Hoạt thạch

3/5 - (2 bình chọn)

Hoạt thạch hay còn gọi là bột talc là một loại khoáng sản thiên nhiên, được khai thác từ các mỏ, có màu trắng mịn, không tan trong nước, khó bị phân hủy bởi axit. Sau khi loại bỏ tạp chất và cát, hoạt thạch có thể được dùng để điều trị một số bệnh như sốt, sỏi tiết niệu, chàm, thấp nhiệt… Nó cũng được tìm thấy trong một số loại phấn bôi mặt, phấn xoa rôm, xà phòng, bao viên thuốc.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Dịch thạch, thoát thạch, cộng thạch, phiên thạch, thuý thạch, tịch lãnh, lưu thạch, bột talc.

Tên dược: Pulvus Talci.

Tên khoáng vật: Magnesi sillicat ngậm nước.

hoạt thạch
Sau khi loại bỏ tạp chất và cát, hoạt thạch có thể được dùng để điều trị một số bệnh như sốt, sỏi tiết niệu…

2. Đặc điểm hoạt thạch

Mô tả: Hoạt thạch là khoáng vật dạng đá, có màu trắng, vàng, xám, hoặc lam nhạt, sáng óng ánh, không đều màu. Hoạt thạch có chất trơn, mịn, không hút ẩm, không tan trong nước, không mùi, không vị.

Phân bố: Nguyên liệu phân bố ở nhiều nước trên thế giới. Trữ lượng của hoạt thạch tại Việt Nam cũng tương đối phong phú.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Hoạt thạch.

Chế biến: Hoạt thạch sau khi rửa sạch, loại bỏ tạp chất, nghiền hoặc thủy phi thành bột mịn là có thể dùng được.

Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

4. Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu của hoạt thạch là Magiê silicat (Mg(Si4O10)(OH)2 hoặc 3MgO,4SiO2H2O) với tỉ lệ:

  • 63,5% SiO2
  • 31,7% MgO
  • 4,8% H2O.

Ngoài ra, nguyên liệu còn chứa một số tạp chất như K, Ca, Al, Na, Fe…

5. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Bảo vệ da và niêm mạc.
  • Kháng khuẩn: trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn phó thương hàn, khuẩn cầu viêm màng não (ức chế nhẹ).

Theo y học cổ truyền:

  • Hành thủy, lợi niệu (lợi tiểu).
  • Thanh nhiệt, giải thử.

6. Tính vị

Không mùi, vị ngọt, tính hàn.

7. Qui kinh

  • Theo Trung dược đại từ điển và Lôi công bào chế dược tính giải, hoạt thạch quy vào hai kinh là Vị và Bàng quang.
  • Theo Trung dược học, hoạt thạch quy vào kinh Phế, Vị, Bàng quang.
  • Theo Thang dịch bản thảo, hoạt thạch quy vào kinh Túc Thái Dương.
  • Theo Bản thảo kinh sơ, hoạt thạch quy vào kinh Thù thiếu âm, Thái dương, Dương minh, Túc dương minh.

8. Liều dùng

Liều dùng: 12 – 16 gam.

9. Ứng dụng lâm sàng

Vị thuốc có thể được ứng dụng vào trong những bài thuốc sau đây:

Chàm da, nhọt, ra mồ hôi trộn:

  • Dùng phối hợp Lô cam thạch và thạch cao, thuốc bôi ngoài da, có tác dụng chữa mẩn ngứa, rôm sảy.

Chứng thấp nhiệt mùa hè (biểu hiện khát nước, bứt rứt, buồn nôn, tiêu chảy):

  • Dùng Cam thảo và hoạt thạch, điều chế theo bài thuốc Lục nhất tán.

Trị sỏi mật:

  • Chuẩn bị: 20 gam hoạt thạch; 10 gam bột hỏa tiêu, 6 gam bột uất kim, 4 gam bạch phàn, 3 gam bột cam thảo.
  • Thực hiện: Trộn đều tất cả các nguyên liệu trên, dùng liên tục 2 lần/ ngày, điều trị kéo dài trong 2 tuần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Thanh nhiệt giải thử:

Bài thuốc Lục nhất tán:

  • Chuẩn bị: 6 phần bột hoạt thạch, 1 phần cam thảo.
  • Thực hiện: Nghiền các nguyên liệu trên thành bột mịn, dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần 20 gam, uống kèm với nước Bài thuốc có tác dụng giả cảm do say nóng, hạ sốt, nước tiểu đỏ, khát nước, tiểu dắt, sốt xuất huyết thời kỳ đầu.

Bài thuốc Bột thiên thủy:

  • Chuẩn bị: 10 gam cam thảo, 20 gam hoạt thạch, 40 gam hoài sơn.
  • Thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên và uống. Bài thuốc giúp trị sốt nóng về mùa hè, tiểu tiện không lợi, tiêu chảy, tiểu đỏ, bí tiểu…

Lợi niệu thông lâm

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 24 gam hoạt thạch, 16 gam đông quỳ tử, 16 gam xa tiền tử, 12 gam thông thảo.
  • Thực hiện: Sắc uống thuốc trên để trị chứng thấp nhiệt ứ đọng ở dưới, đái dắt, nóng buốt, tiểu tiện không lợi.

Bài thuốc 2: Bát chính tán

  • Chuẩn bị: Cù mạch, xa tiền tử, biển súc, hoạt thạch, mộc thông, chích thảo, chi tử đại hoàng: liều lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Tán tất cả nguyên liệu trên thành bột mịn. Mỗi lần dùng từ 7  -12 gam với nước sắc đăng tâm thảo. Bài thuốc có tác dụng trị viêm bể thận, viêm cầu thận, sỏi tiết niệu.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị: 24 gam hoạt thạch, 4 gam cam thảo, 14 gam diêm tiêu, 7 gam phèn chua, 8 gam uất kim.
  • Thực hiện: Sắc thuốc với các nguyên liệu trên. Thực hiện 2 lần/ ngày, dùng liên tục trong vòng 2 tuần cho đến khi triệu chứng bệnh sỏi túi mật thuyên giảm.

10. Lưu ý

Người sức yếu, tì vị hư, hao tổn tân dịch do nóng sốt & phụ nữ có thai không dùng tân dịch để trị bệnh.

Trên đây là một số thông tin về vị hoạt thạch, hi vọng hữu ích đến bạn. Nội dung trong bài viết mang tính chất tham khảo, chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Nha khoa Tâm Hiếu

Nha khoa Tâm Hiếu là một trong rất nhiều các phòng khám tư nhân chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ nha khoa và chăm sóc sức khỏe răng...
Nha khoa Phan Dũng

Nha khoa Phan Dũng

Nha khoa Phan Dũng tọa lạc tại số 148 - Hải Phòng - Quận Hải Châu - Đà Nẵng là...

Phòng khám Đa khoa tư nhân Việt An

Hiện nay khá nhiều người muốn đi đến các phòng khám tư nhân vì ngại các thủ tục rườm rà...

Nha khoa Á Châu

Nha khoa Á Châu hiện đang là phòng khám nha khoa khá lớn tại Thủ đô Hà Nội được thành...

Nha khoa Nguyễn Du

Nha khoa Nguyễn Du là 1 trong top 5 phòng khám nha khoa lớn tại quận Hoàn Kiếm - Hà...

Phòng khám Răng Hàm Mặt 132 Cổ Nhuế

Phòng khám Răng Hàm Mặt 132 Cổ Nhuế

Phòng khám Răng Hàm Mặt 132 Cổ Nhuế là địa chỉ y tế chuyên giải quyết các vấn đề răng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *