Hạnh nhân
Hạnh nhân là một trong những loại hạt giàu chất béo lành mạnh, chất khoáng, protein & chất xơ đối cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng mang lại, hạnh nhân còn được xem là vị thuốc có thể trị được nhiều bệnh.
1. Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Khổ Hạnh nhân, Quang Hạnh nhân, Lão âm tử, Hạnh, Thảo kim đan, Bắc Hạnh nhân…
Tên khoa học: Semen Pruni Armeniacae.
Họ: Rosaceae.
2. Đặc điểm sinh thái
Mô tả: Hạnh nhân là cây thân gỗ, cao từ 4 – 10 m, có đường kính 30 cm. Cành cây non có màu xanh nhưng khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì chuyển sang màu tím, sang năm thứ 2 thì ngả màu xám.
Cây hạnh nhân thường ra hoa vào cuối đông, đầu xuân, ra hoa trước khi ra lá. Lá cây có hình nhọn, dài, mép có răng cưa. Hoa cây hạnh nhân có màu hồng hoặc trắng, mỗi bông có 5 cánh. Cây hạnh nhân thường ra quả vào tháng 7 – 8 hằng năm.
Phân bố: Hạnh nhân là một loài cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Bắc Phi và Trung Đông. Hiện nay, loại cây trên được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… Tại Việt Nam, cây hạnh nhân được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng: Hạt.
Thu hái, sơ chế:
- Khi quả hạnh nhân chín, phần vỏ bắt đầu nứt thì đó chính là thời điểm thích hợp để thu hoạch.
- Hạt hạnh nhân được tách ra từ vỏ quả hạnh nhân cứng, sau đó đem phơi hoặc sấy khô.
Bảo quản: Hạt hạnh nhân nên được bảo quản nơi khô ráo. Không phơi nguyên liệu dưới ánh nắng nhiều để tránh làm mất hương vị.
4. Thành phần hóa học
Hạt hạnh nhân chứa thành phần hóa học sau:
Thành phần | Hàm lượng |
Nước | 6,31 gram |
Năng lượng | 828 kilocalories |
Protein | 30,24 gram |
lipid (chất béo) | 71,40 gram |
Carbohydrate | 30,82 gram |
Chất xơ | 17,9 gram |
Đường | 6,01 gram |
Canxi, Ca | 385 miligam |
Sắt, Fe | 5,31 miligam |
Magiê, Mg | 386 miligam |
Photpho | 688 miligam |
Kali | 1048 miligam |
Natri | 1 miligam |
Kẽm | 4,46 miligam |
Thiamin | 0,293 miligam |
Riboflavin | 1.627 miligam |
Niacin | 5.174 miligam |
Vitamin B-6 | 0,196 miligam |
Folate, DFE | 63 microgam |
Vitamin E (alpha-tocopherol) | 36,65 miligam |
5. Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu của Y học hiện đại
Hạnh nhân có những tác dụng như sau:
Ngăn ngừa bệnh tim và cơn đau tim:
Các axit béo không bão hòa và chất chống oxy hóa lành mạnh mà hạnh nhân có thể ngăn ngừa được một số vấn đề về tim mạch. Hạnh nhân còn chứa chất flavonoid có khả năng chống oxy hóa. Một số khoáng chất arginine, đồng, magie, mangan, canxi và kali cũng được xem là tốt cho sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy, hạnh nhân có tác dụng giảm nồng độ LDL cholesterol (cholesterol “xấu”) ở bệnh nhân có hàm lượng cholesterol cao và người bị đái tháo đường.
Hỗ trợ chức năng não bộ:
Nhờ việc sở hữu chất dinh dưỡng độc đáo riboflavin và L-carnitine – là những chất tác động tích cực lên hệ thần kinh và ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức ở người. Ăn nhiều hạnh nhân có tác dụng giảm biểu hiện của chứng rối loạn chức năng não: mất trí nhớ, bệnh Alzheimer.
Nuôi dưỡng làn da và bảo vệ da:
Hạnh nhân là nguồn vitamin E và chất chống oxy hóa phong phú. Bổ sung hạnh nhân trong khẩu phần ăn uống giúp nuôi dưỡng làn da, bảo vệ da khỏi sự tấn công của tuổi tác, tia cực tím từ ánh sáng mặt trời. Chất béo lành mạnh có trong hạnh nhân cũng hỗ trợ khả năng giữ nước và chữa lành vết thương trên da.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
Hạnh nhân không chứa carb (tinh bột) nhưng lại chứa thành phần chất xơ tương đối cao. Theo đó, hàm lượng magie có trong hạnh nhân cũng giúp hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Đây được xem là loại thức ăn lý tưởng cho bất cứ ai gặp vấn đề về lượng đường trong máu.
Chống viêm và co thắt
Một số nghiên cứu cho biết, hạn nhân có khả năng chống co thắt, chóng viêm, có thể được dùng như thuốc bổ. Bên cạnh đó, hàm lượng canxi trong hạnh nhân đặc biệt tốt cho xương và não bộ.
Giảm đau đầu
Do hàm lượng magie cao nên hạnh nhân có thể giảm chứng đau đầu. Magie khi được cơ thể hấp thụ sẽ làm dịu các mạch máu. Với người thường xuyên bị đau đầu, hạn nhân có thể là một lựa chọn hữu ích để khắc phục.
Ngoài ra, hạnh nhân còn giúp giảm cân, giảm cơn thèm ăn, cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể, chống lão hóa cho da, làm đẹp da và tóc.
Giảm nguy cơ ung thư
Nhờ vào hàm lượng chất chống oxy phong phú, ăn nhiều hạnh nhân có thể làm giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư.
Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền
Theo một số nghiên cứu và phân tích của y học cổ truyền, hạnh nhân có tác dụng dược lý sau đây:
- Ngừng ho
- Bình suyễn, trị hen suyễn
- Tuyên phế
- Nhuận tràng, thông tiện.
- Chướng đầy.
Với đặc chính trên, Y học cổ truyền thường dùng hạn nhân để trị suyễn do phế nhiệt, ho da phong hàn hoặc phong nhiệt, táo bón…
6. Tính vị
Hạnh nhân có vị đắng, tính ấm, hơi độc.
7. Qui kinh
Phế và Đại tràng.
8. Liều dùng, cách dùng
Liều dùng: 3 – 10 gam mỗi ngày.
9. Ứng dụng lâm sàng
Trị viêm phế quản mạn tính: Trộn hạnh nhân với đường phèn. Dùng hai buổi sáng và tối mỗi ngày. Sau 10 ngày kết thúc một liệu trình.
Trị khèn tiếng, viêm phế quản, viêm họng, ho lâu ngày:
- Bài thuốc 1: Sắc 5 gam chua me đất, 4 gam lá chanh, 5 gam cam thảo, 8 gam tô mộc, 2 gam gừng sống, 4 gam ô mai với 520 ml nước. Khi nước còn 250 ml thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2 phần, uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Sắc uống 6 gam khổ hạnh nhân; 6 gam tô diệp, cát chỉ, quất bì, chỉ xác, pháp bán hạ, quất bì; 6 gam sinh khương; 10 tiền hồ, phục linh; 2 quả đại táo, uống hằng ngày.
Trị táo bón: Sắc uống 10 gam đào nhân, đương quy, hạnh nhân; 12 gam hỏa ma nhân, 12 gam sinh địa; 6 gam chỉ xác; 10 gam bá tử nhân. Bài thuốc có tác dụng trị táo bón cho người cao tuổi.
Trị ho lâu ngày khàn giọng: 100 gam hạnh nhân ngọt, 150 gam nước gừng tươi, 40 gam tang bì, bối mẫu, mộc thông, 30 gam ngũ vị tử, tử uyển, sắc cô thêm mât ong thành cao. Thuốc dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 thìa canh.
10. Kiêng kỵ
Trong quá trình dùng hạnh nhân, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Không dùng hạnh nhân nếu bạn bị dị ứng với nguyên liệu trên. Dị ứng với hạnh nhân có thể làm xuất hiện các triệu chứng như: đau dạ dày, chuột rút, buồn nôn, ói mửa, khó khăn khi nuốt, tiêu chảy, ngứa…
- Không ăn hạnh nhân liên tục trong nhiều ngày vì hàm lượng chất béo và calo phong phú có thể khiến bạn tăng cân. Ngoài ra, hàm lượng lớn chất xơ trong nguyên liệu trên cũng dễ dẫn đến chứng khó tiêu, đầy bụng.
- Hạnh nhân chứa nhiều mangan – chất khoáng có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một số loại thuốc trị bệnh như thuốc chống axit, thuốc nhuận tràng… Do đó, không dùng đồng thời chúng với nhau. Ngoài ra, hàm lượng mangan cần thiết cho cơ thể từ 1.3 – 2.3 mg, do đó chỉ nên ăn hạnh nhân với hàm lượng vừa phải đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
- Không ăn hạnh nhân khi bị tiêu chảy.
- Hạnh nhân có vị đắng do chứa hàm lượng axit hydrocyanic cao. Ăn hạnh nhân quá nhiều có thể gây một số vấn đề về thần kinh, hô hấp.
Trên đây là một số thông tin về hạnh nhân. Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý khi dùng và chỉ nên ăn vời hàm lượng vừa phải để tránh mắc phải tác dụng phụ.
Thông tin tin trong bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm:
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Xin cám ơn rất nhiều ạ, đúng thứ em đang tìm
Vô cùng tự hào vì đất nước ta có những vị bác sĩ vô cùng tài năng và hết lòng vì mọi người, khí trời sản sinh ra nhân kiệt, thổ nhưỡng tạo tác các nông phẩm đạt được chất lượng ưu việt, rất tự hào vì cung cấp nông sản Việt Nam. Kính chúc Thuốc Dân Tộc luôn phát triển và mang lại sức khỏe đến với dân tộc ta.