Thuốc Baclofen có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Baclofen thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ. Thuốc có tác dụng phong bế các dây thần kinh trong việc hình thành những dây thần kinh kiểm soát các cơ và hình thành tổ chức lưới của não. Vì thế thuốc thường được dùng trong điều trị xơ cứng rải rác, liệt do não, tổn thương tủy sống, đột quỵ mạch máu não…

Thuốc Baclofen
Thông tin cơ bản về công dụng, chỉ định, liều dùng và những điều cần thận trọng khi chữa bệnh với thuốc Baclofen

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.
  • Nhóm thuốc: Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
  • Tên biệt dược: Baclosal, Prindax
  • Dạng bào chế: Viên nén

Thông tin về thuốc Baclofen

Thành phần

Thuốc Baclofen được bào chế từ hoạt chất Baclofen và lượng tá dược vừa đủ trong một viên nén.

Công dụng

Công dụng của thuốc Baclofen gồm:

  • Tương tự như GABA, thuốc có tác dụng phong bế các dây thần kinh trong việc hình thành những dây thần kinh kiểm soát các cơ và hình thành tổ chức lưới của não
  • Hoạt hóa một chất dẫn truyền thần kinh ức chế. Nhờ đó thuốc có khả năng ngăn ngừa các kích thích nấc xuất hiện bên trong cơ thể. Đồng thời điều trị hiệu quả những tường hợp nấc mạn tính xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Nấc vô căn, tổn thương thân não, các bệnh lý ở dạ dày – thực quản và những trường hợp không đáp ức với nhiều loại thuốc khác
  • Ngăn chặn các hoạt động thần kinh diễn ra trong tủy sống
  • Tác động, làm giảm chứng cứng khớp và co thắt cơ do chấn thương tủy sống, chấn thương sọ não, đột quỵ, xơ cứng rải rác hoặc do một số chấn động thần kinh khác.

Chỉ định

Thuốc Baclofen được chỉ định dùng trong ngăn ngừa và điều trị những bệnh lý sau:

  • Co thất trong: Xơ cứng rải rác
  • Tổn thương tủy sống: Viêm tủy ngang, rỗng tủy sống, u tủy sống, bệnh thần kinh vận động, chấn thương tủy sống
  • Đột ngụy mạch máu não
  • Chấn thương đầu
  • Viêm màng não
  • Liệt do não.

Chống chỉ định

Thuốc Baclofen chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Baclofen hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Bệnh nhân bị loét dạ dày.

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Thuốc Baclofen được sử dụng thông qua đường uống.

Liều lượng

Liều dùng thuốc Baclofen ở người lớn và trẻ em không giống nhau.

Liều dùng thuốc Baclofen
Liều dùng thuốc Baclofen

Đối với người lớn

Liều dùng thuốc 3 ngày đầu

  • Liều khuyến cáo: Dùng 5mg/lần x 3 lần/ngày.

Liều dùng thuốc 3 ngày kế

  • Liều khuyến cáo: Dùng 10mg/lần x 3 lần/ngày.

Liều dùng thuốc 3 ngày tiếp

  • Liều khuyến cáo: Dùng 15mg/lần x 3 lần/ngày.

Liều dùng thuốc 3 ngày sau

  • Liều khuyến cáo: Dùng 20mg/lần x 3 lần/ngày.
  • Liều tối đa: Dùng 100mg/ngày.

Đối với trẻ em

Liều dùng thuốc thông thường

  • Liều khuyến cáo: Dùng 0,75 – 2mg/kg/ngày.

Liều dùng thuốc đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 2 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 10 – 20mg/ngày.

Liều dùng thuốc cho trẻ em từ 2 – 6 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 20 – 30mg/ngày.

Liều dùng thuốc cho trẻ em từ 6 – 10 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 30 – 60mg/ngày.

Liều dùng thuốc cho trẻ em trên 10 tuổi

  • Liều tối đa: Dùng 2,5mg/kg/ngày.

Lưu ý: Liều dùng thuốc Baclofen có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ phát triển bệnh lý, khả năng đáp ứng thuốc và phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Bảo quản

Viên nén Baclofen nên được bảo quản trong lọ kín ở nhiệt độ từ 15 – 30 độ C. Người bệnh cần tránh để thuốc tại những nơi có độ ẩm cao. Đồng thời tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Giá thuốc

Thuốc Baclofen đang được bán với giá 172.000 VNĐ/hộp 6 vỉ x 10 viên 10mg.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Baclofen

Khuyến cáo khi dùng

Thuốc Baclofen cần được sử dụng thận trọng với những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị suy gan, suy thận, suy hô hấp, đột quỵ, lú lẫn, co giật, tâm thần, tăng co thắt bàng quang
  • Những người đang sử dụng thuốc hạ áp và những loại thuốc có tác dụng chống co giật
  • Những bệnh nhân duy trì cân bằng và duy trì thế đứng khó khăn
  • Bệnh nhân cao tuổi. Bởi đối tượng này nhạy cảm và có khả năng gặp phải nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng hơn so với những người bình thường
  • Phụ nữ đang cho con bú. Bởi thành phần Baclofen của thuốc có khả năng tác động đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và có yêu cầu sử dụng từ bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra bác sĩ cũng cần cân nhắc những lợi ích và các nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai
  • Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc Baclofen. Bởi thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ làm ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.

Ngoài ra trong thời gian sử dụng thuốc Baclofen, bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Người bệnh cần tránh vận hành máy móc và lái xe bởi thuốc có khả năng tác động khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt và buồn ngủ nghiêm trọng
  • Người bệnh tuyệt đối không được đột ngột ngưng sử dụng thuốc Baclofen. Bạn cần thông qua ý kiến bác sĩ để được giảm liều dần dần trước quyết định ngưng chữa bệnh với thuốc.
Khuyến cáo khi dùng thuốc Baclofen
Người bệnh tuyệt đối không được đột ngột ngưng sử dụng thuốc Baclofen

Tác dụng phụ

Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau trong thời gian chữa bệnh với thuốc Baclofen:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Buồn nôn
  • Lẫn lộn
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Mất ngủ
  • Ngủ ngáy
  • Cơ thể mệt mỏi.

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Trầm cảm
  • Kích động
  • Tê nửa thân dưới
  • Xuất hiện ảo giác
  • Mất điều hòa
  • Đau cơ
  • Run
  • Nôn ói
  • Khô miệng
  • Loạn điều tiết và ác mộng
  • Bí tiểu
  • Hạ huyết áp
  • Khó thở.

Người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để có những biện pháp khắc phục kịp thời khi bạn mắc phải một trong những tác dụng phụ nêu trên.

Tương tác thuốc

Thuốc Baclofen có khả năng tương tác với một số chất và một số loại thuốc điều trị sau:

  • Rượu
  • Thuốc ức chế thần kinh trung ương
  • Thuốc hạ áp
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc độc thận
  • Thuốc Carbidopa
  • Thuốc Lithium
  • Thuốc Fentanyl
  • Thuốc Levodopa.

Việc sử dụng đồng thời thuốc Baclofen cùng với những loại chất và thuốc làm suy giảm thần kinh trung ương như rượu; các thuốc chống tâm thần như Thorazine, Haldol, Stelazine; các chất chủ vận opiat như Percocet, Dilaudid; các thuốc an thần như Ativan, Valium, Ambien; những loại thuốc kháng histamine như Tavist, Benadryl, Vistaryl có khả năng tác động và làm suy giảm thần kinh.

Ngoài những rủi ro và nguy cơ ức chế thần kinh trung ương, việc sử dụng đồng thời thuốc Baclofen cùng với những loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng như: Sinequant, Elavil… có thể gây nên tình trạng yếu cơ.

Tình trạng hạ huyết áp và tăng suy giảm thần kinh trung ương sẽ xảy ra khi sử dụng đồng thời thuốc Baclofen cùng với những chất có khả năng ức chế nono-amino oxidase như: Pamate, Nadril.

Thuốc Baclofen có khả năng làm tăng đường huyết. Vì thế bệnh nhân cần phải điều chỉnh liều dùng các loại thuốc đái tháo đường theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa ngay khi bắt đầu điều trị với thuốc Baclofen.

Tương tác thuốc Baclofen
Thuốc Baclofen tương tác với những loại thuốc điều trị khác dẫn đến yếu cơ, làm suy giảm thần kinh trung ương, hạ huyết áp…

Bài viết là những thông tin cơ bản về công dụng, chỉ định, liều dùng, cách sử dụng và những điều cần thận trọng khi chữa bệnh với thuốc Baclofen. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên chuyên. Bên cạnh đó, nếu không sử dụng cẩn thận, thuốc có khả năng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy hiểm và những rủi ro không mong muốn.

Tin bài nên đọc

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn Công TrứNguyễn Công Trứ says: Trả lời

    Em bị phồng đốt l4, 5 . Trong khi đang mắc bệnh viêm cột sống dính khớp. Hiện tại 2 đốt bị phồng đã dính. Trong trường hợp muốn tự điều trị tại nhà. để nắn hai đốt đó về vị trí thì phải dùng loại thuốc gì ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.