Nghiên cứu sự liên kết giữa điều trị vẩy nến và cải thiện động mạch tim

Vote

Dưới đây là nghiên cứu về sự liên kết giữa điều trị vẩy nến bằng liệu pháp sinh học và sự cải thiện động mạch tim. Trong khi đó, vẩy nến là một bệnh lý về da có xu hướng tái phát nhiều lần trong đời.

vẩy nến và động mạch tim
Nghiên cứu gần đây đã tìm ra mối liên hệ giữa việc điều trị bệnh vẩy nến và các chứng bệnh về động mạch tim.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc điều trị bệnh vẩy nến bằng các loại thuốc sinh học (tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch) có thể làm giảm sự tích tụ mảng bám trước khi chúng làm tắc nghẽn động mạch, hạn chế lưu lượng máu dẫn đến đau tim và thậm chí là đột quỵ.

Phát hiện trên nhấn mạnh các liệu pháp miễn dịch dùng để điều trị tình trạng viêm, từ đó đóng vai trò chủ đạo trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện tim phổi và máu quốc gia (NHLBI) – một nhánh của Viện sức khỏe quốc gia, được phát sóng trực tuyến trên tạp chí Nghiên cứu Tim mạch.

Nehal N. Mehta – người đứng đầu Phòng thí nghiệm Viêm và bệnh tim mạch tại NHLBI cho biết: “Về mặt kinh điển thì một cơn đau tim là do 1 trong 5 yếu tố nguy cơ: Tiểu đường, huyết áp cao, thừa cholesterol, di truyền, hút thuốc lá”.

Song cũng theo Mehta thì: “Nghiên cứu này lại có thể đưa ra bằng chứng cho thấy có yếu tố thứ 6, đó là sự viêm. Mặc dù chỉ mới được phát hiện gần đây nhưng nguyên nhân này cũng rất quan trọng đối với sự tiến triển của chứng xơ vữa động mạch, dẫn đến đau tim”.

Hiện tại thì các nhà nghiên cứu đã cung cấp đầy đủ bằng chứng đầu tiên trên cơ thể người. Bao gồm việc điều trị một tình trạng viêm nhiễm bằng liệu pháp sinh học, một loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch có liên quan đến sự giảm bệnh động mạch vành (đặc biệt là các mảng bám dễ gây vỡ, đau tim).

Trong đó, vẩy nến là một căn bệnh về da rất phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ giới tính cũng như độ tuổi nào. Theo thống kê thì mỗi năm lại có 3-5% dân số nước Mỹ bị vẩy nến mãn tính. Bệnh vẩy nến được chứng minh là có liên quan đến sự viêm nhiễm tăng cao có tính hệ thống làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh về mạch máu và bệnh tiểu đường.

Tình trạng viêm xảy ra khi cơ chế phòng thủ của cơ thể tiến hành tấn công để tránh nhiễm trùng. Cơ chế này có đặc tính là có thể tấn công ngược lại khi được kích hoạt bởi các lipoprotein mật độ thấp (LDLs) thấm vào niêm mạc động mạch.

Từ đó, phản ứng viêm xảy ra có thể hình thành các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch và dẫn đến đau tim. Tình trạng này đã khiến cho 20-30% dân số nước Mỹ có nguy cơ bị đột quỵ. Trong đó, những bệnh nhân đang bị các bệnh có liên quan đến chứng viêm như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, vẩy nến…sẽ có tỷ lệ gặp các biến chứng không mong muốn cao hơn.

Như vậy, mỗi năm có hơn 15 triệu người trên thế giới trở thành bệnh nhân của xơ vữa động mạch. Cụ thể có 750.000 người bị đau tim mỗi năm tại Mỹ và hơn 7 triệu người trên thế giới (năm 2015).

liên hệ giữa bệnh vẩy nến và tim mạch
Vẩy nến là một bệnh về da mãn tính và có thể điều trị bằng liệu pháp sinh học.

Những phát hiện ở hiện tại xuất phát từ những nghiên cứu, quan sát về bệnh vẩy nến. Để thực hiện nghiên cứu này, các chuyên gia đã đề nghị được 290 bệnh nhân bị vẩy nến, 121 người bị viêm da từ trung bình đến nặng tham gia. Tất cả đều đã đủ điều kiện điều trị sinh học, được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (Mỹ) phê duyệt.

Trong suốt 1 năm, các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi các bệnh nhân đủ điều kiện, có nguy cơ tim mạch thấp và so sánh với số còn lại. Kết quả đã cho thấy liệu pháp sinh học có liên quan đến việc giảm mảng bám ở động mạch vành lên đến 8%.

“Những phát hiện khiến cho chúng ta tò mò nhất vẫn là các thành phần phụ của mảng mạch vành đã thay đổi sau 1 năm như thế nào. Bao gồm cả phần hoại tử và thành phần không vôi hóa – thủ phạm gây ra hầu hết những cơn đau tim”, Mitch Mehta cho biết.

Ở những nghiên cứu trước đây, mối liên kết giữa vẩy nến và sự phát triển sớm của các mảng bám mạch vành đã được xác định. Nhưng chỉ khi đến nhóm của Mehta thì mới chứng minh được những thay đổi có lợi ở mảng bám này khi bệnh vẩy nến được điều trị bằng liệu pháp sinh học.

Kết quả vẫn giữ nguyên ngay cả khi không có nhiều thay đổi trong các yếu tố nguy cơ gây đau tim khác như cholesterol, glucose và huyết áp.

Người đứng đầu phòng thí nghiệm cũng nói thêm: “Nghiên cứu này chủ yếu là về tác dụng chống viêm. Trong trường hợp các yếu tố gây bệnh tim mạch khác không được cải thiện thì các mảng bám mềm của bệnh nhân vãn được cải thiện. Sự thay đổi duy nhất là mức độ nghiêm trọng của căn bệnh ngoài da mà họ đang mắc phải”.

Các nhà nghiên cứu cho rằng các nghiên cứu này sẽ cần phải được hoàn thành, cho dù tác động của nó đến các bệnh về tim mạch có đáng kể hay là không.

Cuối cùng, Mehta kết luận: “Dữ liệu của chúng tôi đến từ sự quan sát chính vì vậy các bước tiếp theo nên được chọn ngẫu nhiên, các thử nghiệm hoàn toàn có thể kiểm soát được”.

Về Viện tim phổi và máu quốc gia (NHLBI) thì đây là tổ chức dẫn đầu mang tính toàn cầu trong việc thực hiện và hỗ trợ nghiên cứu về bệnh tim, phổi, máu cùng với các rối loạn giấc ngủ. NHLBI giúp nâng cao kiến thức khoa học và cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Công ty CP Thuốc Dân Tộc chung tay hướng về đồng bào lũ lụt tỉnh Lai Châu

Ngày 05/7/2018 Công ty CP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc tổ chức chương trình “Chung tay hướng...

Một số sản phẩm vitamin tại Dr Vitamin

DrVitamin – Nền tảng chăm sóc sức khỏe toàn diện dành cho người Việt

Phát triển theo mô hình kết hợp giữa liên kết bán hàng trực tuyến, hợp tác chuyên gia - phòng...

Kháng thuốc kháng sinh: Vấn đề đáng lo ngại trên cả thế giới

Dữ liệu giám sát đầu tiên của WHO về tình trạng kháng thuốc kháng sinh đã được phát hành. Theo...

Lương Y Nguyễn Hữu Khai qua đời

Sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật, Lương Y Nguyễn Hữu Khai, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc...

CẢNH BÁO giả mạo và lợi dụng hình ảnh bác sĩ Lê Hữu Tuấn để trục lợi, LỪA ĐẢO người bệnh

Thời gian gần đây, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bị các đối tượng xấu giả...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *