cả mẹ và em...

Tìm hiểu các cách giúp kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ

8 cách giúp con bạn kiểm soát bệnh hen suyễn

Không ít các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, bất an, khi con của mình bị hen suyễn. Vì...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *