Xuyên sơn giáp
Xuyên sơn giáp (Squama Manidis) là vảy khô của con tê tê. Do con vật hay đục qua núi, lại có phần vảy cứng như áp giáp nên được gọi là xuyên sơn giáp (xuyên qua núi). Vị thuốc từ vảy con tê tê có tác dụng chính là hoạt huyết hông kinh, tiêu thũng bài nùng, thường được dùng trong điều trị phong thấp, tý thống, mụn nhọt mới phát, chứng tắc tia sữa…
Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: vẩy con tê tê, bào sơn giáp, vẩy con trút.
Tên khoa học: Manis Pentadaclyla L.
Thuộc họ: Họ Tê Tê (Manidae).
Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Xuyên sơn giáp là tên gọi dược liệu của vẩy con tê tê. Về hình dạng, con tê khá giống với thằn lằn nhưng thực chất, đây là một loại động vật có vú, đẻ con, nuôi con bằng sữa.
Tê tê có phần thân dài, chân thấp và ngắn. Dọc từ phần lưng đến đuôi tê tê có phủ một lớp vảy hình vỏ trai, sắc và nhọn để phòng thủ. Tương tự như nhiều loại động vật khác, vảy tê tê được cấu tạo bằng chất keratin.
Khi mới sinh, lớp vảy này khá mềm nhưng rồi cứng dần theo thời gian. Da bụng tê tế trắng mềm. Phần má, bụng, ngực không có vảy mà chỉ lớt phớt một vài cọng lông cứng. Tê tê là loài động vật khá chậm chạp, hiền lành. Thức ăn của nó chủ yếu là kiến, tổ mối.
Phân bố
Tê tê sinh sống chủ yếu ở các quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới ở châu Phi và châu Á.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận dùng: Vẩy tê tê. Theo kinh nghiệm dân gian, vẩy ở đuôi cho hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Bào chế:
- Theo Trung Y: Nướng phồng, đốt cháy, tẩm giấm, mỡ, nước tiểu của trẻ em rồi đem nướng hoặc sao với bột hến hoặc đất tùy thích.
- Bản Thảo Cương Mục: Không được dùng sống.
- Theo Y học cổ truyền Việt Nam: Ngâm Xuyên sơn giáp với 5 lít nước và 20 gam vôi tôi trong 1 ngày. Sau đó, lấy ra xóc rửa nhiều lần cho sạch. Dùng vảy đã được làm khô đem rang với cát cho nóng, sao phồng lên rồi cho vào trong lọ, đậy kín nắp. Khi dùng, lấy ra một ít đem tấm với giấm (cứ 100 kg vảy tê tê dùng 40 kg giấm) hoặc nước tiểu của trẻ em (tùy theo đơn), giã nhỏ hoặc tán bột với các vị thuốc khác làm viên.
- Viện Đông Y: Rửa sạch, tấm với giấm, sao phồng cho đến khi vàng đều (đây là cách dùng phổ biến).
Bảo quản:
- Vị thuốc nên được bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm.
Thành phần hóa học
Chưa có nghiên cứu cụ thể.
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
- Tăng số lượng bạch cầu.
Theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, vị thuốc có tác dụng:
- Hoạt huyết
- Thông kinh
- Trừ lạc.
Với đặc tính dược lý trên, xuyên sơn giáp được ứng dụng để chủ trị các chứng:
- Kinh bế, phong thấp, tý thống, trưng hà.
- Làm thông tia sữa, tắc sữa, ít sữa, không có sữa.
- Tiêu thũng bài nùng: trị chứng loa dịch, ung nhọt mới phát hoặc có mủ nhưng chưa vỡ.
- Tê cứng, đau nhức
- Sốt rét do đờm tích.
Tính vị
Thuốc có vị mặn, tính hơi hàn.
Qui kinh
Xuyên sơn giáp quy vào kinh Vị và Can.
Liều lượng
- Dùng 6 – 12 gam mỗi ngày.
Ứng dụng
Tham khảo một số bài thuốc trị bệnh từ Xuyên sơn giáp sau đây:
Chữa ung thư tuyến giáp trạng loại đàm uất khí kết, can uất khí trệ:
- Chuẩn bị: 15 gam đương quy, hải tảo thiền bì; 10 gam đảm nam tinh, xuyên sơn giáp, nga truật; 20 gam bạch anh, hạ khô thảo; 30 gam đan sâm, long quì.
- Thực hiện: Đem sắc tất các các nguyên liệu trên, ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần uống.
Trị vú sưng to, viêm tuyến vú:
- Chuẩn bị: 6 gam xuyên sơn giáp, tạo giác thích.
- Thực hiện: Sắc uống.
Trị tắc tia sữa:
- Chuẩn bị: 10 gam xuyên sơn giáp.
- Thực hiện: Sắc uống 1 lần/ ngày. Kết hợp với châm cứu để đem lại hiệu quả cao.
Kiêng kỵ
Không dùng Xuyên sơn giáp cho các trường hợp sau đây:
- Người hư nhược
- Mụn nhọt đã phá miệng.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!