Nhồi Máu Cơ Tim Ở Người Trẻ: Cách điều trị và Phòng tránh

Hiện nay tỷ lệ nhồi máu cơ ở người trẻ ngày càng gia tăng. Đây là hồi chuông đáng báo động cho sự chủ quan của một bộ phận giới trẻ đối với các vấn đề tim mạch. Mặc dù khả năng cứu chữa nhồi máu cơ tim ở người trẻ cao hơn người cao tuổi sức khỏe kém, tuy nhiên tỷ lệ tử vong cũng khá cao, cần đặc biệt thận trọng.

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim ở người trẻ

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn làm máu không lưu thông đến tim đủ để duy trì hoạt động. Nhồi máu cơ tim xuất hiện sau khi những mảng xơ vữa, cục máu đông hình thành làm lòng động mạch thu hẹp.

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim ở người trẻ
Nhồi máu cơ tim ở người trẻ xảy ra do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố

Đối tượng bị nhồi máu cơ tim đa phần là người già, có sức khỏe kém, theo thời gian thành động mạch cũng yến đi, tích tụ nhiều vật chất khiến dòng chảy của máu bị cản trở. Tuy nhiên theo thống kê gần đây, số lượng bệnh nhân trẻ bị nhồi máu cơ tim ngày càng gia tăng.

Độ tuổi dao động từ 35 – 45 tuổi, thậm chí có một số trường hợp dưới 35 tuổi phải cấp cứu khẩn cấp vì bệnh lý này. Theo đó, tình trạng nhồi máu cơ tim ở người trẻ phần lớn xuất phát từ xơ vữa động mạch và các tổn thương tại động mạch này.

Vậy nguyên nhân do đâu gây nên tình trạng nhồi máu cơ tim ở người trẻ? Dưới đây là những yếu tố chính tăng nguy cơ tắc mạch ở người trẻ dẫn đến nhồi máu cơ tim:

  • Do thói quen ăn uống: Ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn, uống bia rượu, thức uống chứa cồn,… làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp, tăng cholesterol xấu trong máu. Đây là nguyên nhân khiến người trẻ bị xơ vữa động mạch sớm dẫn đến cơn đau tim, đột quỵ tim khi tuổi đời còn rất trẻ.
  • Do cân nặng: Người thừa cân, béo phì có khả năng bị nhồi màu cơ tim cao hơn những người có sức khỏe và cân nặng ổn định. Chỉ số đường huyết và huyết áp cơ thể tăng cao, ngoài ra lượng mỡ máu nhiều sẽ khiến tốc độ dòng chảy bị kiềm hãm. Máu lưu thông trong mạch kém, xuất hiện mảng xơ vữa khiến tim không đủ máu nuôi dưỡng và hoạt động.
  • Ảnh hưởng bởi tâm lý: Làm việc thường xuyên, căng thẳng đầu óc, lo âu, stress trong thời gian dài là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim ở người trẻ hiện nay. Những yếu tố tâm lý có tác động mạnh mẽ lên hệ thống tim mạch. Điều này khiến cơn đau tim, nhồi máu cơ tim xuất hiện nhanh chóng hơn.
  • Thói quen hút thuốc lá: Nhóm đối tượng thanh thiếu niên lạm dụng thuốc lá có khả năng bị nhồi máu cơ tim cao. Ngoài ra, thói quen này còn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý tim mạch khác. Nếu tổn thương tim kéo dài, tiếp xúc độc tố trong khói thuốc lá có khả năng phát sinh biến chứng nguy hiểm tính mạng.
  • Mắc bệnh tim bẩm sinh: Ngoài các yếu tố kể trên, tình trạng nhồi máu cơ tim ở người trẻ còn có khả năng xuất hiện do yếu tố di truyền, dị tật tim bẩm sinh. Các vấn đề thường gặp như hở van tim, bệnh động mạch vành, giãn cơ tim,…
  • Những nguyên nhân khác: Nguy cơ nhồi máu cơ tim xảy ra do ảnh hưởng từ các bệnh lý liên quan khác. Trong đó có thể kể đến các bệnh như huyết áp cao, hiện tượng rối loạn lipid máu, rối loạn nhịp tim,… Đồng thời, cơn đau tim đột ngột cũng có thể xảy ra do vận động mạnh, nghỉ ngơi không hợp lý, tư thế ngủ nằm chèn ép một bên cơ thể gây tắc mạch,…

Trường hợp nhồi máu cơ tim nặng không thể phục hồi, người bệnh đối mặt với khả năng tử vong cao. Do đó, ngay khi nhận thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất ổn, bạn nên nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ, khám chữa sớm phòng ngừa biến chứng.

Nhận biết dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim ở người trẻ cũng xuất hiện các triệu chứng như tình trạng nhồi máu cơ tim người người cao tuổi. Chúng có thể xuất hiện đột ngột, kéo dài hoặc diễn ra trong tích tắc làm ảnh hưởng đời sống, đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Nhận biết dấu hiệu nhồi máu cơ tim
Cơn đau tim đột ngột xuất hiện, kèm theo các triệu chứng thở khó, choáng váng, mệt lã, đổ nhiều mồ hôi

Sớm phát hiện nguy cơ và điều trị kịp thời giúp người trẻ tránh được rủi ro nguy hại sức khỏe. Dưới đây là những triệu chứng nhồi máu cơ tim điển hình, người trẻ cần thận trọng và chủ động thăm khám sớm nếu cơ thể xuất hiện các biểu hiện này:

  • Đau ngực: Cơn đau tim xuất hiện cảnh báo các vấn đề tim mạch cần được khắc phục càng nhanh càng tốt. Đây là một trong các triệu chứng điển hình mà bệnh tim mạch nào cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên đối với trường hợp nhồi máu cơ tim, cơn đau có mức độ nặng hơn, đau lan rộng từ ngực trái xuống tay, lưng, cổ, bụng,…
  • Thở khó: Người bị đột quỵ tim không chỉ cảm nhận các cơn đau quặn thắt ở tim mà còn rất khó thở. Hơi thở vào ra trong cơ thể trở nên khó khăn, nặng nhọc.
  • Đánh trống ngực: Đây là một trong những triệu chứng mà bệnh nhân tim mạch thường trải qua. Tim đập nhanh chậm bất thường, trong trường hợp nhồi máu cơ tim nặng, nhịp tim tăng cao có thể gây tử vong trong thời gian ngắn.
  • Các triệu chứng khác: Nhồi máu cơ tim ở người trẻ gây đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, vã mồ hôi, đầu óc không còn minh mẫn, thậm chí một số trường hợp bị ngất xỉu đột ngột.

Nhồi máu cơ tim khi bùng phát triệu chứng có khả năng tiến triển nhanh. Trường hợp xấu nhất, tim ngừng đập có thể khiến bệnh nhân tử vong sau đó vài phút. Do đó, bạn đọc cần thận trọng, nên chủ động kiểm tra, nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Người trẻ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm như thế nào?

Không nên chủ quan trước các dấu hiệu cảnh báo, đặc biệt là người trẻ tuổi. Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, bởi nhiều khả năng tổn thương có liên quan đến yếu tố bẩm sinh, dị tật tim từ nhỏ. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, các triệu chứng sẽ bùng phát làm ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh.

Trường hợp bệnh nặng, các vấn đề ở tim không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có khả năng gây tử vong. Các vấn đề mà người trẻ bị bệnh tim mạch có thể gặp phải như rối loạn nhịp tim, tình trạng suy tim, vỡ tim, đột tử,…

Biến chứng nhồi máu cơ tim ở người trẻ
Người bệnh có thể tử vong ngay khi các triệu chứng nhồi máu cơ tim bùng phát

Đây cũng chính là những biến chứng hoàn toàn có thể xảy ra khi nhồi máu cơ tim không được kiểm soát. Nhiều bạn trẻ chủ quan trước các dấu hiệu bất thường đến khi bệnh tim trở nên nghiêm trọng, khả năng điều trị sẽ thấp, đồng thời tiên lượng sống nghèo nàn hơn.

Do đó, chuyên gia luôn đưa ra những khuyến cáo về việc chủ động phòng bệnh tim nói riêng và các vấn đề sức khỏe nói chung khác. Phát hiện bệnh, phát hiện nguy cơ biến chứng càng sớm càng giúp bạn có nhiều cơ hội chữa trị, bảo vệ an toàn tính mạng.

Phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim ở người trẻ

Nhồi máu cơ tim ở người trẻ như đã đề cập có mức độ nguy hiểm cao, nhiều rủi ro. Trường hợp cấp cứu kịp thời, kéo dài tiên lượng sống cho bệnh nhân tuy nhiên các tổn thương vẫn không thể hoàn toàn loại bỏ. Do đó, chức năng của tim suy giảm hơn, kéo theo sức khỏe của người bệnh cũng “xuống cấp”.

Vì thế, ngay khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, nghi ngờ bệnh lý, bạn đọc cần chủ động đến bệnh viện kiểm tra. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ khám và đưa ra phác đồ điều trị tương ứng. Những biện pháp chẩn đoán được áp dụng như xét nghiệm máu, thu thập hình ảnh tim thông qua siêu âm, chụp CT, đo điện tâm đồ,…

Hiện nay với sự tiến bộ của y học hiện đại, việc chữa trị nhồi máu cơ tim ở người trẻ có nhiều bước tiến quan trọng. Tuy nhiên đối với trường hợp cơn nhồi máu cơ tim đột ngột không được sơ cứu, khả năng cao vẫn có thể khiến bệnh nhân tử vong tại chỗ.

Các phương pháp được áp dụng nhằm cấp máu nuôi tim bao gồm đặt stent nong mạch, phẫu thuật bắc cầu. Can thiệp mạch càng sớm giúp đưa máu đến tim ngăn những tổn thương tiếp tục kéo dài, trở nên nặng nề hơn.

Nếu kịp thời điều trị trong 48 giờ đầu tiên khả năng cứu chữa cao. Do đó, việc sơ cứu và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất là vô cùng cần thiết. Thời gian càng nhanh càng giúp bệnh nhân có nhiều cơ hội được cứu sống.

Chủ động phòng ngừa nhồi máu cơ tim ở người trẻ

Nhồi máu cơ tim ở người trẻ là một trong những vấn đề ngày càng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên vì sự chủ quan của một bộ phận giới trẻ nên khi bệnh xuất hiện và bùng phát triển chứng không kiểm soát, dẫn đến nhiều rủi ro.

Chủ động phòng ngừa nhồi máu cơ tim ở người trẻ
Xây dựng lối sống khoa học, chủ động phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Không chỉ ảnh hưởng đời sống, tình trạng tim mạch, động mạch tổn thương kéo dài có khả năng phát sinh biến chứng đe dọa tính mạng. Chính vì thế, tốt hơn hết bạn nên chủ động trong vấn đề phòng tránh. Dưới đây là một số lưu ý:

  • Chủ động đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ. Kiểm tra tình trạng tim mạch, chức năng tim, theo dõi chỉ số huyết áp, nhịp tim, đường huyết,… và các vấn đề khác để phát hiện sớm nguy cơ.
  • Trường hợp chẩn đoán bệnh tim hoặc bệnh động mạch, mỗi tình trạng sẽ được chỉ định phác đồ điều trị riêng. Bệnh nhân tuân thủ theo phác đồ, điều trị đúng cách giúp bệnh được kiểm soát tốt, ngăn nguy cơ nhồi máu cơ tim.
  • Người trẻ tuổi nên chủ động trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống. Để phòng bệnh tim mạch nên ăn nhạt, không nên ăn quá mặn, quá ngọt, không ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn béo, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy ưu tiên những nhóm thực phẩm có lợi như rau củ quả, trái cây tươi,…
  • Không lạm dụng bia rượu, không sử dụng đồ uống chứa chất kích thích, không nên hút thuốc lá.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, chủ động kiểm soát cân nặng, tập luyện thể dục, vận động vừa sức giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường tuần hoàn máu.
  • Không nên để tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài có thể khiến cơ thể bị suy nhược, dẫn đến các hệ lụy khác trong đó có vấn đề tim mạch.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, làm việc sao cho cân đối, không nên thức quá khuya, tập trung cải thiện giấc ngủ để bảo vệ sức khỏe.

Nhồi máu cơ tim ở người trẻ nếu không được kiểm soát có khả năng gây ra nhiều hệ lụy. Đặc biệt, trường hợp bệnh nhân chủ quan, chậm trễ trong việc điều trị hoặc điều trị sai cách có thể khiến cơn đột quỵ tái diễn, biến chứng đe dọa tính mạng. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi bất thường và nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cứu chữa càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm:

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu?

Nhồi Máu Cơ Tim Sống Được Bao Lâu? Chia Sẻ Từ Bác Sĩ

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia...

Một số lời khuyên từ chuyên gia

Nhồi máu cơ tim nên ăn gì? Các món ăn tốt cho người bệnh

Nhồi máu cơ tim nên ăn gì? Người sau khi trải qua cơn nhồi máu cơ tim cần bổ sung...

Nhồi máu cơ tim cấp là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Nhồi Máu Cơ Tim Cấp: Triệu chứng và Hướng điều trị

Nhồi máu cơ tim cấp là hiện tượng tắc nghẽn động mạch khiến tim bị thiếu máu và oxy dẫn...

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở phụ nữ

7 Dấu Hiệu Nhồi Máu Cơ Tim Ở Phụ Nữ Dễ Nhận Biết Nhất

Nhận biết sớm các dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở phụ nữ, điều trị phòng tránh biến chứng. Dựa...

Cách sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim chuẩn xác 

Cách Sơ Cứu Người Bị Nhồi Máu Cơ Tim Chuẩn Xác Nhất

Nắm được cách sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim giúp bạn kịp thời hỗ trợ người bệnh hoặc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.