Cây bấc đèn

1/5 - (2 bình chọn)

Cây bấc đèn là thực vật thân thảo, thường mọc thành cụm. Người ta dùng ruột từ cây bấc đèn (đăng tâm thảo) để trị tâm phiền, tiểu tiện khó, ho, sốt, viêm họng.

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Bích ngọc thảo, Hổ tu thảo, Tịch thảo, Cổ ất tâm, Xích tu, Đăng tâm thảo (phần lõi của cây bấc đèn).

Tên khoa học: Juncus ehusus L. var. decipiens Buch

Thuộc họ: họ Bấc Juncaceae.

cây bấc đèn
Cây bấc đèn là vị thuốc có thể chữa được nhiều bệnh.

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Cây bấc đèn (hay còn gọi là cỏ bấc đèn) là loại cây lâu năm có phần thân tròn cứng, thường mọc thành cụm với chiều cao trung bình từ 35 – 100 cm. Thân cây có đường kính khoảng 1 -2 mm, màu xanh nhạt.

Lõi của thân được cấu tạo từ các tế bào có hình ngôi sao để hở ra nhiều lỗ khuyến lớn. Phần lá cây bị tiêu biến nhiều, chỉ còn lại bẹ ở gốc thân. Cây ra hoa đều, mọc thành vòng, lưỡng tính. Bao hoa xơ xác.

Phân bố

Cây bấc đèn mọc hoang ở nhiều nơi trên khắc cả nước. Cây thường mọc ở những khu vực ẩm ướt, tại các tỉnh như Nam Định, Hà Nam. Dược liệu phải nhập một phần từ Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Ruột phơi khôi của thân cây bấc đèn (Juncaceae). Ruột cây có hình trụ, có màu trắng hoặc vàng nhạt, chiều dài khoảng 90 cm, đường kính dao động từ 0.1 – 0.3 cm. Chất cây hơi mềm, có tính đàn hồi, dễ đứt. Khi soi dưới kính hiển vi thì thấy phần lõi được cấu tạo từ các tế bào hình sao để hở các khiếm khuyết lớn.

Thời gian thu hoạch: Mùa thu.

Chế biến: Sau khi thu hái, rạch dọc phần thân để lấy lõi rồi bó thành từng bó, đem đi phơi khô mà dùng. Lõi sau khi được phơi khô được gọi là hắc đèn hoặc đăng tâm, thường được dùng làm bấc đèn dầu hoặc thuốc chữa bệnh.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính của cây bấc đèn:

  • araban
  • xylan
  • methyl pentosan
  • phlobaphen.

Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền, vị thuốc từ cây bấc đèn có tác dụng sau:

  • Giáng tâm hỏa
  • Lợi tiểu trường
  • Thanh phế nhiệt.

Người ta thường dùng vị thuốc để điều trị một số bệnh lý sau:

  • Tâm phiền
  • Tiểu tiện khó
  • Mụn nhọt

Trong phạm vi dân gian, bấc đèn thường được dùng cho các mục đích điều trị:

Qui kinh

  • Vào kinh Phế, Tâm và Tiểu trương.

Tính vị

  • Tính hàn, vị ngọt.

Liều lượng

  • Dùng 1 – 2 gam mỗi ngày dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.

Bài thuốc

Cây bấc đèn được ứng dụng trong các bài thuốc  trị bệnh sau đây:

Trị chứng phù thũng, tiểu tiện ít, kém ngủ: Sắc 8 gam Đăng tâm với 250 ml nước sôi, đung trong khoảng 15 phút, chia làm 3 phần, dùng trong ngày.

Chữa miệng khát, tâm phiền: Sắc 12 gam mạch môn, rễ cỏ tranh, 4 gam bấc đèn, uống trong ngày.

Chữa chứng tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu đục, lậu: Sắc 8 gam cỏ bấc đèn, rễ cỏ tranh, uống trong ngày.

Cầm máu (đối với vết thương nhẹ): Giã nhỏ Đăng tâm thảo đắp vào  vết thương.

Trị chứng khó ngủ: 

  • Sắc 2 gam Đăng tâm thảo với 400 ml nước, đun cho đến khi còn 100 ml nước thì ngưng. Thuốc dùng mỗi ngày. Sau 15 ngày kết thúc một liệu trình.
  • Với những đối tượng thường xuyên cảm thấy bứt rứt, khát nước, mất ngủ, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau: Hãm 9 gam đạm trúc diệp, 3 gam đăng tâm thảo, dùng thay trà mỗi ngày.

Trị chứng đi tiểu đỏ, tiểu gắt: Sắc 9 gam đăng tâm thảo, biển xúc, xa tiền tử, hoàng bá; 6 gam hoạt thạch, mộc thông với 800 ml nước. Khi nước cô lại còn khoảng 250 ml thì tắt bếp, chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Điều trị liên tục trong 10 ngày.

Trị chảy máu cam: Dùng 40 gam đăng tâm thảo tán thành bột, trộn với 4 gam đơn sa và nước cơm, dùng 8 gam mỗi lần.

Kiêng kỵ

Do thuốc có tính hàn nên người bị trúng hàn hoặc thể hư, tiểu tiện không kìm được thì không nên dùng.

Trên đây là một số thông tin về cây bấc đèn. Để dùng thuốc an toàn và hiệu quả, bạn nên thực hiện các bài thuốc theo hướng dẫn của lương y hoặc đến phòng khám Đông y để được bắt mạch, kê đơn.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Nha khoa Tâm Hiếu

Nha khoa Tâm Hiếu là một trong rất nhiều các phòng khám tư nhân chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ nha khoa và chăm sóc sức khỏe răng...

Phòng khám Răng Hàm Mặt – Bác sĩ Đinh Tuấn Vũ

Phòng khám Răng Hàm Mặt - Bác sĩ Đinh Tuấn Vũ là một cơ sở y tế tư nhân khá...

Phòng khám Răng Hàm Mặt – Bác sĩ Nguyễn Thị Hà

Phòng khám Răng Hàm Mặt - Bác sĩ Nguyễn Thị Hà nằm tại số 340 đường Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, quận...

Nha khoa Đức Hạnh - 1054 Cách Mạng Tháng Tám, Tân Bình

Nha khoa Đức Hạnh – 1054 Cách Mạng Tháng Tám, Tân Bình

Nha khoa Đức Hạnh ban đầu có tên là Phòng khám nha khoa 382 được thành lập từ năm 2002...

Nha khoa Nụ Cười - 112 Thái Hà

Nha khoa Nụ Cười – 112 Thái Hà

Nha khoa Nụ Cười - 112 Thái Hà được thành lập theo giấy phép số 236/SYT-GPHĐ do Sở Y tế...

Xuyên sơn giáp

Xuyên sơn giáp (Squama Manidis) là vảy khô của con tê tê. Do con vật hay đục qua núi, lại...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *