Bệnh nhân bị gout cấp và mãn tính lâu năm phải đối mặt với tình trạng đau nhức, sưng tấy các khớp chữa nhiều cách không khỏi nên xem ngay phác đồ hoàn chỉnh từ Y học cổ truyền này.

Thuốc Probenecid là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Probenecid thuộc nhóm thuốc chống viêm không Steroid, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc điều trị bệnh gout và các bệnh xương khớp. Thuốc thường được dùng trong điều trị chứng tăng acid uric huyết trong bệnh gout mãn tính. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng làm tăng hiệu quả của những loại thuốc kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng.

Thuốc Probenecid
Thông tin cơ bản về công dụng, liều dùng, cách sử dụng, thành phần và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Probenecid

  • Nhóm thuốc: Thuốc chống viêm không Steroid, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc điều trị bệnh gout và các bệnh xương khớp
  • Tên biệt dược: Auzitane
  • Dạng bào chế: Viên nén

Thông tin về thuốc Probenecid

Thành phần

Thuốc Probenecid là sự kết hợp của hoạt chất Probenecid và lượng tá dược vừa đủ trong một viên nén.

Công dụng

Công dụng của thuốc Probenecid:

  • Thành phần trong thuốc có tác dụng ức chế sự hấp thụ acid uri đang tồn tại bên trong ống thận. Nhờ đó thuốc có khả năng tác động và làm tăng sự thải trừ acid uric qua nước tiểu. Đồng thời làm giảm nhanh nồng độ acid uric huyết.
  • Viên nén Probenecid ức chế sự thải trừ các loại thuốc kháng sinh cùng họ và Penicillin qua đường nước tiểu. Nhờ đó thuốc có công dụng duy trì nồng độ kháng sinh cao trong máu. Đồng thời làm tăng hiệu quả chữa bệnh của những loại kháng sinh thuộc nhóm Penicillin trong điều trị các bệnh nhiễm trùng.

Chỉ định

Thuốc Probenecid được chỉ định dùng trong những trường hợp sau:

  • Khắc phục tình trạng tăng acid uric huyết trong bệnh gout mãn tính
  • Sử dụng phối hợp với những thuốc kháng sinh cùng họ và Penicillin làm tăng tác dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng.

Chống chỉ định

Thuốc Probenecid chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Probenecid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Những người bị sỏi thận do tăng acid uric
  • Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú
  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Không sử dụng thuốc Probenecid trong điều trị những cơn viêm khớp gout cấp tính. Bởi thuốc sẽ làm cho tình trạng viêm khớp trở nên nặng hơn.

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Thuốc Probenecid nên được sử dụng cùng với thức ăn và cần uống với thật nhiều nước. Bên cạnh đó thuốc phải được nuốt trọn một viên. Người bệnh không nên bẻ đôi thuốc hoặc tán nhuyễn thuốc trước khi sử dụng và không nhai thuốc trước khi nuốt.

Liều lượng

Liều dùng thuốc Probenecid phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi mắc bệnh và mức độ phát triển bệnh lý của mỗi người.

Liều dùng thuốc cho điều trị bệnh gout

  • Liều ban đầu: Dùng 250mg/lần x 2 lần/ngày. Sử dụng trong 7 ngày
  • Liều duy trì: Dùng 500mg/lần x 2 lần/ngày. Cần điều chỉnh liều dùng thuốc sau vài tuần nếu cần thiết.

Liều dùng trong phối hợp với những thuốc kháng sinh cùng họ và Penicillin

Đối với người lớn

  • Liều khuyến cáo: Dùng 500mg/lần x 4 lần/ngày.

Lưu ý: Đối với những bệnh nhân lớn tuổi bị suy thận cần phải giảm liều.

Đối với trẻ em trên 2 tuổi có cân nặng dưới 50kg

  • Liều khởi đầu: Dùng 25mg/kg.
  • Liều duy trì: Dùng 10mg/kg cứ mỗi 6 giờ. Sử dụng liên tục trong thời gian điều trị chống nhiễm khuẩn.
Liều lượng và cách dùng thuốc Probenecid
Liều lượng và cách dùng thuốc Probenecid

Bảo quản

Thuốc Probenecid nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 20 – 30 độ C. Bên cạnh đó thuốc cần được bảo quản trong vỉ hoặc trong lọ thuốc, bảo quản tại những nơi khô ráo và không ẩm móc. Người bệnh không nên tách thuốc ra khỏi vỉ hoặc lấy thuốc ra khỏi lọ khi chưa sử dụng. Ngoài ra người dùng cần tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và tầm tay trẻ em.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Probenecid

Khuyến cáo khi dùng

Trước khi sử dụng thuốc Probenecid, người bệnh cần thận trọng với những điều sau đây:

  • Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa
  • Bạn cần sớm thông báo với bác sĩ về những tác dụng không mong muốn trong quá trình chữa bệnh với thuốc Probenecid
  • Người bệnh không dùng thuốc Probenecid đã hết hạn sử dụng hoặc khi có nghi ngờ về chất lượng của thuốc
  • Thuốc Probenecid có thể tác động và làm tăng nồng độ acid uric huyết trong những ngày đầu sử dụng. Điều này có thể làm trầm trọng hơn hoặc gây ra những cơn gout cấp tính. Chính vì thế người bệnh chỉ nên dùng thuốc sau khi bệnh gout cấp tính đã được chữa khỏi hoàn toàn. Ngoài ra người bệnh cần sử dụng đồng thời thuốc Probenecid cùng với Colchicin hoặc những loại thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) trong vài tháng đầu. Sự kết hợp này sẽ giúp người bệnh phòng ngừa các cơn gout cấp tính xuất hiện
  • Người bệnh không được sử dụng thuốc Probenecid trong điều trị bệnh gout cấp tính. Tuy nhiên trong thời gian chữa bệnh với thuốc mà các cơn cấp tính xuất hiện thì vẫn được tiếp tục duy trì. Đồng thời người bệnh phải điều trị gout cấp tính theo một liệu trình khác dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
  • Thuốc Probenecid không nên sử dụng ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị sỏi thận do rối loạn máu hoặc acid uric
  • Không nên sử dụng đồng thời thuốc Probenecid cùng với những loại thuốc kháng sinh khác trong trường hợp bạn bị suy thận
  • Trong thời gian sử dụng thuốc Probenecid, người bệnh cần uống nhiều nước lọc mỗi ngày. Tốt nhất bạn nên uống đủ 2 – 3 lít/ngày.
  • Những người có tiền sử hoặc đang bị loét dạ dày, loét tá tràng cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc Probenecid
  • Thành phần Probenecid trong thuốc có thể khiến người dùng bị đau đầu và chóng mặt nghiêm trọng. Chính vì thế thuốc phải được sử dụng thật thận trọng với những bệnh nhân thường xuyên lái xe hoặc vận hành máy móc
  • Thuốc có khả năng điều tiết qua sữa mẹ đến trẻ nhỏ khiến trẻ bị ngộ độc. Do đó phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc
  • Phụ nữ đang mang thai không được khuyến cáo sử dụng thuốc Probenecid. Bởi thành phần trong thuốc có thể làm gia tăng tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Probenecid, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng ngoại ý hiếm gặp và thường không gây nguy hiểm như:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Chứng đỏ bừng
  • Viêm nướu
  • Sốt
  • Phản ứng quá mẫn
  • Nổi mề đay
  • Ngứa da
  • Thiếu máu nặng (xuất hiện trong một số rất ít trường hợp).
Tác dụng phụ của thuốc Probenecid
Thiếu máu nặng là tác dụng phụ ngoại ý hiếm gặp trong thời gian sử dụng thuốc Probenecid

Ở vài tháng đầu, việc sử dụng thuốc Probenecid trong điều trị bệnh gout mãn tính có thể làm lắng động acid uric dẫn đến bệnh sỏi thận hoặc gây ra những cơn gout cấp tính.

Để tránh gây nguy hiểm và gặp phải những rủi ro không mong muốn, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ chuyên khoa nếu gặp bất cứ tác dụng phụ nào. Ngoài ra bạn cũng cần đến bệnh viện để được kiểm tra khi nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường khác trong thời gian chữa bệnh với thuốc Probenecid.

Tương tác thuốc

Người bệnh không được sử dụng đồng thời thuốc Probenecid cùng với các dẫn chất salicylate và aspirin. Bởi những loại thuốc này tác động đối kháng với nhau.

Bên cạnh đó thuốc Probenecid có khả năng ức chế sự đào thải của một số loại thuốc điều trị khác qua thận làm tăng nồng độ của những loại thuốc bên trong huyết tương. Sự tương tác này nếu xảy ra lâu ngày sẽ gây độc tính cho cơ thể. Probenecid cũng tác động và làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương khi sử dụng đồng thời với những loại thuốc điều trị sau:

  • Những loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm rifampicin
  • Nhóm thuốc quinolone và một số loại thuốc kháng sinh khác. Đó là: Sulfonamid, Acid aminosalicylic, meropenem, dapsone
  • Thuốc kháng virus: Famciclovir, zalcitabine, zidovudine, aciclovir, ganciclovir
  • Những loại thuốc thuộc nhóm benzodiazeoin: Nitrazepam, Adinazolam, Lorazepam
  • Các loại thuốc kháng viêm không steroid: Naproxen, Ketoprofen, Meclofenammate, Indometacin
  • Captopril
  • Paracetamol
  • Các thuốc đường huyết thuộc nhóm sulfonylurea.

Những loại thuốc nêu trên cần được giảm liều khi sử dụng chung với thuốc Probenecid. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng ngộ độc thuốc và không mắc phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng.

Ở những bệnh nhân đang mắc bệnh thận, việc sử dụng đồng thời thuốc Penicillin cùng với thuốc Probenecid sẽ làm tăng nồng độ penicillin trong máu dẫn đến ngộ độc.

Tương tác thuốc Probenecid
Ở những người bị bệnh thận, việc sử dụng đồng thời thuốc Penicillin cùng với thuốc Probenecid sẽ làm tăng nồng độ penicillin trong máu dẫn đến ngộ độc

Ngoài ra, người bệnh cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc Probenecid cùng với một số loại chất/thuốc điều trị sau:

  • Ketorolac
  • Methotrexate
  • Pegloticase
  • Citalopram
  • Deferiprone
  • Doripenem
  • Pralatrexate
  • Sodium salicylate
  • Sodium thiosalicylate
  • Zomepirac
  • Ciprofloxacin
  • Enprofylline
  • Ertapenem
  • Gatifloxacin
  • Amoxicillin
  • Magnesium salicylate
  • Norfloxacin
  • Phenprocoumon
  • Piretanide
  • Bismuth subsalicylate
  • Cefditoren pivoxil
  • Cefotaxime
  • Cefpodoxime proxetil
  • Cefprozil
  • Choline magne trisalicylate.

Hãy thông báo với bác sĩ chuyên khoa nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Khi đó các bác sĩ có thể thay đổi phác đồ điều trị của bạn, giảm tần suất sử dụng hoặc cho bạn sử dụng một loại thuốc thay thế.

Bài viết trên đây là thông tin cơ bản về công dụng, liều dùng, cách sử dụng, thành phần và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Probenecid. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh cần chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin về thuốc. Bên cạnh đó, để tránh gây nguy hiểm và những rủi ro không mong muốn, người bệnh không được tùy tiện sử dụng thuốc. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có đơn thuốc và có sự chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.