Bình vôi

4.5/5 - (16 bình chọn)

Là một cây hiện diện nhiều ở các tỉnh thành Bắc bộ và Bắc Trung bộ nước ta, cây bình vôi có phẫn rễ to, bám vào vách đá hoặc lọt thỏm trong các hốc đá. Cây bình vôi được dùng để an thần, mất ngủ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong điều trị sốt rét, ho lao, sốt rét, lở ngứa ngoài da, mụn nhọt.

cây bình vôi
Cây bình vôi được dùng để an thần, mất ngủ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để trị bệnh.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Tử nhiên, Cà tom, Củ một, Củ mối trôn, Ngải tượng.

Tên khoa học:Stephania Glabra (Roxb.) Miers

Họ: Họ tiết dê (Menispermaceae).

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Bình vôi là cây mọc leo dưới đất, thân phát triển to, bám vào vách đá. Cây có phần củ nặng hơn 20 kg, thân củ màu nâu, xù xì. Lá cây mọc so le nhau, có hình khiên, bầu dục hoặc hình tròn với đường kính từ 8 – 9 cm, phần cuống lá dài từ 5 – 8 cm. Quả bình vôi có màu đỏ tươi, bên trong là một hạt có hình móng ngựa.

Phân bố:

Cây bình vôi phân bố rộng rãi ở nhiều nước ở Châu Á như Lào, Ấn Độ, Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc…

Tại Việt Nam, loại thực vật này tập trung ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa. Cây bình vôi ưa các vùng núi đá vôi ẩm, có khi phần rễ lọt thỏm trong hốc đá mà không có đất xung quanh. Để thu hoạch, chỉ cần nhấc lên là được.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Củ (đã cạo sạch vỏ màu nâu, đen).

Thu hái: Mùa thu, đông – lúc này hàm lượng các hoạt chất có lợi đạt ngưỡng cao nhất.

Chế biến: Rễ sau khi thu hoạch đem cạo sạch vỏ, phơi khô trong bóng râm. Có nơi, người ta dùng rễ củ tươi đem giã nhỏ, ép lấy nước rồi chiết xuất lấy hoạt chất bên trong.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

4. Thành phần hóa học

Trong rễ cây bình vôi có chứa nhiều alcaloid, nhưng chủ yếu là 1. tetrahydropalmatin (còn được gọi là gindarin, rotundin, caseannin), roemerin, tepharin, cycleanin, cepharanthin. Một số nghiên cứu cho biết chất 1. tetrahydropalmatin trong vị thuốc có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon và sâu giấc. Chất này còn có tác dụng trị đau tim, chống co thắt cơ vành, hạ huyết áp, điều hòa đường hô hấp, trị bệnh hen suyễn. Cepharanthin trong bình vôi giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế sự thiếu hụt bạch cầu do dùng thuốc chống ung thư.

Ngoài ra, bình vô cũng chứa hàm lượng lớn đường khử, tinh bột.

5. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Một số nghiên cứu của y học hiện đại cho biết, cây Bình vôi có tác dụng gây ngủ, an thần, hạ huyết áp, trị hen suyễn…

Theo y học cổ truyền:

Tác dụng dược lý chính của cây bình vôi là tuyên phế, an thần. Do đó, bình vôi thường dùng để điều trị các bệnh lý và triệu chứng sau:

  • Mất ngủ
  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Đau dạ dày
  • Ho ra đờm
  • Hen suyễn, khó thở
  • Trấn áp cơn co thắt do tăng nhu động ruột.

Ngoài ra, bình vôi cũng được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong điều trị ho lao, sốt rét, lở ngứa ngoài da, mụn nhọt.

6. Tính vị

Bình vôi có vị đắng ngọt, tính lương.

7. Qui kinh

Cây bình vôi quy vào hai kinh là Tỳ và Can.

8. Liều dùng, cách dùng

  • Liều dùng: 3 – 6 gam.
  • Cách dùng: Sử dụng thuốc dạng bột hoặc rượu thuốc.

9. Bài thuốc

Tham khảo một số bài thuốc trị bệnh từ bình vôi sau:

Bình vôi ngâm rượu trị mất ngủ:

Củ bình vôi đem đi tán bột, ngâm với rượu 40 độ theo tỉ lệ 1:5 (1 phần bình vôi và 5 phần rượu). Ngày dùng từ 5 – 15 ml, có thể thêm đường để dễ uống.

Thuốc sắc bình vôi chữa mất ngủ

Chuẩn bị:

  • 10 – 15g Hạt sen
  • 10 – 15g Long nhãn
  • 10 – 15g Nhân hạt táo chua (sao)
  • 8 gam củ bình vôi
  • 12 gam lá vông.

Thực hiện:

Đem sắc tất cả các nguyên liệu trên, dùng mỗi ngày 1 thang. Nên uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.

Bài thuốc có tác dụng trị chứng mất ngủ ở những người gầy yếu, thường xuyên trong trạng thái lo lắng, sợ hãi, ngủ không yên, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút…

10. Kiêng kỵ

Khi điều trị bệnh bằng cây bình vôi, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Chất Rotundin có trong bình vôi mặc dù có khả năng an thần, chống đau tim, co thắt cơ vành, hạ huyết áp, trị hen suyễn nhưng nếu dùng nhiều hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể gây kích thích lên thần kinh trung ương, gây co giật.
  • Bình vôi có độc tính (dù hàm lượng rất nhỏ). Do đó, không tự ý dùng vị thuốc trên nếu như không được chuyên gia chỉ định. Trong quá trình điều trị, cần theo dõi thường xuyên và thông báo cho chuyên gia nếu gặp phải triệu chứng bất thường.

Trên đây là một số thông tin về vị thuốc cây bình vôi. Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên bạn không nên tự ý dùng để tránh mắc phải những biểu hiện không đáng có.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & điều trị thay thế bác sĩ chuyên khoa.

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA

Nam khoa - Thuốc dân tộc

Nha khoa Tâm Hiếu

Nha khoa Tâm Hiếu là một trong rất nhiều các phòng khám tư nhân chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ nha khoa và chăm sóc sức khỏe răng...

Phòng khám Bác sĩ Võ Văn Phan – Viện tim mạch

Phòng khám Bác sĩ Võ Văn Phan - Viện tim mạch là địa chỉ uy tín chuyên thăm khám, điều...

Phòng khám Mắt - Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc

Phòng khám Mắt – Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc

Phòng khám Mắt - Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc tọa lạc tại số 97 - Phố Sơn Tây - Ba...

Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu

[caption id="attachment_5871" align="aligncenter" width="768"] Thông tin chi tiết về địa chỉ, dịch vụ, thời gian làm việc tại phòng khám...

Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở 3

Hiện nay bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 3 là một trong số...

Vietmec Group – Nền tảng tương tác người bệnh về sức khoẻ y tế tại Việt Nam

Một mạng xã hội về y tế - sức khoẻ dành riêng cho người Việt vừa được ra mắt thời...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.