Thuốc Antidol là thuốc gì? Công dụng chữa bệnh như thế nào?
Thuốc Antidol được chỉ định các triệu chứng sốt hoặc chứng đau ở mức độ nhẹ và trung bình như đau đầu, đau lưng, đau răng, đau khớp. Ngoài việc sử dụng thuốc đúng liều lượng người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề trong việc sử dụng thuốc Antidol. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
- Tên biệt dược: Antidol
- Phân nhóm: Thuốc giảm đau, hạ sốt; Thuốc chống viêm không Steroid
- Dạng bào chế: Viên nén
I. Những thông tin về thuốc Antidol
1. Thành phần thuốc
Trong mỗi viên thuốc Antidol có chứa các thành phần sau:
- Paracetamol (500 mg)
- Codein phosphate (15 mg)
- Tá dược (vừa đủ một viên): Tinh bột ngô, tinh bột khoai tây, magiê stearate, povidone, dầu thầu dầu hydro hóa, hypromelloza, silica keo khan,…
2. Chỉ định
Thuốc Antidol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, có những công dụng điều trị một số bệnh lý như:
- Hạ nhanh các cơn sốt, cảm cúm ở mức nhẹ và vừa
- Điều trị các cơn đau nhức về răng
- Điều trị đau đầu, đau nửa đầu
- Đau bụng kinh ở phụ nữ
- Giảm đau các bệnh lý về xương khớp như: đau lưng, đau vai gáy, viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp mãn tính
3. Chống chỉ định
Những đối tượng thuộc một trong các trường hợp dưới đây không được sử dụng thuốc Antidol để giảm đau, hạ sốt:
- Dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc Antidol
- Tiền sử nghiện rượu, bia hoặc ma túy
- Tiền sử chấn thương vùng đầu, khối u não hoặc có tiền sử đột quỵ
- Mắc bệnh lý về gan như: suy gan, rối loạn chức năng gan, xơ gan
- Bệnh thận nặng
- Bệnh viêm ruột
- Huyết áp thấp
- Tiêu chảy, táo bón nặng
- Mắc một số bệnh lý về đường hô hấp như: rối loạn hô hấp, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Thiếu hụt glucose – 6 – phosphate dehydroganese hoặc mathaemoglobin reductase
Bên cạnh đó còn một số đối tượng khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Bạn đọc không được tự tiện sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ để tránh một số biến chứng không mong muốn.
4. Cách dùng
Người bệnh được khuyên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng liều hoặc lạm dụng thuốc quá nhiều, thuốc có thể làm hỏng gan của bạn, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.
Thuốc Antidol được sử dụng bằng đường uống. Thuốc được khuyên sử dụng uống cùng với nhiều nước để thúc đẩy quá trình hấp thụ thuốc được tốt hơn. Không sử dụng thuốc để ngậm hoặc nhai.
5. Liều lượng
Thuốc Antidol được đề nghị sử dụng với liều dùng sau:
Liều dùng thông thường cho người lớn
- Dùng 1 – 2 viên/ lần, mỗi ngày sử dụng tối đa 4 liều
- Liều tối đa: Không sử dụng tối đa 6 viên/ ngày
Liều dùng thông thường cho trẻ em
+ Liều dùng cho trẻ em trên 12 tuổi:
- Dùng 1 – 2 viên/ lần, mỗi ngày sử dụng tối đa 4 liều
- Liều tối đa: Không sử dụng tối đa 6 viên/ ngày
+ Liều dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi: Hiện chưa có kết luận chính xác về mức độ an toàn cũng như hiệu quả điều trị khi sử dụng cho đối tượng này. Khi có nhu cầu sử dụng thuốc, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định sử dụng.
6. Bảo quản thuốc
Thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay nơi ẩm ướt. Không được bảo quản thuốc trong phòng tắm. Thuốc cần được cất trữ ở vị trí cách xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.
Đối với những loại thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc thuốc có dấu hiệu hư hỏng, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng những loại thuốc này và cần có cách xử lý đúng cách. Bạn có thể tham khảo cách xử lý những loại thuốc không sử dụng từ nhân viên y tế.
II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Antidol
1. Thận trọng khi sử dụng
Ngoài việc sử dụng thuốc Antidol đúng cách, đúng liều lượng, bạn đọc cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Trong quá trình điều trị bằng thuốc Antidol, người bệnh tuyệt đối không sử dụng các đồ uống có cồn như rượu, bia,… Những chất kích thích có thể gây tổn thương gan.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc Antidol cho người cao tuổi hoặc những người bị suy dinh dưỡng. Thuốc Antidol có thể gây ra một số biến chứng xấu về đường hô hấp ở những đối tượng này.
- Bạn cần phải tạm ngưng sử dụng thuốc một thời gian trước cuộc phẫu thuật hoặc thủ thuật và quay trở lại việc sử dụng thuốc nếu có nhu cầu.
- Thuốc Antidol có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu. Do đó, bạn nên cho bác sĩ được biết bạn đang sử dụng loại thuốc này.
- Thuốc Antidol chưa được nghiên cứu và chứng minh về mức độ an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ có dấu hiệu mang thai. Thuốc có thể làm hại đến đường hô hấp cho thai nhi.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú cần cân nhắc giữa việc sử dụng thuốc và cho con bú. Nếu quyết định sử dụng thuốc Antidol đồng nghĩa với việc không cho con trẻ bú mẹ.
2. Tác dụng phụ của thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc Antidol, người sử dụng có thể gặp phải các triệu chứng của tác dụng phụ gây ra như:
- Nôn, buồn nôn
- Đổ mồ hôi
- Chóng mặt
- Khó tiêu
- Khô miệng
- Hạ huyết áp
- Nồng độ transaminase trong máu tăng
- Nước tiểu đục
- Kích ứng da: phát ban da, viêm da dị ứng, ngứa, nổi mề đay
- Rối loạn thị giác
- Ù tai
- Ảnh hưởng đến đường hô hấp: khó thở, co thắt phế quản
- Vàng da
- Rối loạn máu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tán huyết
- Hội chứng Stevens và Johnson
Khi gặp phải một trong các triệu chứng trên, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được trợ giúp. Tuy nhiên, không hẳn đa số người sử dụng thuốc Antidol đều xuất hiện các triệu chứng trên. Do đó, người bệnh cũng không nên quá lo lắng trong việc điều trị bệnh bằng thuốc, nhưng cũng không được quá chủ quan với sức khỏe của mình.
3. Tương tác thuốc
Sử dụng thuốc Antidol đồng thời với các loại thuốc khác có thể gây ra một số triệu chứng không mong muốn hoặc gây ức chế đến cơ chế hoạt động của thuốc Antidol. Do đó, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ được biết tất cả các sản phẩm hoặc các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược hoặc các loại vitamin.
Dưới đây là danh sách các loại thuốc được khuyến cáo không được sử dụng đồng thời với thuốc Antidol:
- Barbiturates
- Cholestyramine
- Metoclopramide
- Domperidone
- Thuốc giảm đau: Alfentanil, Dextromoramide, Dextropropoxyphene, Dihydrocodeine, Fentanyl, Hydromorphone, Morphin, Oxycodone, Pethidine,…
- Thuốc lợi tiểu: Nhóm thuốc Furosemide
- Thuốc điều trị bệnh gút: Sulfinpyrazone, Probenecid,…
- Thuốc chống đông máu: Acenvitymarol, Warfarin,…
- Thuốc chống động kinh hoặc thuốc chống co giật: Lamotrigine, Phenobarbital, Phenytoin,…
- Thuốc điều trị huyết áp, rối loạn nhịp tim: Propranolol
- Thuốc chống tăng huyết áp trung ương: Baclofen, Thalidomide,…
- Thuốc chống ung thư: Isoniazid, Rifampicin,…
- Thuốc tránh thai hoặc phương pháp điều trị estrogen
- Thuốc an thần hoặc thuốc ngủ: Benzodiazepin, Barbiturat, Meprobamate, Chlorpromazine, Thioridazine, Perphenazine,…
- Thuốc điều trị nhiễm HIV: Ziovudine
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về thuốc Antidol cũng như một số điều cần lưu ý khi sử dụng loại thuốc này. Trong quá trình sử dụng thuốc Antidol, người bệnh có thể mắc phải một số triệu chứng bất thường không rõ nguyên do, nên ngưng sử dụng thuốc và tìm gặp bác sĩ để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo.
Có thể bạn quan tâm
- Đau vai gáy uống thuốc gì?
- Triamcinolone Acetonide là thuốc gì? Cách dùng và thận trọng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!